Thuyết minh về nghề nuôi tằm (không chép mạng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình ,..những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.
Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững trãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc khánh chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét. Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre. Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Nhữn lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọc vè phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng. Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cành mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.
Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho siết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ...Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc ...những món đồ lưu niệm cho khách du lịch. Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương. Không những vậy, hình cảnh dáng tre vững trãi đã đi vào những cuộc khánh chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đanh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến...Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng cho làng quê Việt Nam.
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAMKhông biết tự bao giờ cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre là hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê Việt Nam, là bạn của nhà nông, là biểu tượng cao quý cho một dân tộc quật cường. Bởi vậy mà từ lâu tre đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi người, để mỗi khi nhắc về Việt Nam thân thương là người ta lại nhớ ngay đến cây tre " thân gầy guộc lá mong manh ".
Không ai biết rõ cây tre có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu, rất lâu. Người ta chỉ thấy rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc mình từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, từ khi người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân ra khỏi bờ cõi, từ khi Ngô Quyền cắm cọc tre trên sông Bạch Đằng đã tiêu diệt quân Nam Hán và không biết bao nhiêu chiến công nhờ cây tre nhỏ bé tạo dựng nên.
Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, vầy rồi dang, hóp, lạt...
Khác với những loài cây khác, tre có những đặc điểm rất độc đáo, khác biệt. Ngay từ khi còn là một mầm măng tre đã nhọn hoắt như cái chông, cứ hiên ngang mà đâm thẳng lên đón gió, đón nắng của trời. Tre là loài cây dễ trồng, không kén chọn các điều kiện tự nhiên. Dù cho đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt thì tre vẫn luôn xanh tốt lạ thường. Thời gian trôi đi, mầm măng nhỏ, yếu ớt ngày nào đã trở thành cây tre xanh, cứng cáp và dẻo dai. Rễ tre là loại rễ chùm, bám rất sâu và chắc vài đất giúp cây luôn đứng vững trước mọi bão tố. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng và khoác lên mình bộ áo màu xanh thẫm. Trên thân tre chia thành các đốt, khi tre càng lớn thì các đốt càng dài. Từ thân tre đâm ra tua tủa biết bao nhiêu là cành lá. Lá tre nhỏ, thon dài, xanh một màu xanh mơn mởn với những đường gân ở mặt sau lá. Mỗi khi có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trên không trung rồi đáp xuống mặt nước như những chiếc thuyền nan tí hon.
Tre không mọc đơn lẻ mà mọc thành bụi, thành lũy. Từng khóm tre xanh rì quanh xóm làng đã ôm ấp từng ngôi nhà, tỏa bóng mát khắp nơi nơi. Cây tre còn là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Chắc hẳn sâu trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh từng đàn trâu thong thả nhai rơm dưới gốc tre làng xanh mát. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ. Rồi tre cũng làm nên những trò chơi thú vị của tuổi thơ như đan vòng tay bằng búp tre, chiếc hóp cho các bạn nam... Các cụ già thì ngồi dưới gốc tre phe phẩy chiếc quạt nan lại bàn đôi ba câu chuyện thế sự, về việc nhà, việc làng. Chiếc điếu cày phì phèo điếu thuốc cũng được làm từ tre, chiếc chõng- nơi ngồi nhàn đàm của các cụ ta cũng từ tre mà ra.
Trong lao động, tre là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho người nông dân. Từ thân tre nhỏ gọn mà cứng cáp, người ta chế tạo được biết bao công cụ hữu ích như cán cuốc, cán cào... Rồi từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân mà từ cây tre thô mộc được gọt giũa thành những đôi đũa đẹp đẽ, những đồ mĩ nghệ có giá trị thẩm mĩ được xuất khẩu sang nước ngoài mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn.
Trong chiến đấu tre còn là người đồng chí, đồng đội quả cảm của dân tộc ta. Từ thời trung đại, tre đã cùng dân ta góp nên bao chiến thắng vang dội rồi đến thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tre lại góp công mình diệt giặc. Những vũ khí thô sơ như chông tre, gậy tre, cán cuốc, cán cày... mà cũng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu. Tre giống như người lính tiên phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc ta.
Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt nam từ sự ngay thẳng, kiên chung đến sự dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước. Cuộc sống ngày càng đổi thay và hiện đại nhưng mong rằng cây tre sẽ cùng song hành với người Việt Nam trên mọi chặng đường.
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAMNhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.
Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi.
Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng. Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:
Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?
Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính. Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.
Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh thế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mĩ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo. Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác. Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thương, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên, không thể thiếu được, những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.
Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất, Vì thế, tre chính là biểu tượng cho người Viết Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất. Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.
