Cảm nhận của em về nhân vật người con trong bài thơ “Mẹ là tất cả”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo Nha Bạn:
Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Người mẹ là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày với bao hiểm nguy. Phút giây mẹ sinh ra con cũng là khi những hiểm nguy rình rập bện mẹ. Vậy mà mẹ vẫn không quản ngại vất vả và hi sinh trọn vẹn vì con. Người mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con. Không chỉ có ý nghĩa với con cái, trong gia đình, nhờ có bàn tay của mẹ mà ngọn lửa hạnh phúc luôn được thắp sáng. Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và sợi dây bền chặt ngắn kết tình cảm. Nếu thiếu đi người mẹ, tổ ấm vắng bóng nụ cười, tiếng nói và bàn tay mẹ thì sẽ không thể hạnh phúc, ấm êm.
1.Hãy cảm nhận vẻ đẹp của chị em thúy kiều trong bài " chị em thúy kiều "
A.MB
- Truỵện Kiều kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du- tác phẩm hay về nhiều mặt.
- Nghệ thuật tả ng¬ười trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét tinh hoa của thơ Nguyễn Du
- Đoạn thơ miêu tả 2 chị em Thúy Kiều x¬a nay đều coi là mẫu mực của bút pháp cổ điển.
B. TB
1. Nhận xét chung
- Nằm trong phần đầu của tác phẩm truyện Kiều- Gặp gỡ và đính ước
- Đoạn trích miêu tả bức chân dung của 2 chị em Thúy Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ bút pháp cổ điển điêu luyện:
+ 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.
+ 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc Thúy Kiều
+ 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.
* Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn:
2 . Phân tích :
a. Bốn câu đầu.
- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giới thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ, h¬ương quý phái.
“ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch
Bút pháp ước lệ, hình ảnh AD, 2 vế đối nhau câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
* Sơ kết: Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một vẻ...” – n/v trong t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai điều này tạo nên những nét diện mạo, t/c riêng của từng n/v để làm nổi bật đ¬ược vẻ đẹp riêng của từng ng¬ười, ngòi bút của ND đã bộc lộ đ¬ược tất cả sự tài hoa của nghệ thuật tả ng¬ười mà đây là 1đoạn điêu luyện của NT ấy.
b. Phân tích 16 câu tiếp theo
ND: vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
* 4 câu tả Thúy Vân.
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân:một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu c¬ười giọng nói, mái tóc làn da.
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu tr¬ước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của ngư¬ời miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp t¬ương đối
Miêu tả Vân bằng những nét ¬ước lệ thích hợp Vân đang nảy nở,t¬ươi thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. -> Kì diệu hơn ND vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết nh¬ường...” tạo hóa “ thua” và “ nh¬ường” ng¬ười đẹp này dễ sống lắm con ngư¬ời này sinh ra là để đ¬ược h¬ưởng hạnh phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
* 12 câu tả Kiều
- Số lư¬ợng câu chứng tỏ N.Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này. lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nh¬ưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tư¬ơi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo
Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Nhan sắc :
“Làn……sơn”
- Bằng bút pháp ¬ước lệ, phép ẩn dụ t/g điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt nh¬ư làn nư-ớc mùa thu gơn sóng.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tư¬ơi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tư¬ơi trẻ.
Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu bi¬êủ của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.
“Hoa ghen, liễu hờn”
phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu như¬ờng còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.
Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc”( một lần quay lại tư¬ớng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước)
tạo sự súc tích, có sức gợi lớn vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ( nhớ đến nụ c¬ười của Ba T¬, cái liếc mắt của Điêu Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi, nét sầu não của Chiêu Quân- những ng¬ười đẹp đã làm xiêu đổ thành trì của các v-ương triều phong kiến TQ)
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn t¬ượng mạnh – một trang tuyệt sắc.
- Tài năng chuyển): Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn có tài – rất đa tài .Sử dụng hơn 6 dòng thơ để giới thiệu tài năng của nàng
- Giới thiệu tố¬ chất thông minh do trời phú, tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện
+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu , ăn đứt” những từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của mình đối với nhân vật Thúy Kiều Kiều thông minh và rất mực tài hoa.
+ Soạn nhạc: Soạn khúc: “ bạc mệnh oán” Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.
- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.
- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận thể hiện quan niệm
- “ thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của N.Du
( Đầu t/p N.Du viết: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai một vần”)
=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể tránh khỏi sự “ hồng nhan bạc mệnh”.
- Nét tài hoa của ND bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả ngư¬ời ở đoạn thơ.
- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ như¬ng ông đã v¬ợt lên đ¬ược cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp cảu hai chị em Kiều gần nh¬ư đầy đủ vẻ đẹp của ng¬ời phụ nữ theo quan niệm xư¬a: công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật
c, Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lư¬u” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Tác dụng đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai nàng Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với t/p, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như¬ chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
3. Tổng hợp, đánh giá:
- Về NT:
+ Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của ND rất tinh tế( m.tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt)
+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ư¬ớc lệ tư¬ợng trư¬ng( mai..khuôn trăng..ngọc thốt..tuyết..hoa c¬ời.)
