K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Thế giới kì diệu" mà người mẹ nhắc đến đó chính là trường học. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

19 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong văn bản" Cổng trường mở ra" tôi thấy câu nói của người mẹ : " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” rất sâu sắc. Trước tiên ta phải hiểu " thế giới kì diệu" ở đây được hiểu như thế nào ? Thế giới kì diệu kia chính là ngôi trường- nơi dẫn ta đến sự thành công trong tương lai bằng những kho tàng tri thức mới mẻ, những người bạn và thầy cô kính yêu. Qua thế giới đó, ta như được học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm để có đủ khả năng bước trên con đường thành công. Lời nói của người mẹ bên trên như lời khích lệ, động viên đứa con và cũng được coi như sự tin tưởng của mẹ vào vai trò của ngôi trường. Người mẹ tin rằng sau cánh cổng kia, con của mình sẽ được học hỏi thêm nhiều điều tốt đẹp. Chính " thế giới kì diệu" này sẽ khiến cho tương lai của các em thêm sáng lạng. Qua "thế giới diệu kỳ" này em sẽ học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm sống !

8 tháng 3 2019

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ. 

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.
- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….
- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

9 tháng 3 2019

Trần Thảo Nguyên cảm ơn bạn

16 tháng 12 2016

Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.

- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -

Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -

Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 12 2016

Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.

- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -

Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -

Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .

13 tháng 12 2016

xin lỗi mk ko giỏi văn

9 tháng 12 2016

Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.

- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -

Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -

Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

12 tháng 12 2016

 

có. vì trong văn bản không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể

như : " nhựa sống trong người căng lên như máu,...

1 tháng 12 2016

bài này phải là bài Mùa xuân của tôi chứ bạn

Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Em có cùng cảm nhận với tác giả, vì: Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.  

 

 

1 tháng 12 2016

đây là câu hỏi bạn à

 

Phần 2:

Nó mỉm cười qua hai hàng nước mắt để chào các cô tiên. Tiên mùa đông hỏi nó:

-Con lên đây làm gì? Sao lại không ngủ đông?

Chồi non cây bàng lí nhí trả lời

-Dạ vì con ham chơi, con không nghe lời Mẹ đất dặn nên con...

Nói tới đây, nó òa khóc như một cơn mưa. Các cô tiên phải dỗ nó hồi lâu nó mới nín. Cô tiên dịu dàng nói:

-Thế là con không ngoan, con phải biết nghe lời đất Mẹ, vậy mà con chỉ vì một chút bốc đồng nông nỗi nên đã theo thói ham chơi của mình khiến bản thân đau khổ. Con có thấy nó khiến con biến thành đứa trẻ hư không?

Cô tiên định nói gì đó nhưng chồi non đã nói:

-Con hư lắm, con biết lỗi của con rồi. Nhưng con lạnh quá, con sẽ chết cóng vì lạnh mất.

Nó nói càng ngày càng yếu. Cô tiên mùa đông biết, nếu không cứu nó thì nó sẽ chết trước khi mùa xuân tới. Nhưng làm cách nào bây giờ? Không lẽ quay ngược thời gian? Nhưng ông thần thời gian( Time Fairy) chắc gì đã đồng ý. Ống ta nổi tiếng là ghét những đứa trẻ hư! Còn kêu mùa xuân tới sớm á? Không đời nào! Vì tiên mùa xuân( Spring Fairy) chưa sửa soạn gì cả, mọi vật chỉ mới ngủ đông dăm ba ngày, mùa đông cũng chưa đi tới mọi ngóc ngách của khu rừng, suối còn chưa đóng băng thì làm sao mà mùa xuân tới được? Nói thật trông tình huống này thật khó mà phân sử!

 Bỗng một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:

-Để đó ta sẽ lo cho!

Thì ra đó là ông già Noel-ông già được coi là biểu tượng của Noel- đã đứng sau từ lúc nào. Ông Noel có công việc là tới ngày Giáng Sinh( Noel) ông sẽ đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.

