Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
- Nguồn cung cấp nước sông:
+ Tuỳ vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:
Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa) thì chế độ nước của nó khá đơn giản.Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau (vừa do mưa, vừa do băng, tuyết tan) thì có chế độ nước tương đối phức tạp.+ Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa nước sông:
Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất thì có khả năng thấm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước nên vào mùa mưa khi có mưa lớn, lũ lên rất nhanh, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.- Địa hình: ở miền núi, do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
- Thực vật:
Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại, nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn các con sông giúp điều hoà dòng chảy, giảm lũ lụt,...- Hồ, đầm: nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
Khi nước sông lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông.* Ví dụ: Biển Hồ Cam-pu-chia (Cambodia) giúp sông Mê Công điều hoà dòng chảy vào mùa lũ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
- Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
- Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
- Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
- Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
- Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.
* Các nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.
+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.
+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.
+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.
=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
* Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.
- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,…
+ Nhiệt độ: Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá.
+ Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác).
- Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.
+ Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thành phần thực vật cũng thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau.
+ Sườn đón gió, đón nắng và sườn khuất gió, khuất nắng cũng có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa nên độ cao của các vành đai thực vật cũng khác nhau ở hai sườn.
- Sinh vật:
+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.
- Con người: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố sinh vật thông qua các hoạt động kinh tế.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải, sự hình thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình giao thông vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải và hoạt động của các phương tiện vận tải.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hóa, hành khách).
+ Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải.
+ Khoa học – công nghệ: Ảnh hưởng tới trình độ (vận tốc phương tiện, sự an toàn, sự tiện nghi,..) của giao thông vận tải.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng:
- Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế ngày càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích lũy tiền tệ của mọi chủ thể trong xã hội.
- Khoa học – công nghệ, mức thu nhập của dân cư,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tài chính ngân hàng.
- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành.
* Tự nhiên:
- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.
=> Ví dụ:
+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).
- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.
=> Ví dụ:
+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.
=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.
- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.
- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
* Kinh tế - xã hội:
- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.
=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.
=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.
- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…
Các nhân tố tác động đến đô thị hoá: Quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi hay khó khăn, nhanh hay chậm, diễn biến theo hướng tích cực hay tiêu cực, phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tố.
- Nhân tố tự nhiên
+ Các đặc điểm tự nhiên như quỹ đất, địa hình, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản,... tạo thuận lợi hay khó khăn cho đô thị hoá.
+ Tuy nhiên, các nhân tố tự nhiên không phải là nhân tố quyết định đô thị hoá.
- Nhân tố kinh tế - xã hội
+ Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp gắn với khoa học - công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá. Công nghiệp hoá và đô thị hoá là hai quá trình song hành và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,... đều có tác động đến quá trình đô thị hoá.
+ Chính sách phát triển đô thị được đề ra xuất phát từ những hoàn cảnh cụ thể về tự nhiên, kinh tế - xã hội,... của quốc gia, của vùng và được ban hành bởi các chính sách về quy hoạch đô thị. Đây là nhân tố quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch:
- Sự có mặt của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên trên, tạo ra sản phẩm du lịch.
- Thị trường (khách du lịch) có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật (cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại,…) và cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước,…) là những điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du lịch.
- Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho du khách.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước, điều kiện an ninh – chính trị và an toàn xã hội, dịch bệnh,…đều có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành du lịch.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
- Nguồn cấp nước (2 nguồn chính: nước ngầm và nước trên mặt):
+ Nước ngầm: điều tiết nước trong năm.
+ Nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan): biến động theo mùa => ảnh hưởng lớn đến chế độ nước sông.
Ví dụ: Vào các tháng mưa nhiều hay đầu mùa xuân (băng tuyết tan) sông được cung cấp nhiều nước (lưu lượng nước sông vượt qua giá trị lưu lượng trung bình năm) => mùa lũ; ngược lại, các tháng mưa ít => mùa khô.
- Đặc điểm bề mặt lưu vực:
+ Địa hình:
Độ dốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ.
Sườn đón gió thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn sườn khuất gió.
+ Hồ đầm và thực vật: điều tiết dòng chảy (làm giảm lũ).
+ Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu:
Nếu các phụ lưu tập trung trên 1 đoạn sông ngắn => dễ xảy ra lũ chồng lũ.
Nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính => lũ kéo dài nhưng không quá cao.
Sông nhiều chi lưu => nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp.