nêu tấm gương của anh bộ đội cụ Hồ
giúp mik với gấp nha mn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta thường gọi các anh bằng cái tên chung biết bao tin cậy, tự hào: Anh bộ đội! Nếu cần tìm những mẫu mực, những ước mơ, bản lĩnh hành động, tình yêu cao đẹp… hãy đến với các anh!
Những người chiến sỹ mang theo nghĩa khí của người chiến sỹ Cần Giuộc, hào khí của dân tộc chiến đấu vì độc lập, vì hạnh phúc của nhân dân. Những người chiến sỹ theo tổng khởi nghĩa giành chính quyền cùng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!
Thủa ban đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầy rẫy những khó khăn: thù trong, giặc ngoài, gia tài cạn kiệt, nhân dân đói kém,… Với thiên tài Hồ Chí Minh sức mạnh đội quân ấy và ý chí toàn dân tộc đã giữ vững đất nước!
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân pháp xâm lược nước ta, đội quân ấy cảm tử: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” bảo vệ thủ đô Hà Nội thân yêu. Đáp lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến, họ tạm xa Hà nội lên chiến khu Việt Bắc. Các anh là “Anh vệ quốc quân”! Tất cả theo tiếng gọi của tổ quốc với một ý chí:
“Người ra đi đầu không nghoảng lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Các anh, những con người từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, vùng “đất cày lên sỏi đá” từ “giếng nước gốc đa”… từ mọi miền tổ quốc cùng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” cùng chung gian khổ, hi sinh… trở thành đồng chí! Các anh cùng một hoàn cảnh khó khăn, cùng một nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, một niềm lạc quan trong gian khổ “Miệng cười buốt giá” … Tất cả thành đồng chí, đồng đội đề làm nên chiến thắng. Một chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 một chiến dịch biên giới 1951…
“Anh bộ đội Cụ Hồ” là tên gọi do nhân dân trìu mến đặt cho những chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếng “anh” trong ngôn ngữ Việt Nam là tiếng cha mẹ gọi cho con trai đã lớn; tiếng em gọi anh trai,… Tên gọi ấy vừa gần gũi, thân thương, vừa mang ý nghĩa sâu sắc. “Anh bộ đội Cụ Hồ” mang trong mình phẩm chất của người chiến sỹ trong thời đại mới, anh hùng thật giản dị, chân thật mà đáng yêu! Chúng ta đặt niềm tin vào các anh bởi bản lĩnh, là cốt cách, là niềm tin, là kết tinh của sức mạnh.
Sinh ra và lớn lên ở làng chài nghèo khó ven biển của xã Bình Dương- mảnh đất anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Bảy hội tụ những phẩm chất thật thà, chất phát và đầy nghị lực của người dân nơi đây. Năm 1977, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc người thanh niên Nguyễn Văn Bảy lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự và đi làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Đến năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ hành trang trở về chỉ với chiếc ba lô bạc màu với bộn bề những khó khăn thiếu thốn của gia đình, quê hương trong nền kinh tế bao cấp. Nhưng được học tập và rèn luyện trong quân ngũ, ông quyết tâm lao động sản xuất, tiếp tục cùng với bà con ngư dân ra khơi bám biển bằng nghề truyền thống để xóa cái nghèo cái khó của gia đình, xây dựng quê hương.
Ảnh: Ông Nguyễn Văn Bảy đang phơi cá bò tại xưởng chế biến hải sản của mình
ở thôn 6, xã Bình Dương.
Kể về câu chuyện buổi đầu lập nghiệp của người lính khi rời quân ngũ, ông Bảy chia sẻ: Năm 1983 tôi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà có câu “Trong cái khó ló cái khôn”. Trăn trở với ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình, nhận thấy nghề đánh bắt khai thác hải sản nếu phát triển mở rộng thì đòi hỏi phải có công tác hậu cần chế biến, thu mua để giải quyết số lao động dư thừa chưa có công ăn việc làm tại địa phương. Năm 2004, vợ chồng tôi quyết định vay mượn 100 triệu đồng để xây dựng phân xưởng chế biến hải sản, trong đó có chế biến cá bò xuất khẩu với diện tích hơn 1.000m2,sử dụng từ 30- 50 lao động chế biến cá mỗi ngày, từ đó, đời sống kinh tế gia đình từng bước ổn định và phát triển.
Để có điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động dư thừa của làng quê ven biển, thôi thúc ông tiếp tục đầu tư mở rộng phân xưởng lớn hơn. Năm 2008, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 500 triệu, mở rộng quy mô diện tích 3.000 m2, giải quyết việc làm thường xuyên cho 120-150 lao động, thu nhập mỗi lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Xưởng chế biến cá bò của ông ngoài việc nhận hàng gia công chế biến cá bò xuất khẩu cho doanh nghiệp ở Vũng Tàu, xưởng còn thu mua cá cơm, cá nục của địa phương để hấp, sấy và đóng thùng cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm chi phí xong vợ chồng ông lãi khoảng từ 200-300 triệu đồng/năm. Hiện nay, ông đang đầu tư xây dựng thêm kho đông lạnh để bảo quản hàng xuất khẩu. Kinh tế gia đình ông giờ thuộc hộ khá giả của xã, nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài.
Trách nhiệm người lính Cụ Hồ
Không quên trách nhiệm của một Cựu chiến binh nên ông luôn giành thời gian tham gia công tác Hội, công tác địa phương, vận động gia đình bà con hàng xóm, hội viên tham gia lao động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát huy vai trò gương mẫu CCB, ông tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương, nhất là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cộng đồng dân cư và trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội. Ở phân xưởng của ông, hầu hết người lao động tại xưởng là vợ, con của hội viên Hội Cựu chiến binh trong thôn, xóm. “Tôi luôn động viên chị em trong phân xưởng thi đua sản xuất, tăng thêm thu nhập để nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Trước đây hầu hết vợ con ngư dân chỉ trông chờ vào thu nhập trên biển, cuộc sống bấp bênh. Từ khi có phân xưởng chế biến hải sản này đời sống các hộ gia đình ổn định, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn”- ông Bảy nói. Bản thân ông cũng là người tích cực với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, người già yếu ốm đau bệnh tật. “Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nghèo khó đi lên nên thấu hiểu cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những trường hợp khó khăn”- ông Bảy tâm sự. Vào dịp giáp Tết, ông còn mua 500kg gạo để hỗ trợ cho 50 hộ nghèo, hộ neo đơn của địa phương để bà con có điều kiện ăn Tết tươm tất.
Ảnh: Ông Bảy (thứ 6 từ trái qua) được khen thưởng tại Đại hội thi đua
Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình lần thứ V
Với những phấn đấu không mệt mỏi và sự cống hiến của bản thân, ông đã được bầu chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, gia đình văn hóa 5 năm liền, và mới đây tại Đại hội thi đua Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình, ông đã được UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến bình gương mẫu” của địa phương trong 5 năm qua.
Tin rằng với bản lĩnh từ những ngày trong quân ngũ, cùng với sự nhạy bén, năng động của mình, ông sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian đến, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, hội viên và bà con nông dân thôn 6, xã Bình Dương.
Tham khảo:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí"
Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.
