em hãy kể lại một câu chuyện hay mà em đã đọc [đã nghe hoặc xem]
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.
Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
THAM KHẢO :
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.
BÀI THAM KHẢO
Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.
Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.
Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.
Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.
Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!
Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.
Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.
Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.
Nguồn: loigiaihay.com
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.
Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Phỏng theo LA PHÔNG-TEN
* Ý nghĩa: Thỏ chủ quan, tự cao, tự đại nên đã thất bại trong cuộc chạy thi với Rùa.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Bài làm:
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đã có biết bao người phụ nữ tài giỏi, họ đã vượt lên số phận của mình bằng ý chí và nghị lực để làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe nói về chị Phan Huỳnh Minh Nguyệt sinh năm 1971, hiện chị là Giám đốc Công ty Cổ phần Duy Nguyễn và làm chủ Spa Sài Gòn Beauty Care, 152 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cha mẹ chị chia tay nhau khi chị còn rất nhỏ. Chị lớn lên bên cạnh bà ngoại. Nhà bà ngoại ngèo nên sau mỗi buổi học, chị phải phụ ngoại buôn bán kiếm sống.
Năm 11 tuổi, chị phải dậy từ một giờ sáng cùng ngoại đón xe đò đi Long Khánh, Đồng Nai mua chuối về bán. Sáu giờ về lại Sài Gòn, chị mới chuẩn bị tập vở đến lớp. Lên lớp 7, chị đạp xe mấy chục cây số mua rựu về bán lại cho các quán nhậu. Hồi đó chị nhỏ con và ốm yếu nhưng phải chở tới bốn can rựu đi bỏ mối. Tiền lời mỗi can đủ mua một ki-lô-gam gạo.
Có lần, chị bị đụng xe, bốn can rựu bị vỡ, bắn tung tóe trên mặt đường. Hết vốn, chị chỉ biết ngồi khóc và đạp xe quay lại năn nỉ người bán cho mua chịu rồi trả dần.
Bỏ mối rựu được hai năm, chị xin vào làm thuê cho chủ quán nhậu. Mặt dù làm việc vất vả nhưng lúc rảnh rỗi chị lại lấy sách ra học. Ngày qua ngày chị cứ làm như vậy cho đến khi chị thi đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong.
Cuộc sống của mấy bà cháu chị trôi qua khốn khó. Gia đình chị không đủ tiền mua thịt cá nên bữa ăn hàng ngày chỉ toàn đồ chay.
Học hết lớp 12, chị phải rời xa trường lớp, chị cần tiền để phụ bà nuôi em ăn học. Một người dạy miễn phí cho chị nghề may. Tuy nhiên trong chị vẫn ấp ủ một khác vọng được tiếp tục học. Nhờ chị chịu khó, nên khách hàng đặt may ngày càng đông. Cuộc sống đỡ vất vả, chị nảy ra ý định muốn đi học lại. Ban ngày may, tối đến học thêm Anh văn, vi tính. Lấy được bằng B Anh văn, chị xin vào làm ở một công ty nước ngoài. Công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên. Thấy kiến thức của mình quá ít, chị quyết lấy được tấm bằng đại học.
Ước mơ cuối cùng thành hiện thực sau bốn năm, chị rất toại nguyện khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Chị lập gia đình năm 1994, chồng chị là công nhân cơ khí. Cưới nhau xong, anh thi vào Đại học Mở, ngành Công nghệ Thông tin. Chị chuyển sang làm thư kí giám đốc ở một công ty xuất nhập khẩu vi tính.
Cả hai vợ chồng chị đều nỗ lực phấn đấu. Khi con trai chị được một tuổi, chị bàn với chồng mở công ty kinh doanh máy vi tính. Vét hết tiền trong nhà được mười triệu đồng, chị chạy vay thêm được năm mươi triệu đồng. Công việc king doanh suôn sẻ, chị trả được nợ ngay. Những tưởng cuộc đời mình từ đây sẽ được ổn định. Bất ngờ, chồng chị bị đột quỵ rồi qua đời. Chị rơi vào một cơn sốc nặng, lúc đó con chị mới hai tuổi. Đau buồn khiến chị quẫn trí, chị bỏ mặt việc kinh doanh cho nhân viên. Hai năm, ngày cũng như đêm chị nhốt mình trong phòng gặm nhấm nỗi đau. Con chị ngày một lớn. Chị giật mình phát hiện mình đã quá khờ khạo. Chị tự nhủ: "Phải tiếp tục đứng dậy, đương đầu với khó khăn để nuôi con nên người".
Thế là chị lại lao vào công việc, quên ăn, quên ngủ. Làm việc trở lại, chị mới biết thị trường máy vi tính đã bão hòa, khó phát triển.
Làm việc mệt mỏi, chị đi massage thư giãn. Từ đây chị chợt nảy ra ý định king doanh spa trên đường Pasteur.
Thấy kinh doanh spa đông khách, chủ nhà lấy lại mặt bằng. Quyết không chịu thua, chị lại chạy đôn đáo tìm mặt bằng khác. Ròng rã hàng tháng trời, cuối cùng chị đã tìm được địa điểm mới.
Nhìn chị làm việc hăng say, không ai biết hằng đêm chị vẫn khóc thầm cho mình. Đôi khi, chị thèm được nghe một câu an ủi, động viên mỗi khi gặp khó khăn.
Dù sao tất cả những gì trải qua đã giúp chị có thêm nghị lực sống. Mong muốn duy nhất của chị bây giờ là nuôi con khôn lớn, thành tài.
Hai Bà Trưng Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập. Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu nàm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc. Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời. Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:
“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.
Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.
Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
Tôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Trùng Dương – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự - tỉnh Bạc Liêu mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.
Dương mồ côi cha từ lúc lên sáu tuổi. Cậu là con trai lớn, sau Dương còn có một em gái. Mẹ cậu tuy chưa già nhưng thường hay ốm đau. Gia đình lầm vào cảnh túng thiếu. Tuổi chưa lớn mà Dương phải lăn lóc giữa bụi đời để kiếm sống. Điều kì lạ là Dương học rất giỏi luôn đứng đầu lớp. Thời gian học ít cuộc sống thì thiếu thốn mọi bề mà cậu không bao giờ than vãn một điều.
Sáng nào cậu cũng đi bán vé số và mang theo cả cặp sách đi học. Nhờ mau mồm mau miệng và thái độ ôn tồn nhã nhặn nên bao giờ cũng bán hết trước mọi người. Những lúc như thế cậu ngồi ở ghế đá công viên học bài và làm bài. Chiều đi học tối cậu tranh thủ đi bán thêm một ít vé số ở các quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Dương cũng là người hết lòng vì bạn. Vào giờ giải lao Dương ngồi lại hướng dẫn thêm những bạn học yếu làm bài tập.
Trùng Dương đúng là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
chịu