Cô tiên hỏi lại:

-Thưa Ngài, nhưng làm cách nào đây?

Ông già Noel mỉm cười đáp:

-Ta sẽ cho cháu một món quà!

Thế là ông già Noel phủ quanh chồi non nhỏ bé một chút ánh sáng màu vàng. Thì ra, ánh sáng vàng đó là nắng mùa xuân được tích trữ. Chồi non đã khỏe hơn. Nó đang ngủ. Thế là xong. Mọi người đã được đón cái Giáng Sinh an lành cùng nhau...

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 3 tháng sau  * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Chồi non đã tỉnh giấc. Cô tiên mùa xuân mang tới cho nó rất nhiều điều kỳ diệu. Muôn hoa khoe sắc, vạn vật tưng bừng chào đón xuân. Chồi non không còn là chồi non nữa rồi, nó đã bước sang một tuổi mới. Nó thầm cảm ơn những người đạ cứu mạng nó...

22 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.

+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:

- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ.

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.

- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.

- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….

- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…

Kết bài:

- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.

- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

28 tháng 2 2021

Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Thơ của ông luôn dạt dào tình cảm, khiến độc giả và các nhà đánh giá hết lời ngợi khen. Ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm tuyệt vời, trong đó phải kể đến bài thơ “Vội vàng” trí từ tập “Thơ thơ”. Tác phẩm viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này khi đến với khổ thứ 2 của bài thơ.

Ở khổ thơ thứ nhất của Vội vàng, Xuân Diệu cho độc giả thấy được bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Độc giả như chìm đắm trong từng vần thơ tinh tế của Xuân Diệu, nhận ra rằng thời gian trôi qua vội vã để lại sự tiếc nuối và lo sợ. Tác giả sử dụng các cặp từ “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – sẽ già” để biểu thị trạng thái đối lập của thời gian. Trước cảnh xuân tuyệt vời với cỏ hoa, ong bướm, hương sắc quyến rũ của mùa xuân, tác giả cũng tận hưởng cùng thưởng thức đấy thôi, nhưng trong lòng vẫn có một nỗi lo sợ. Sợ rằng mọi thứ sẽ bị thời gian lấy đi, không thể níu giữ được mùa xuân, thanh xuân, tuổi trẻ và cả đời người. Chúng không thể nào quay lại, vậy nên con người cần phải trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời, phải vội vàng nếu không sẽ lỡ mất thanh xuân.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Mỗi ngày, mỗi tháng trôi qua đời người thêm phần ngắn lại, và khi không còn cảm nhận được mà xuân cũng là lúc đời người không còn nữa, vĩnh viễn rời xa cuộc đời. Dù biết lòng người rộng lớn, còn bao nhiêu ước mơ, hoài bão, sự khát sao ở đấy, nhưng biết làm khi mà lượng thời gian dành cho mình là hữu hạn, không thể kéo dài thời trẻ của dân gian. Cảm nhận được sự thật về thời gian vội vã, nhà thơ càng bất an lo lắng, nghẹn ngào:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Vũ trụ thì bao la, đất trời rộng lớn nhưng con người thì bé nhỏ, đời người hữu hạn làm sao có thể thay đổi được thời gian. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không, thanh xuân đâu thể thắm lại, đâu còn dồi dào nhiệt huyết, sung sức như ngày còn trẻ. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”

Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vị thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt, cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất.

Đoạn thơ không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.

11 tháng 10

Câu 1: Đáp án:B                                         Câu 5 : Đáp án:B

Câu 2: Đáp án:D                                         Câu 6: Đáp án:C

Câu 3: Đáp án:A                                         Câu 7: Đáp án:A

Câu 4: Đáp án:D                                         Câu 8: Đáp án:D                                                                   

Câu 9:

                                                        Bài làm:

- So sánh: Trái non như thách thức

- Nhân hóa: Thách thức

- Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu - chỉ kẻ thù xâm lược

=> Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 10 Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc.