Đọc thông tin và quan sát hình 21.4, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của một số vật nuôi chính trên thế giới.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới:
- Lúa gạo: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
=> Do lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa.
- Lúa mì: khu vực ôn đới.
=> Do lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.
- Ngô: khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.
=> Do ngô thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây công nghiệp chính trên thế giới:
- Mía, cà phê, cao su: khu vực nhiệt đới.
=> Do các loài cây này ưa nhiệt, ẩm cao.
- Củ cải đường: khu vực ôn đới và cận nhiệt.
=> Do cây ưa khí hậu ôn hòa, phù hợp với đất đen.
- Cây bông: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa
=> Do cây bông ưa khí hậu nóng ẩm, ổn định, đất tốt.
- Chè: khu vực cận nhiệt.
=> Do cây chè ưa nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều.
- Đậu tương: phân bố ở nhiều đới khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).
=> Do cây ưa ẩm, đất tơi xốp.
- Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tă
Tham khảo
+ Lúa mì phân bố chủ yếu ở: vùng đồng bằng trung tâm, phía nam sông Mít-xu-ri, phía tây sông Mít-xi-xi-pi.
+ Ngô phân bố chủ yếu ở: phía bắc đồng bằng trung tâm, ven sông Ô-hai-ô và hồ Mi-si-gân.
+ Đậu tương phân bố chủ yếu ở: ven sông Ri-ô Gran-đê, phía tây nam đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, phía bắc đồng bằng trung tâm.
+ Cây ăn quả phân bố chủ yếu ở: phía tây nam cao nguyên Cô-lô-ra-đô, bắc và tây bắc dãy A-pa-lát.
+ Bông phân bố chủ yếu ở: phía nam vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
+ Củ cải đường phân bố chủ yếu ở: nội địa phía tây lãnh thổ, dọc sông Cô-lôm-bi-a.
+ Gà được nuôi chủ yếu ở: vùng cao nguyên và đồng bằng trung tâm lãnh thổ,
+ Bò được nuôi chủ yếu ở: phía bắc và đông bắc Bồn địa lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, phía bắc đồng bằng Trung Tâm, phía tây dãy A-pa-lát.
+ Lợn được nuôi chủ yếu ở: vùng đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.
Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng.
Sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới:
- Trâu được nuôi nhiều ở các nước châu Á do trâu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường của các nước châu Á, đặc biệt khu vực châu Á gió mùa, ngoài ra, nhiều nước châu Á vẫn sử dụng trâu làm sức kéo trong canh tác nông nghiệp.
- Bò được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng ven đô thị (nhất là ở Tây Âu và Hoa Kỳ): vì vùng ven đô thị có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là thói quen ăn uống của người ở khu vực Tây Âu, Hoa Kỳ (nơi có tỉ lệ dân thành thị cao nhất thế giới).
- Dê được nuôi ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Dê được coi là nguồn sống chính của người dân ở các khu vực khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt do chúng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô hạn.
- Cừu được nuôi nhiều nơi do đây là loài vật nuôi dễ tính, có thể ăn các loại cỏ khô cằn và thích ứng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Lợn và gia cầm được phân bố ở hầu khắp các nước do đây là loại thực phẩm phổ biến, lợn và gia cầm cũng có nhiều giống phù hợp với điều kiện sinh thái ở khắp nơi.
* Nhận xét:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng, ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng. Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...
- Nhiều quốc gia đã chú trọng việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn). Các nước có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Việt Nam, Phi-líp-pin,...
* Giải thích:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng vì công nghệ khai thác được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh vì cần đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hình thức và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng cải tiến và hiện đại.
- Nhận xét: Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những khu vực tập trung đông dân cư đông đúc nhất cả nước.Tuy nhiên,dân cư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh:
+ Các tỉnh có mật độ dân số dưới 1000 người/km2 là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
+ Các tỉnh có mật độ dân số từ 1000 đến 1500 người/km2 là: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình; Nam Định, Hà Nam.
+ Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội có mật độ dân số trên 1500 người/ km2.
- Giải thích: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh sống, giao thông và sản xuất nên vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.
Sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới:
- Bò: Các nước vùng ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. Các nước nuôi nhiều: Hoa kỳ, Bra-xin, EU, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na,…
=> Do bò có thể thích nghi được với điều kiện môi trường đa dạng.
- Lợn: Trung Quốc, Việt Nam, Tây Ban Nha, CHLB Đức,…
=> Do lợn có thể thích nghi được với điều kiện môi trường đa dạng và các nước trên có cơ sở thức ăn phong phú do trồng lúa gạo, lúa mì.
- Cừu: Vùng cận nhiệt và ôn đới. Các nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, I-ran, Niu Di-len,…
=> Do có nhiều vùng hoag mạc và nửa hoang mạc rộng lớn.
- Gia cầm: Có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Các nước nuôi nhiều: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, EU, Bra-xin,…
=> Do nhu cầu thịt, trứng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm từ gia cầm ở các nước đều lớn.
* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.
+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.
+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới
- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.
- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…
Tham khảo
- ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm, trâu.
- Tình hình
- Nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt:
▪ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...
▪ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,
+ Ngành chăn nuôi:
▪ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...
▪ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.
- Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.
+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Ngành lâm nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng phía bắc, đông bắc, vùng Hoa Trung, Hoa Nam, phía nam bồn địa Tứ Xuyên.
- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới.
+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh.
+ Ngành thủy sản phát triển ở các vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông.
Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê,...
- Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc,...
- Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.
- Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, In-đô-nê-xi-a,...
- Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,...
- Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...
- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.
Sự phân bố của các vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, phong tục tập quán, nguồn thức ăn, hoạt động kinh tế,…