K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý sau và triển khai nhé: 

1. Mở bài

- Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”.

2. Thân bài

a. Khái quát (Dẫn dắt vào bài)

- “Bệnh vô cảm” đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về “ bệnh vô cảm”?

b. Giải thích: "Bệnh vô cảm" là gì?

- "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

c. Thực trạng, biểu hiện:

- Bệnh vô cảm có những biểu hiện:

+ Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu).

+ Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Hằng năm, mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà toàn thể xã hội tham gia sự kiện một cách tích cực và hào hứng, nhất là thế hệ trẻ thì bên cạnh đó vẫn có những con người thản nhiên bật nhạc, bật đèn, bật tivi. Rõ ràng, đây là một cách thể hiện sự vô cảm, anh ta thờ ơ với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những vấn đề rất bình dị nhưng mà thật có ý nghĩa trong cuộc sống. Những phong trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao của xã hội… thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.

+ Thờ ơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Một tấm gương học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên học giỏi, nhưng anh ta sẵn sàng bỏ qua, không để tâm đến, không biết ngưỡng mộ, và cảm phục. Trước một cảnh đẹp của thiên nhiên khiến mọi người phải xúc động, phải xao xuyến thì lại thờ ơ, coi như không có chuyện gì.

+ Thơ ơ với cái xấu, cái ác. Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

+ Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến đó.

- Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Tôi thấy đau lòng và xót xa khi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức.

d. Nguyên nhân:

- Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.

- Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị cuốn vào guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc.

- Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày một mai một dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi.

- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.

e. Tác hại, hậu quả:

- Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!

f. Ý kiến đánh giá, bình luận:

- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người "Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ" (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn", vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân". Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của "Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá". Thật buồn đau và thất vọng biết bao!

g. Bài học nhận thức và hành động:

Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

3. Kết bài:

Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa.

12 tháng 5 2021

TK:

Trong hành trang bước vào đời, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Để bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc của một số nước trên thế giới, nhân dân ta đã nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập nên mới có câu: ”Đá mài mới sắc, người có học mới nên”, coi đó là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường học vấn mà mỗi chúng ta sẽ trải qua. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, có một bộ phận không nhỏ học sinh thường hay lơ là, chán học vì không định hướng được tương lai và sự nghiệp cho bản thân, đặc biệt là không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Song điều cơ bản vẫn là thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chính chắn do không xác định rõ mục đích của việc học. Trước thực trạng đáng buồn này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của riêng mình.

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc lơ là, chán học. Trong khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tri thức ngày càng được nâng cao, thì trình độ học vấn là tiền đề để đưa chúng ta đến với sự thành công. Vậy tại sao nhiều học sinh hiện nay lại không quan tâm đến việc học? Có ý kiến cho rằng việc lười học là do chương trình học quá nặng, hay nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nhưng đối với tôi đấy chưa phải là nguyên nhân thuyết phục. Việc chán học là do ý thức học tập của mỗi người, không có tinh thần cầu tiến, vươn lên trong học tập, mặc dù bạn học yếu nhưng khi bạn có sự nổ lực, vượt khó tôi tin bạn sẽ làm được những điều mình ước mơ vì tôi luôn tâm đắc với câu:” Dốt đến đâu, học lâu cũng biết”. Học tập không chỉ giúp chúng ta trau dồi kiến thức bản thân mà còn giúp ta rèn luyện tư cách và phẩm chất đạo đức của mình.

Đa số học sinh hiện nay do chạy theo xu hướng thời thượng của xã hội, đua đòi theo những cái mới mà quên chuyện học tập thậm chí có nhiều bạn còn có ý định nghỉ học. Do không đủ kiến thức, kĩ năng sống nên bị một số đối tượng xấu của xã hội lôi kéo, xúi  giục dẫn tới việc không còn hứng thú trong học tập.

Ngoài những nguyên nhân tôi vừa nêu trên còn có một số tác động khác từ gia đình và xã hội làm một số bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi đi học. Đâu đó vẫn còn những gia đình không thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đến việc học hành của con em mình, không có biện pháp giáo dục để giúp con em mình tiến bộ hơn.

Bên cạnh đó, cũng có một vài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của xã hội trong đó nổi cộm là việc tiếp thu thiếu chọn lọc nền văn hóa của một số nước, đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ giải trí như những trò chơi điện tử, phim ảnh, game online, facebook,… đã tạo sức hút đối với các em học sinh dẫn tới tình trạng thiếu tâp trung trong học tập.

Một bộ phận không nhỏ học sinh ở một số trường phổ thông do việc lơ là, chán học nên thành tích học tập sa sút, mất kiến thức dễ tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hút chích…. làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Có trường hợp do nghỉ học quá sớm rồi tụ tập, gia nhập vào các băng nhóm cướp của, giết người để rồi hậu quả phải gánh chịu là những bản án của pháp luật, thử hỏi tương lai của những em đó rồi sẽ đi về đâu, hay chỉ một khoảng không gian mù mịt cho chặng đường phía trước. Hậu quả đó có quá nặng nề cho một phút bồng bột, ham chơi của tuổi trẻ hay không?

