K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

 Trên bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp đó, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng xuất hiện:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Hai câu thơ gợi lên sự giao hòa đồng điệu giữa thiên nhiên và con người. Trước vẻ đẹp của trăng nước, nhân vật trữ tình vẫn không quên đi nhiệm vụ “đàm quân sự”. “Thưởng trăng” và “bàn bạc việc quân” cùng song hành quyện hòa gợi lên mối quan hệ giữa thiên nhiên và non sông đất nước, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng vào chiến thắng của cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Con thuyền tràn ngập ánh trăng đã thể hiện chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Từ đó, độc giả có thể thấy được vẻ đẹp lạc quan cách mạng cùng tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đêm trăng với vẻ đẹp lung linh huyền ảo và ngập tràn sức sống. Đồng thời, bài thơ còn là bức chân dung tự họa thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

23 tháng 8 2023

Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hai khổ thơ cuối là những lời thổ lộ chân thành của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu:

- Một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực.

- Luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình.

- Rất chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.

17 tháng 5 2022

Nhanh lên mình cần gấp

17 tháng 5 2022

:)

14 tháng 1 2020

A. Mở bài

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài

  • Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:
    • Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)
    • Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)
  • Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:
    • Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)
    • Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

2 tháng 9 2016

a)

-Thể lục bát truyền thống trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú... Vì vậy ngôn ngữ ca dao vừa hàm chứa những giá trị suy tư, suy lý như Bao giờ cho đến tháng ba, Con vua thì lại làm vua, Dã Tràng xe cát biển đông... vừa giàu chất tự sự trong Thằng Bờm, Hôm qua em đi hái dâu, Cái cò cái vạc cái nông... Hơn thế, ngôn ngữ ca dao còn mang phong cách trữ tình dân gian bay bổng lãng mạn với Đêm trăng thanh, Trèo lên cây bưởi hái hoa... Ngôn ngữ mộc mạc giản dị khiến những lời thơ trong ca dao dường như trở nên lung linh, đằm thắm hơn thể hiện đậm nét những giá trị nghệ thuật truyền thống.
-Thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình hoặc giao duyên. Thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu “nói lối” và ca xướng do sắc thái giãi bày nội tâm của nhịp điệu thơ. Thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên. Thể song thất không phải là hiện tượng phổ biến ở các tác phẩm ca dao dân ca. Những câu thơ 7 chữ này thường được gieo vần lưng:
 - Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ thuật ngôn từ mang tính đặc trưng riêng biệt. Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động. Đó cũng chính là đặc tính cơ bản của loại hình ngôn ngữ trong ca dao.
b)

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

5 tháng 9 2016

bn co the tom tat lai nhung y chinh cho ngan lai ma de hieu dc ko?Giup mih nhe!!!khocroi

15 tháng 5 2023

Đoạn thơ mô tả về tình cảm gia đình đầy ấm áp, đặc biệt là tình cảm của con đối với bố và mẹ. Bố với ánh mắt thân thiết và ấm áp rọi sáng tâm hồn bé, khiến con cảm thấy yêu thương và an tâm. Còn trong bầu sữa mẹ, đó là tình cảm chân thành và vô điều kiện của mẹ dành cho con, ngọt ngào và được tác giả miêu tả như một dòng hương tươi thắm của mùa xuân. Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương và bình yên mà tình cảm gia đình mang lại, đồng thời khơi gợi trong ta những kỷ niệm đầy ý nghĩa và cảm xúc sâu xa.

Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp. Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.

Bài viết : http://loptruong.com/cam-nhan-cua-em-ve-bac-ho-qua-bai-tho-ngam-trang-36-1766.htmlHồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp. Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
 

16 tháng 2 2020

  Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

"Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

   Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

   Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.

   Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

   Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

   Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà "thưởng nguyệt" như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.

   Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.Dù trong hoàn cảnh ngục tù đau khổ thiều thốn nhưng Bác vẫn tự tạo cho mình 1 tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp.