K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2020

  Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

  Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

 Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

    Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

    Em bé đã chết mà đôi mát vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

    Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.

15 tháng 12 2023

Bài đây nha 

Bé Na là một cô bé khỏe mạnh. Cao chừng trên đầu gối em một chút, với nước da hồng hào, mềm mịn. Bàn tay, bàn chân của bé nhỏ xíu, có thể dễ dàng nắm vừa trong lòng bàn tay. Người của bé Na lúc nào cũng thơm mùi sữa. Em thích nhất là vùi vào bụng của em để trêu em cười khanh khách. Tóc của em chưa mọc dày và nhiều như người lớn, nhưng cũng đủ để mẹ buộc cho một cái nơ điệu đà. Đối với em, bé Na như là một thiên thần nhỏ. Lúc nào em cũng cười tươi tíu tít. Đôi mắt đen to tròn sẽ nheo lại, cái miệng nhỏ sẽ toe toét, để lộ mấy chiếc răng sữa con con.

Dạo này, bé Na bắt đầu tập nói, tập đi. Bé thường bập bẹ từng tiếng theo người lớn. Nghe bé gọi từng tiếng bố, mẹ, anh mà em vui mừng khôn xiết. Vui nhất, là lúc tập đi cho bé Na. Nhìn em lẫm chẫm từng bước một, cười toe toét chạy về phía mình, em cảm thấy trái tim mình như đang tan chảy ra vậy.

Nhìn bé Na lớn lên từng ngày, em lại càng thêm yêu quý em gái mình hơn. Em sẽ cố gắng trở thành một người anh trai tốt và là tấm gương sáng cho bé.

Hơi dài nhưng bạn cố viết nha

24 tháng 1 2021

Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má". Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ảnh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.

Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi!". "Con nói rồi mà người ta không nghe", hoặc "Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái" đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: "Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm" và cao hơn là nó đã bỏ đi: "Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông, nó sang nhà ngoại".

 

Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn "có lí" và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có "Vết thẹo dài bên má phải", "đỏ ửng", "giần giật, trông rất dễ sợ" kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.

 

 

Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.

Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha:

Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. "Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run" chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

Tính cách nhân vật bé Thu:

Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

24 tháng 1 2021

Tham khảo:

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng

+ Là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu tác phẩm: Chiếc lược ngà

+ Xuất xứ

+ Nội dung, nghệ thuật

- Giới thiệu khái quát về tình cảm của bé thu dành cho cha

B. Thân bài

1. Trước khi nhận ông Sáu là cha

- Cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má!Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ.

- Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình.

- Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. 

+ Bé Thu đã bị cha đánh

+ Nhưng bé không khóc mà bỏ chạy sang nhà bà. 

=> Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người.

2. Sau khi nhận ông Sáu là cha

- Cất tiếng gọi trìu mến "Ba...ba"

+ Tiếng gọi như xé tan khung cảng đượm buồn

+ Tiếng gọi như thổn thức trong ông Sáu.

+ Hai cha con ôm nhau khóc.

- Những ngày sau đó, Thu luôn nhớ về ba.

- Buồn bã khi nhận được tin ba hi sinh nhưng luôn tự hào.

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

23 tháng 1 2019

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

23 tháng 1 2019

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc.

 Đoạn văn miêu tả về nhân vật cậu bé Prăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

6 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong cuộc đời mình tôi đã gặp nhiều lần đề văn: suy nghĩ của anh (chị) về người thân yêu nhất. Trong khi bạn bè còn băn khoăn không biết nên viết về ai, về bà, về mẹ, về bố hay về ông thì tôi lại không hề do dự trong lựa chọn của mình: tôi làm gì có nhiều lựa chọn như thế? Đời tôi chỉ có mẹ, tất cả những yêu thương cuộc đời dành cho tôi đều được hiện hữu bằng tình cảm của người phủ bóng xuống đời tôi. Với tôi, mẹ là nguồn sống, lẽ sống, là niềm tôn kính, là ước mơ để tôi vươn tới.