+Sử dụng điển cố ... như¬ng mức độ cho từng nhân vật khác nhau, các chi tiết khác nhau
+ Sử dụng miêu tả khái quát cũng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung từng n/v
+Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.
( Ngọc thốt – không là ngọc nói tả ng¬ười con gái đoan trang ít nói
N¬ước tóc – không là màu mái tóc tả suối tóc óng mượt
Nét xuân sơn – Không là dáng xuân sơn tả nét thanh tú xanh nh¬ư sắc mùa xuân)
- Về ND
Giới thiệu tài sắc hai chị em Thúy Kiều- là khúc tráng tuyệt trong truyện Kiều bất hủ của ND. Họ đều là tuyệt thế giai nhân: trẻ, ngây thơ, trong trắng, mõi ng¬ời một vẻ hấp dẫn lạ lùng( Vân đẹp đoan trang, trang trọng, Kiều đẹp sắc sảo mặn mà). Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp chinh phục thiên thiên còn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải ghen hờn. Hay nhất là từ việc miêu tả nhân vật – 2 thiếu nữ - 2 vẻ đẹp riêng để rồi dự báo đ¬ược 2 số phận riêng.
C.Kết bài
- Đoạn trích là nhg vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của N.Du thật đáng kính nể. Hơn thế là cái tình đáng trọng hơn
- Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm th-ương yêu tôn quý con ng¬ười.Tinh thần nhân văn cao quý khiến truyện Kiều trở nên bất tử.
Chúc bạn học tốt
3,Cảm nhận hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
* Lập ý:
- Lựa chọn những dòng thơ thể hiện hình ảnh chiếc xe không kính trong toàn bài thơ.
- Xác định ý nghĩa của mỗi hình ảnh đó và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý.
* Lập dàn ý:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được một hình tượng nghệ thuật độc đáo : những chiếc xe không kính. Một hình ảnh trần truị của đời sống chiến tranh mà giàu ý nghĩa trong việc phản ánh chiến tranh và xây dựng hình tượng người chiến sĩ lái xe quả cảm.
- Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi đã phản ánh sự khốc liệt của hiện thực chiến tranh. “Bom giật, bom rung” đã phá vỡ kính của xe.
- Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi thêm nữa. Những bộ phận cần có để xe hoạt động ngày càng thiếu, dấu ấn khốc liệt của bom đạn ngày càng nhiều : không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe có xước.
- Những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh đã được Phạm Tiến Duật phát hiện và sáng sạo thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mỹ. Tác giả đã phất hiện chất thơ trên nền hiện thực khốc liệt vốn có của chiến tranh. Những chiếc xe không kính là phông nền làm nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ lái xe quả cảm, tinh nghịch, coi thường hiểm nguy.
Chúc bạn học tốt
Tham khảo :
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Cảnh Ngày Hè là Nguyễn Trãi Cảm nhận khái quát của em về nhân vật này:
Bài làm :
Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.
Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
“Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
Bạn tham khảo
+nguyễn Trãi
+
Nguyễn Trãi là một cái tên mà cho đến nay nhắc đến ai cũng biết và tưởng nhớ khâm phục những bài thơ, bài cáo của ông. Nguyễn Trãi đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với những thể loại khác nhau và có những thành công, đặc sắc nghệ thuật khác nhau. Nếu như ở bài Bình Ngô Đại Cáo chúng ta thấy một bản cáo trạng với lời thơ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, sắc bén thì đến với bài thơ Cảnh Ngày Hè ta lại thấy những vần thơ thiên nhiên và tâm trạng chủ quan vô cùng hấp dẫn. Bài thơ trong tập quốc âm thi tập của ông.
Trước hết chúng ta đi phân tích riêng câu thơ đầu để cho thấy được những tâm trạng mà nhà thơ muốn gửi gắm ở đây:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường, "
"rồi" bình thường là một phó từ để chỉ sự xong rồi, làm cái gì đó xong rồi hay nó cũng là một tính từ có nghĩa là rồi của rỗi rãi, rảnh không có việc gì làm. Bản thân ngữ pháp của nó thì phải đứng sau cuối cùng hay đứng sau một danh từ nào đó để bổ nghĩa thế nhưng ở đây Nguyễn Trãi đã để nó đứng ở đầu câu để truyền tải ý đồ nghệ thuật của mình. Có thể thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong câu để có thể nhấn mạnh vào sự rảnh rỗi của mình. cuộc sống khi đã về ở ẩn khiến cho nhà thơ rồi, có lẽ nó cũng giống như cái "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Thế rồi chính vì rảnh rỗi cho nên nhà thơ ngồi hóng mát những ngày trường. Không những thế câu thơ còn độc đáo ở chỗ nhịp điệu của nó chữ "rồi" được ngắt riêng ra để thể hiện sự nhàn hạ rảnh rỗi của nhà thơ khi cáo quan về ở ẩn.
