Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 13.2, hãy mô tả cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân: Do tình hình chính trị trong nước bất ổn: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, Đinh Toàn nối ngôi nhưng còn nhỏ tuồi. Lê Hoàn được suy tôn làm vua.
Diễn biến:
- Năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Cổ Việt.
- Lê Hoàn cho quân mai phục, chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây kết…
- Quân địch thua trận, bỏ chạy về nước. Hầu Nhân Bảo tử trận.
Kết quả:
Quân Tống đại bại. Nền độc lập của Đại Cổ Việt được giữ vững.
Tham khảo!!!
- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.
- Diễn biến chính:
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.
- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.
- Ý nghĩa:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.
+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.
- Diễn biến chính:
+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.
+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.
- Ý nghĩa:
+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.
Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng, rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.
- Năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy đạo quân bộ thủy kéo vào nước ta.
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở Bạch Đằng, Tây Kết,...
*Kết quả: Hầu Nhân Bảo tử trận, Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi.
*Ý nghĩa: Đánh bại âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống giữ vưng nền độc lập dân tộc.
Tham khảo:
- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):
+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):
+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.
+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.
+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…
- Giai đoạn từ 1862 - 1874:
+ Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.
+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.
- Con thứ Đinh Toàn lên ngôi vua khi mới 6 tuổi, cử Lê Hoàn làm phụ chính sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám sát vào cuối năm 979 => Đây là cơ hội để nhà Tống thực hiện âm mưu xâm lược
- Mùa thu 980, được hầu hết triều thần đồng lòng, Lê Hoàn nhanh chóng, gấp rút lên ngôi vua
- Đầu năm 981, quân giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta
- Lê Đại Hành trực tiếp chỉ huy, chặn đánh địch ở một số địa điểm: Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, ... Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận sông Bạch Đằng, quân giặc tháo chạy về nước
- Sau chiến thắng, nước Tống đành phải xuống nước và chấp nhận Lê Hoàn sẽ là người cai trị nước ta (986)
- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.
- Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến và chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,… Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút về nước.
- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Trả lời:
- Nhận xét vai trò của Lê Hoàn:
+ Là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống.
+ Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (ví dụ: dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng) => Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Ở Trung ương, vua đứng đầu nhà nước, vua nắm mọi quyền hành, vua nắm mọi quyền hành cả dân sự lẫn quân sự; dưới vua là các quan đại thần, quan văn, quan võ, hầu hết là những người có công phò tá nhà vua lên ngôi.
Ngoài ra dưới vua còn có ban tăng quan, đạo quan do các vị sư đức cao vọng trọng giữ.
Ở địa phương, gồm có các lộ, phủ, châu.