Đời mẹ tôi đã vất vả nhiều. Không phải ngẫu nhiên tôi nói người thân yêu nhất với tôi chỉ có mẹ. Tôi lớn lên xung quanh chỉ có mẹ và ngôi nhà của mẹ. Vậy thôi. Ông bà tôi người còn người mất, nhưng những lúc tôi ốm đau, ngày đầu tiên tôi đi học và vô vàn những ngày trọng đại khác của đời mình đôi mắt non nớt của tôi chỉ in bóng hình gầy gò, xương xương của một mình mẹ. Dáng hình bé nhỏ ấy bao nhiêu năm nay từ ngày tôi còn bé xíu cho đến khi trở thành một cô bé lớp 10 dường như vẫn không hề thay đổi. Điều ấy với tôi quan trọng lắm vì ngày bé, mỗi khi mẹ về muộn tôi lại chạy ra đường cái ngóng mẹ về. Khi nào nhìn thấy dáng vẻ quen thuộc của người gò mình trên chiếc xe đạp cũ kĩ chống chọi với cái hun hút của gió mùa đông bắc mặt tôi mới nở nang ra được chút xíu, không còn cau có, lo âu. Giờ đây, mỗi lần đi học về, đạp xe qua cánh đồng làng, thấy dáng mẹ lom khom cày cuốc tôi lại sung sướng nhìn đường sau trước, rẽ ào xe sang đường chạy về phía mẹ đợi người cùng về. Tôi tự hỏi tại sao cái dáng vẻ ấy sau bao năm không hề thay đổi? Cuộc sống gia đình có khác trước nhờ những đổi thay chung của xã hội nhưng so với xóm làng vẫn còn khó khăn, vất vả. Mẹ không trẻ lại nhưng cũng không mỏi mòn, hao gầy đi bao nhiêu. Đã có lần tôi ngây ngô thắc mắc với mẹ điều ấy. Người cười cười giễu cợt hỏi tôi: Vậy con mong mẹ già đi sao? Đùa tôi một chút rồi mẹ xúc động thủ thỉ với tôi: ngày xưa mẹ gầy gò, vất vả vì một mình nuôi con bé; bây giờ dù cuộc sống vẫn khó khăn, thời gian chuyển dời nhưng mỗi ngày thấy con một lớn một khôn mẹ lại thấy sung sướng, vui vẻ, con chính là liều thuốc hoàn xuân cho mẹ. Tôi không nói gì, chỉ im lặng rưng rưng và thấy mắt mình nhoè ướt.

Tôi nhớ có một lần, khi ấy tôi học cấp một, bài tập đọc của tôi có tên là “Bàn tay mẹ”. Tôi còn nhớ như in những câu văn trong bài tập đọc ấy: “Bàn tay mẹ thô ráp, gầy gầy, xương xương”. Và cũng mới gần đây thôi, tôi đọc một câu chuyện về cách tuyển nhân viên của một giám đốc. Người giám đốc hỏi ứng viên xem đã bao giờ anh ta rửa chân cho mẹ chưa và đề nghị người ứng viên trở về làm điều ấy rồi hãy đến xin việc. Người ứng viên trở về xin được rửa đôi chân của mẹ và anh ta đã bật khóc khi nhìn thấy đôi chân đen đúa, xương gầy vì bao năm trầy trật với đất đồng, sương gió. Tình yêu thương dành cho những người thân yêu nhất là cơ sở để con người biết yêu thương những điều khác quanh mình trong đó có công việc. Tôi xúc động vô cùng trước những mẩu chuyện như thế. Và ngay từ những ngày nhỏ tôi đã luôn ngắm nhìn mẹ từ làn da nâu vàng mỗi năm thêm nhửng vết nám sậm màu, mái tóc mỏng đi xơ váng, đôi tay khô lại xương xương đến đôi bàn chân thâm đen vì nhựa cỏ. Dáng hình người toát lên sự lam lũ, tảo tần và ấp ủ một tình yêu thương khôn nguôi dành cho con cái.

Tôi lớn lên trong tình mẹ dạt dào như thế. Mẹ nói tôi là lẽ sống của mẹ nhưng có một sự thật là ngược lại như vậy nữa. Mẹ cũng là lẽ sống của đời tôi. Có một người mẹ như thế, thật là nhẫn tâm nếu ai đó không biết cố gắng để vươn lên, để những tình cảm dạt dào của người cứ mỏi mòn không biết đâu là bến bờ mà dội tràn thấm ướt…

Cảm động vô bờ về tình mẹ, yêu thương người khôn nguôi nhưng tôi còn tự hào và khâm phục về mẹ nữa. Cuộc sống vất vả là thế nhưng mẹ luôn lạc quan tươi cười (về điều này mẹ cũng nói với tôi rằng tôi chính là cơ sở để mẹ lạc quan, tôi khôn lớn trưởng thành là đền đáp xứng đáng nhất mẹ nhận được sau những nỗ lực của mình). Tình yêu thương dồn lại cho tôi, cơm áo gạo tiền phải chật vật, vất vả lắm mới gom góp được nhưng chưa bao giờ mẹ chối từ giúp đỡ một ai. Với hàng xóm láng giềng mẹ tôi sống vui vẻ và hoà hợp rất mực. Tôi biết mẹ có những người hàng xóm tuyệt vời và bản thân người cũng là một người hàng xóm tốt của những người xung quanh. Nửa đêm tối tăm rét mướt, đang nằm trong chăn ấm nhưng nếu hàng xóm có chuyện mẹ sẵn sàng bật dậy sang giúp. Lại nữa, vụ mùa bận rộn, dù việc nhà có “ngập đầu” (câu nói mẹ và các cô bác hàng xóm thường dùng!) nhưng nếu có ai nhờ mẹ vẫn tranh thủ làm đồng giúp mọi người,…