Văn mẫu Cảm nhận Cảnh ngày hè lớp 10, tuyển chọn
Tiếp đến sáu câu thơ tiếp nhà thơ "rồi" hóng mát ấy dường như không có việc gì đê làm cho nên hòa mình vào thiên nhiên này hè để rồi vẽ lên một bức tran thiên nhiên ngày hè vô cùng rực rỡ sắc màu:
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. "
Trước hết bức tranh cảnh ngày hè được hiện lên qua màu sắc của những hoa, những trái của nó. Nhắc đến màu hè thường người ta hay nhớ đến cái màu vàng chói chang của nắng vàng thế nhưng ở đây không cần nhắc đến màu vàng chói chang ấy mà bức tranh cảnh ngày hè vẫn rực rỡ sắc màu.
Chúng ta thấy màu của hòa hòe rực rỡ với màu đỏ rợp cả bức tường nào đó. Màu của thạch lựu cũng đang như phun lên sơn lên những thức đỏ ấy.
Rồi lại màu hoa sen hồng ngát trên những ao đầm. Không chỉ màu sắc mà bức tranh ấy còn như thể hiện sự sinh sôi nảy nở của cảnh vật thiên nhiên. Bằng những động từ mạnh như "đùn đùn", "phun", "tiễn" chúng ta thấy được một sự sinh sôi tăng trưởng của thiên nhiên. Đồng thời qua những động từ ấy ta thấy được một bức tranh như phun như vẽ như thể hiện được cái mạnh mẽ của cảnh ngày hè.
Không những thế bức tranh ấy còn có cả hương thơm. Đó chính là hương thơm của những bông sen hồng trong đầm. những bông sen ấy đang tỏa ngát hương. Nhà thơ đặc biệt thể hiện mùi hương ấy qua động từ "tiễn". Tiễn có nghĩa là hương thơm ngát như lan tỏa ra không gian làng quê.
Bên cạnh đó bức tranh thiên nhiên ngày hè cũng không thể thiếu những âm thanh được. Trước hết âm thanh ấy là âm thanh của những làng chợ cá lao xao rộn ràng khi có những con cá mới về tươi ngon. Đó là âm thanh của ngày chợ đông vui khi nhiều ca hay đó chính là âm thanh của cuộc sống lao động của nhân dân ta. Nhắc đến ngày hè thì không ai không nhớ đên tiếng những chú ve kêu và ở đây nhà thơ cũng nhắc đến nó. Đó chính là tiếng ve rồn rã dắng dỏi trên lầu tịch dương.
Trước những màu sắc, âm thanh, hương thơm ấy Nguyễn Trãi bày tỏ nỗi lòng mình muốn mượn đàn của vua Ngu Thuấn để đàn lên những khúc ca thái bình. Điều đó cho thấy nhà thơ tuy đã về vườn sống trong cảnh một người nông dân đạm bạc thế nhưng không khi nào nhà thơ hết thương nhân dân ta cả:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Qua bài thơ Nguyễn Trãi đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh ngày hè trên miền quê với màu sắc của hoa quả, với hương thơm thoang thoảng nhẹ bay, với những âm thanh xao động của niềm vui lao động và tiếng con ve kêu thật dắng dỏi làm sao. Đồng thời trong bức tranh ngày hè ấy Nguyễn Trãi thể hiện tâm tư tình cảm của mình đó chính là long mong ước nhân dân luôn được sống trong cảnh ấm no hạnh phúc như thế.
Bạn tham khảo nha:
Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản Làng được sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai - một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Ông Hai cũng như bao người nông dân từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quý, tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về.
Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu, “chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng như tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa, đau đớn.
- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.
- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.
- Tình phụ tử thiêng liêng, ấm cúng.
- Yêu mến truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Hiều thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, thêm yêu quý gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Chúng ta từng viện cớ thiếu thốn, khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa, dường như ngày nay các con em dân tộc không mấy mặn mà với truyền thống, họ đang dần tự nguyện nhập ngoại một cách dễ dãi. Nghe lời cha nói, tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không hòa tan. Văn hóa là tài sản vô cùng to lớn.
Ý nghĩa - Giá trịQua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện, cụ thể là sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, từ đó tác giả gợi nhắc những tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.
Học sinh đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút tác giả: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất, giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào.
Tham khảo
Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.
Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào
Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con
Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.
Em thấy người mẹ đã hi sinh nhiều cho con,che chở cho con nhiều năm tháng,tình mẹ mênh mông giống như biển và cũng chứng minh tình yêu của con dành cho mẹ khi mong chờ đc gặp mẹ.