K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2022

GIÚP MÌNH VỚI!

 

15 tháng 2 2020

- Nghệ thuật: Biện pháp ẩn dụ trong hình ảnh "mùa xuân trong vòng tay của mẹ" chỉ những gì tươi mới, đầy nhựa sống, tươi xanh.

- Nội dung:

+ Tình yêu thương, trân trọng của mẹ dành cho con.

+ Nhấn mạnh hình ảnh bàn tay mẹ: bàn tay yêu thương, bàn tay trao truyền sự sống.

9 tháng 10 2017

đây là bài tham khỏa nhé mk ngu văn lắm 

"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".

Theo mình nghĩ từ "xuân" trong câu thơ này hàm ý là cảm thấy trong lòng một niềm vui, hạnh phúc như mùa xuân. 

Cảm nghĩ: 
"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".


Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người

9 tháng 10 2017

"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".

Theo mình nghĩ từ "xuân" trong câu thơ này hàm ý là cảm thấy trong lòng một niềm vui, hạnh phúc như mùa xuân. 

Cảm nghĩ: 
"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".


Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người... :)

đọc 2 đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :                        con bắt gặp mùa xuân                         trong vòng tay của mẹ                        ước chi vòng tay ấy                         ôm hoài thơ ấu con                                  (vòng tay mùa xuân,Hoàng Như Mai)                        ánh mắt bố thân thương                         rọi sáng tâm hồn bé                        và trong bầu sũa mẹ                        xuân ngọt...
Đọc tiếp

đọc 2 đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

                        con bắt gặp mùa xuân 

                        trong vòng tay của mẹ

                        ước chi vòng tay ấy 

                        ôm hoài thơ ấu con

                                  (vòng tay mùa xuân,Hoàng Như Mai)

                        ánh mắt bố thân thương 

                        rọi sáng tâm hồn bé

                        và trong bầu sũa mẹ

                        xuân ngọt ngào dòng hương

                                         (mùa xuân của bé,Lâm Thị Quỳnh Anh)

a.từ"xuân"trong 2 câu thơ được dùng theo nghĩa gố hay nghĩa chuyển?Nêu ý nghĩa của từ ''xuân''trong 2 đoạn thơ?

b.theo em ,từ 2 đoạn thơ trên , các tác giả muố gửi gắm đến người đọc điều gì?

                giúp mình nha !!!!!gấp lắmbucminh

3
27 tháng 1 2021

Qua hai đoạn thơ tác giả muốn nhắn nhủ: tình cảm bố mẹ dành cho con cái luôn là vô bờ. Đồng thời tác giả muốn khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, gắn bó máu thịt với mỗi con người. Mỗi người cần biết trân trọng và yêu quý những người thân của mình.

27 tháng 1 2021

Từ ''xuân'' trong cả hai đoạn thơ đều mang nghĩa chuyển.

Từ ''xuân1'' mang nghĩa là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bởi vì bé đã bắt gặp mùa xuân trong vòng tay yêu thương của mẹ.- Từ xuân2 là dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi cho bé khôn lớn ; trưởng thành với nghĩa đầy đủ nhất: cả vật chất và tinh thần của mẹ trao cho bé.

b)

+Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.

+Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ.

+Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc.

+Phê phán những kẻ chà đạp lên thứ tình cảm thiêng liêng đó...

26 tháng 9 2016

- Từ xuân trong đoạn thơ (1) chính là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bởi vì bé đã bắt gặp mùa xuân trong vòng tay yêu thương của mẹ.
- Từ xuân trong đoạn (2) chính là dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi bé lớn.

CẢM NHẬN

Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người...
1 tháng 12 2016

không có đoạn 2 hả bạn

19 tháng 8 2016

b) Hoa mai vàng đã nở báo hiệu cho mùa xuân cho mùa xuân đã về. “Xuân xuân ơi xuân đã về Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến... Bất chợt được nghe bài hát của ca sĩ Thanh Thảo thì trong em tràn về bao nhiêu niềm vui và rộn ràng khi mùa xuân đến. Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau. Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt! Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đông vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng. Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi...”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc

19 tháng 8 2016

a) mình nghĩ là ẩn dụ tác dụng : thấy được múa xuân ấp áp như mẹ

8 tháng 1 2019

Ngữ văn 6 gì mà khó vậy. Bạn học trường nào thế?

11 tháng 4 2022

Xuân ( đoạm 1):là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé . Bé ước mãi đc ở trong vòng tay yêu thương , ấm áp ấy .

Xuân (đoạn 2):dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất về cả vật chất và tình thần

29 tháng 3 2022

Thâm khảo:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn như sau: - Giới thiệu cảnh chiều mùa xuân trên quê hương mình. - Tả bao quát cảnh mùa xuân ( Cây cối đua nhau khoe sắc thắm, mọi người nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy, nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui, con đường làng trải dài sắc xuân, gió xuân thổi nhè nhẹ, mơn man,... - Tả chi tiết cảnh mùa xuân (Mặt trời dần buông xuống, ánh hoàng hôn mang đến cho cảnh vật một màu ửng đỏ bao trùm, những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây, những làn gió nhẹ tạt qua khiến cây cối khẽ rung rinh lá cành theo chiều gió, một vài hạt mưa xuân khẽ rơi, mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi,….) + Nêu cảm nghĩ của em về cảnh vật trong buổi chiều mùa xuân. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

13 tháng 3 2020

Bài 1 :

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm



Bài 2;

1, Hoàn cảnh sáng tác.

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.

2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".

   Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

   Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

   Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

   Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

   Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

   Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Bài 3 :

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.

Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.

Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.

Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .

Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .

Trung thu trăng sáng như gương:

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.

Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.

Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.

Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.

bài 4 :

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

chúc bạn học tốt