Mẹ tôi là thế. Bao năm qua không hề thay đổi. Người trở thành một biểu tượng vững vàng của tình yêu thương và nhân cách để tôi yêu thương, khâm phục, tự hào và tôn thờ.

6 tháng 12 2021

Mình cảm ơn bạn nhiều^^

12 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nha:

1.

Tiếng ve râm ran trong bụi cây báo hiệu mùa hè đã tới. Lòng em cũng háo hức khôn nguôi. Có lẽ bởi vì mùa hè cũng là mùa của những bông hoa phượng đỏ rực-loài hoa của tuổi học trò cũng là loài hoa mà em yêu thích nhất.

Trong tán phượng xanh mát, lấp ló những chùm hoa phượng nở rộ. Mới đầu hè, cây phượng mới chỉ xuất hiện vài chấm đỏ điểm trên nền xanh non tràn trề sức sống. Thế nhưng chỉ một vài ngày sau, cả tán phượng tràn ngập màu đỏ tươi, che lấp đi cả màu xanh của lá. Nhìn từ xa, cây phượng như một nàng thiếu nữ yêu kiều, khoác lên mình chiếc váy đỏ rực rỡ. Hoa phượng thường mọc thành từng chùm, từng chùm đung đưa trong gió. Mới đầu, hoa phượng chỉ là một nụ hoa nhỏ màu xanh non. Qua một vài ngày, những cánh màu xanh nở ra tạo thành đài hoa, nở đan xen là những cánh hoa màu đỏ tươi, mỏng manh, mềm mại. Hoa phượng có năm cánh, đặc biệt có một cánh cái màu đỏ xen lẫn với những xọc trắng, ở phần gân hoa lại có màu vàng nhạt làm cho bông hoa phượng càng thêm rực rỡ. Nhụy phượng cũng có màu đỏ, khá dài và mảnh, ở đầu có một túi phấn nhỏ xíu đựng đầy những mật ngọt quyến rũ ong bướm tới hút mật. Những bông phượng mọc đan xen với nụ hoa tạo thành những chùm hoa vô cùng đẹp đẽ. Dưới cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, hoa phượng dường như càng rực rỡ. Cái màu đỏ tinh khôi, là kết tinh của nắng, của gió, của mùa hè sôi động. Đến khi cái nắng của mùa hè không còn rực rỡ nữa, những cánh phượng cũng buồn bã lìa cành. Những cánh phượng rụng xuống tạo thành một thảm hoa rực rỡ, rất thơ mộng. Lúc này học sinh chúng em lại thích ngồi dưới tán phượng, ngắm những cánh phượng rơi, nhặt những bông hoa phượng ép vào trang vở trắng làm kỷ niệm.

 

Hoa phượng được lũ học sinh chúng em gọi bằng cái tên thân thương- hoa học trò. Hoa phượng cùng năm tháng chứng kiến những lớp học sinh càng ngày càng trưởng thành, chia tay những học trò cũ, đón những lứa học sinh mới đến với bến đò tri thức. Phượng chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của học trò. Đứng nơi sân trường, ngẩng đầu nhìn những bông hoa phượng đầu tiên xuất hiện, lòng em lại nôn nao bao cảm xúc. Hoa phượng là báo hiệu cho mùa thi, là bắt đầu cho những ngày hè được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích. Thế nhưng mùa hoa phượng nở cũng là mùa chia tay. Đó là lúc chúng em phải xa thầy cô, xa bạn bè, xa mái trường thân thương, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, một môi trường mới. Thế nhưng chắc chắn trong lòng chúng em sẽ luôn chứa những kỷ niệm, chứa đựng một màu đỏ của loài hoa thân thương.

Em rất yêu thích hoa phượng. Nó đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong ký ức tuổi thơ em.

2

Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

23 tháng 1 2022

chép mạng rồi bạn phương ơi

24 tháng 9 2021

dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ vui

24 tháng 9 2021

À, xl ạ, mk lm lại cho bn nha