Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhận xét: cơ cấu dân số ở khu vực Tây Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự chuyển dịch cơ cấu theo độ tuổi. Cụ thể:
+ Năm 2000 dân số dưới 15 tuổi chiếm 36.4% đến năm 2020 con số này đã giảm còn 28,7%.
+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 là 59,1; đến năm 2020 là 65,6%.
+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 là 4,5%, năm 2020 là 5,7%.
=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Tây Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sáng cơ cấu dân số già, nguyên nhân là do mức sống dân số ngày càng được nâng cao, chính trị dần ổn định, đời sống dược chăm lo.
* Xử lí số liệu:
Bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển, năm 2020 (%)
* Vẽ biểu đồ
Biểu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển, năm 2020 (%)
* Nhận xét và giải thích
=> Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2020 có sự khác nhau:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 15 – 64 tuổi ở cả 2 nhóm nước tương đối gần như nhau: ở nhóm nước phát triển là 64,3% và nhóm nước đang phát triển là 65,4%, chỉ chênh nhau 1,1%.
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi ở nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển, cao hơn 10,8%.
- Tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tuổi ở nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển, thấp hơn 11,9%.
=> Giải thích:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi ở nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển do nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh cao.
- Tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tuổi ở nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển do nhóm nước phát triển có nền kinh tế phát triển, chế độ chăm sóc người cao tuổi tốt, tuổi thọ trung bình cao.
- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:
+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020
- Nhận xét: Cơ cấu GDP của Liên bang Nga có sự thay đổi giữa năm 2000 và năm 2020. Cụ thể:
+ Giảm cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giảm từ 5,8% năm 2000 xuống chỉ còn 4% năm 2020.
+ Giảm tiếp cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng, giảm từ 33,9% năm 2000 xuống 29,9% năm 2020.
+ Tăng cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 49,7% năm 2000 lên 56,1% năm 2020.
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm nhẹ không đáng kể trong suốt 20 năm, từ 10,6% năm 2000 xuống 10% năm 2020.
a) Vẽ biểu đồ
- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 , r 1999 , r 2009 ):
+ r 1989 = 1 đ v b k
+ r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09 đ v b k
+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16 đ v b k
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009
b) Nhận xét và giải thích
- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.
ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.
+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.
a) Biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
+ Tính bán kính đường tròn ( r 1950 , r 2000 ) :
r 1950 = 1 , 0 đvbk
r 2000 = 6055 , 4 2522 =1,55 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
b) Nhận xét
Giai đoạn 1950 - 2000:
- Số dân các châu lục trên thế giới đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau: châu Phi có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu có tốc độ tăng chậm nhất (dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số:
+ Về cơ cấu:
Trong cơ cấu dân số các châu lục năm 1950, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á, tiếp đến là châu Âu, châu Mĩ, châu Phi và cuối cùng là châu Đại Dương (dẫn chứng).
• Trong cơ cấu dân số các châu lục năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á, tiếp đến là châu Mĩ, châu Phi, châu Âu và có tỉ lệ thấp nhất là châu Đại Dương (dẫn chứng).
+ Về sự chuyển dịch cơ cấu:
Trong giai đoạn trên, cơ cấu dân số các châu lục có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng dân số châu Á, châu Mĩ, châu Phi tăng (dẫn chứng).
Tỉ trọng dân số châu Âu giảm, tỉ trọng dân số châu Đại Dương không thay đổi (dẫn chứng).
Châu Á có tỉ trọng tăng nhanh nhất, tiếp đến là châu Phi, châu Mĩ (dẫn chứng).
Hướng dẫn giải:
- Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ 2002
- Nhận xét:
+ Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002 không đồng đều và có sự chuyển dịch.
+ Cây Lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất có xu hướng giảm (dẫn chứng).
+ Cây Công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng mạnh (dẫn chứng).
+ Cây thực phẩm, ăn quả, các loài cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng (dẫn chứng).
Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu giai đoạn năm 1990 – 2020 (%)
=> Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Châu Âu giai đoạn 1990 - 2020 có sự thay đổi:
- Giảm tỉ trọng ở nhóm 0 - 14 tuổi, từ 20,5% (1990) xuống 16,1% (2020) (giảm 4,4%).
- Giảm tỉ trọng ở nhóm 15 - 64 tuổi, từ 66,9% (1990) xuống 64,8% (2020) (giảm 2,1%).
- Tăng tỉ trọng ở nhóm 65 tuổi trở lên, từ 12,6% (1990) lên 19,1% (2020) (tăng 6,5%).
=> Dân số châu Âu đang có xu hướng già hóa.