Tôi nghĩ các bạn nên suy nghĩ chín chắn về vai trò của việc học để định hướng cho tương lai của mình tốt hơn. Để khắc phục tình trạng lơ là, chán học; trước tiên cá nhân đó cần phải thấy được giá trị của việc học, có ý thức học tập và tinh thần trách nhiệm cao. Gia đình và xã hội nên tạo điều kiện thuận lợi để cho tất cả mọi người có một môi trường học tập tốt nhất. Bên cạnh đó thầy cô cũng nên nắm bắt và hiểu rõ tâm lí học sinh để có những bài giảng chất lượng và thú vị nhằm tạo nguồn cảm hứng cho các em, đồng thời không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập. Đây cũng chỉ là những biện pháp cơ bản nhất để giảm tối thiểu việc lười học hay lơ là, chán học ở học sinh. Nhìn ở một khía cạnh khác chúng ta thấy việc các em ham chơi, quên học cũng là một điều dễ hiểu vì ở lứa tuổi mới lớn sẽ có những thú tiêu khiển riêng, chưa thực sự trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ nhưng phải biết dừng lại trong phạm vi cho phép để tập trung vào việc học tập của mình. Tôi không hướng các bạn theo phương châm chỉ có học, học và học nhưng cuộc vui nào cũng sẽ có hồi kết, mọi việc sẽ trở lại qui luật của nó mà chỉ có kiến thức mới có thể giúp các bạn sống và tồn tại trong quy luật đó. Người đời có câu: “Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học mất cả tương lai”, đó là nhận thức vô cùng chính xác. Chúng ta biết dung hòa giữa việc học và chơi để có những kết quả học tập tốt nhất. Đối với bản thân tôi cũng đang từng ngày từng giờ trau dồi kiến thức của bản thân để trở thành một công dân có ích cho cộng đồng và xã hội, đồng thời tôi cũng sẽ hoàn thiện mình theo hướng tích cực hơn và luôn lấy tấm gương của những bậc anh tài để làm bài học quý giá cho mình. Một lần nữa tôi muốn khẳng định rằng, các em học sinh hãy nên ra sức học tập vì khi các em có tri thức và vốn sống thì mọi việc ắt sẽ thành công.

“Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng” là câu danh ngôn mà tôi muốn nhắn nhủ đến một số em học sinh đang rơi vào tình trạng lơ là, chán học và có ý định bỏ học. Qua bài viết này tôi hi vọng sẽ làm lay động, thức tỉnh được một số học sinh chưa xác định rõ mục tiêu học tập cho chính bản thân mình cũng như chưa có tinh thần vượt khó trong học tập. Không những thế, chính các bạn là những mầm non tương lai của đất nước vì vậy hãy phát triển một cách toàn diện về mặt nhân cách, tri thức và đạo đức bản thân. Hãy sử dụng tri thức của mình để tự tin bước vào đời chinh phục những khó khăn và thử thách đồng thời xóa bỏ tư tưởng lơ là, chán học vì không gì có thể ngăn ta đến với con đường mang tên “tri thức”.

12 tháng 5 2021

tk 

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

 

Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.

Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.

Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể.

Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ.

Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!

22 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Vậy học là gì? Học là một quá trình tích lũy tri thức vô cùng gian khó và vất vả. Hơn thế nữa trong quá trình ấy người tiếp thu kiến thức phải có một tinh thần học tập đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả. Tiêu biểu chính là tự học. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tinh thần tự học. Như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Thật vậy, tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học tập của mỗi người. Nó sẽ giúp bạn có động lực và đưa bạn đến nhiều chân trời mới hơn. Ấy thế mà vẫn còn những bạn lười học, ỷ lại vào cha mẹ. Đáng xấu hổ! Chính vì vậy, mỗi người phải tự giác học tập. Cạnh đó hãy áp dụng những điều mình đã học vào thực tế cuộc sống, biến lý thuyết thành những bài học của riêng bản thân mình.

22 tháng 6 2021

Tham khảo

Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học hay tự học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, cố gắng học giỏi. Bởi vì sao? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Tự học là tốt cho bản thân. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc tự học của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.

16 tháng 3 2018

Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?

b. Thân bài (9đ)

   - Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):

      + Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...

      + Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).

→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.

   - Phân tích (5đ):

      + Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.

      + Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?

→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.

→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.

   - Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.

      + Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.

   - Bàn luận (2đ):

      + Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.

      + Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.

      + Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại vấn đề.

3 tháng 4 2021

Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.

Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

1 tháng 4 2022

ko chép mạng ạ!!!

1 tháng 4 2022

Thì vẫn phải học bài cũ chứ sao :v