GIải :
( vì mk k biết giả thích như thế nao đê bạn hiểu nên mk sẽ làm sơ đồ như vậy có j k hiểu bn có thể hỏi mk)
Bình : |----------|----------|
An : |----------|
Phú : |----------|---|
(ta có 10 gạch cho 1 phần nguyên {Phần giống như phần của bạn An } ) (có sẽ nói phần đó là phần nguyên cho dễ làm )
Vậy ta có 4 phần nguyên ( 2 phần của BÌnh + 1 phần của An + 1 phần của Phú) . Nhưng Bạn Phú lạ có nhiều hơn bạn An 3 tấm ảnh (nhiều hơn phần nguyên 3 tấm ảnh ) nên ta sẽ lấy 51 - 3 = 48 (tấm ảnh) , rồi đem chia cho 4 (48 : 4 = 8) . vậy phần bạn An ( phần nguyên ) sẽ là 8 tấm . phân bạn Bình là lấy 8 x 2 . phần bạn Phú 8 + 3 ( \(\Rightarrow\) đây chỉ là cánh mỉnh giảng cho bn hiểu thôi )
Bài Làm :
Phần của bạn An là : (51 - 3 ) : 4 = 8 (tấm ảnh )
Phần Của Bạn BÌnh Là : 8x2 = 16 ( tấm ảnh )
Phần Của Bạn Phú là : 8 +3 = 11 (tấm ảnh )
Gọi số ảnh của An là a:
Khi đó:Số tấm ảnh của Bình là:ax2
Số tấm ảnh của Phú là:a+3
Vì 3 bạn sưu tầm được 51 tấm ảnh nên ta có:
a+2xa+a+3=51
=>ax(1+2+1)
=>ax4=48
=>a=12
Vậy An sưu tầm được 12 tấm ảnh
Số tấm ảnh của Bình là:2x12=24(tấm ảnh)
Số tấm ảnh Phú sưu tầm là:12+3=15(tấm ảnh)
Đáp số:An: 12 tấm ảnh
Bình:24 tấm ảnh
Phú: 15 tấm ảnh
Bạn tham khảo:
Mở đầu bài văn, với một giọng điệu trò chuyện, tác giả đã nêu lên một loạt tấm gương trung thần nghĩa sĩ dũng cảm xả thân vì nước. Nói cách khác tác giả đang nêu lên nguyên lí đạo đức , cơ sở lý luận tư tưởng để khích lệ quân sĩ của mình. Những vị trung thân nghĩa sĩ ấy là “Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc”. có thể nói lập luận của Trần Quốc Tuấn vô cùng dễ hiểu ngắn gọn và súc tích. Ngài nói rằng võ tướng không thể hiểu được thì ngài lại lấy những minh chứng thực tế để cho họ hiểu. Và từ những điều ấy thì xét về thời điểm họ ra đời thì cũng phải có trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước. Sang đoạn tiếp theo tác giả đã phơi bày tố cáo những tội ác mà bọn giặc gây ra cho đất nước ta, đồng thời qua đó ông thể hiện tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của mình. Tội ác của chúng được Trần Quốc Tuấn nêu lên “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !”. đó là hàng loạt tội ác của quân giặc, qua những hình ảnh “ nghênh ngang đi giữa đường” “ sỉ mắng triều đình” và những âm mưu của chúng ta đã vạch rõ tội ác và âm mưu của chúng.
Những câu nào em có thể làm được em nên tự làm, hạn chế đến mức tối đa việc đi ''Tham khảo'' quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của tất cả các câu trả lời của box nhé!
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dưng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, vì thế nên sáng chủ nhật tuần trước, phường em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm nhà bà Phan, mẹ liệt sĩ và gia đình chú Hiển, thương binh nặng, mất cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975. Nhà bà Phan nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở đường Phan Châu Trinh. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man. Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiêu chuẩn gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn hai năm, phòng GD đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho ngôi nhà rột nát năm xưa. Thấy mọi người tới, bà mừng lắm: “Các cháu đến thăm bà đấy ư?”. Khuôn mặt bà nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười dôn hậu. Bác Thành thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Chú Hoàng cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm toả ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quan nhìn tất cả mội người chìu mến. Chúng em biếu bà mấy món quà nhỏ nhưng cần thiết cho đời sống neo đơn của bà như: Đường, sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ…Bà xúc động cảm ơn mọi người. Em thầm nghĩ: “Không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của nhưng người mẹ đã cống hiến, hi sinh đứa con ruột thịt của mình cho Tổ Quốc. Rồi tất cả mọi người quây quần bên bà, nghe kể chuyện về chú Quang,…
Từ giã bà Phan, mọi người sang thăm chú Hiển. chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón mọi người. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn. Theo lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế!”,chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, những chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho đời.
Khi chia tay với chú Hiển, em cảm thấy mọi người cần phải biết ơn tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Khắp đất nước, nơi nào cũng có Đền, Miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống,… nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc,… Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng tô đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau dối với những người đi trước đã hi sinh cho Tổ Quốc. Phong trào “ Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, đền ơn đáp nghĩ các gia đình, cá nhân có công với nước, đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn, vun đắp, phát triển những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên. Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ đã kết thúc tốt đẹp. Đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta nhắc nhở tất cả mọi người sống sao cho có nghĩa, có tình đối với những người đã đem lại cuộc sống bình yên cho chúng ta. Em càng hiểu sau sắc hơn về lòng biết ơn-nền tảng đoạ đức, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.