#Buồn
Mình thấy với mấy bài văn thuyết minh, bạn có thể tìm dàn ý và đọc thêm các tư liệu trên mạng để viết. Chứ ai rảnh mà viết nguyên một bài văn cho bạn
Vẫn giữ mãi nét duyên dáng của con người Việt Nam, chiếc áo dài đã khắc sâu hơn vào tiềm ẩn của duy sản văn hóa phi vật thế của Việt Nam. Với bài văn miêu tả chiếc cáo dài Việt Nam sẽ làm ch bạn hiểu sâu hơn về nó. Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
k nhé
Một ngày cuối tuần như bao cuối tuần khác khi đang đi dạo trên con phố quen thuộc thì bất giác tôi dừng chân khi nghe thấy câu hát quen thuộc phát ra từ một chiếc cái gác xép cũ kĩ “em đẹp không cần son phấn xinh thầm xinh thầm duyên áo dài duyên dáng” câu hát quen thuộc khiến tôi bất giác nhớ đến tà áo dài. Từ bao đời nay tà áo dài là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước và không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp hiện nay.
“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi trong tương lai”. Đó là lời mà học giả Nguyễn Hiến Lê muốn gửi đến các bạn trẻ những ai quan tâm về việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc. Từ xa xưa quả thật chiếc áo dài đã lưu giữ lại rất nhiều nét đẹp không chỉ trong ca dao tục ngữ nà còn trong nghệ thuật điêu khắc nhạc kịch và hội họa. Ngược dòng thời gian tìm về ngồn cội chiếc áo dài đã trải qua biết bao thăng trầm của dân tộc con người Việt Nam.
Chiếc áo dài bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân xuất hiện vào giai đoạn thế kỉ 16 và 17. Gọi là áo tứ thân bởi vì kĩ thuật dệt và khung dệt của người Việt Nam khi đó không đủ lớn để cho ra một tấm vải với khổ lớn như bây giờ.Nó chỉ ra một khổ vải khoảng ba bốn tấc . Chúng ta phải ghép hai thân trước và hai thân sau , tuy nhiên hai thân trước ta để mở hai thân sau ta nối lại ở hai đường sống lưng mặc kết hợp với yếm và váy. Trong quá trình trao đổi và dịch chuyển người phụ nữ sử dụng hai mảnh vải khác để làm chặt thắt lưng . Về cơ bản chất liệu vải của cả nước lúc bấy giờ là như nhau là lụa tơ tằm tự nhiên cho nên người nếu như người phụ nữ nào sử dụng trang phục với trang sức như vòng vàng hay kiềng thì họ thuộc tầng lớp quý tộc còn những người phụ nữ bình thường thì họ không có điều kiện đế sử dụng trang sức. Khi ở nhà họ quấn khăn khi ra đường thì sử dụng nón ba tấm và đôi guốc mộc.
Áo dài năm thân xuất hiện sau khi áo tứ thân ra đời khoảnh hai thế kỉ . Chiếc áo này được những người thành thị cải biên trên nền tảng của chiếc áo tứ thân. Về kiểu may cơ bản không thay đổi so với áo tứ thân . Ở giai đoạn này họ bắt đầu có khái niệm về cái đẹp nhưng cái đẹp của họ phải là cái đẹp kín đáo nên phần thân trước đóng lại để tránh thấy phần nội y bên trong.
Áo dài Tân thời xuất hiện vào thế kỉ 20 mang khuynh hướng hiện đại nhưng nhưng vào thời gian đó do chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp nên tất cả áo dài giai đoạn này đều bị đốt bỏ đi. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử áo dài cũng đã có rất nhiều thay đổi lớn cổ áo lúc cao lúc thấp khi vuông lúc tròn khi kín lúc hở chiều dài cũng lên xuống khi dài lúc nhắn gấu áo cũng khi lớn lúc nhỏ vòng eo có khi rộng lúc thắt chặt . Chiếc quần cũng thay đổi khi to lúc nhỏ. Những thay đổi đó đã đem đến một diên mạo mới cho áo dài với cổ áo cao khoảng bốn cm làm tăng thêm nét đẹp của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm cài từ cổ qua vai xuống eo,phần eo chít và từ eo thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Khi mặc áo dài người phụ nữ thường sử dụng thêm chiếc nón lá để làm tăng nét quyến rũ và kín đáo.
Mỗi khi mặc áo dài hẳn bất cứ ai trong đất nước Việt Nam đều có những cảm xúc khác nhau nhưng trên hết đó là sự tự hào về bản thân nó toát lên vô cùng gợi cảm và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó là niềm tự hào dân tộc vì mỗi quốc gia trên thế giới đều mang một trang phục riêng biểu tượng cho mỗi một quốc gia và tự hào thay khi nhìn thấy tà áo dài thì tất cả bạn bè năm châu đều biết đến đó là biểu tượng của dân tộc Việt Nam . Tuy vậy nếu tìm hiểu sâu hơn về tà áo dài Việt Nam thì chúng ta sẽ biết thêm rằng không chỉ khi mặc áo dài là có cảm xúc đẹp mà nó còn mang những cản xúc hoàn toàn khác. Khi chiến tranh xảy ra người đàn ông người chồng người cha người anh những người trụ cột trong gia đình sẽ ra chiến trường để xông pha đánh giặc, khi đó người phụ nữ ở nhà họ không hề than khóc sầu đau mà với mái tóc dài tà áo dài thướt tha họ xuống dường biểu tình để hô hào đòi được độc lập cùng chung sức đòi sự công bằng và bình đẳng không cho phép những cuộc đàn áp bắt bớ . Đối diện với họ là những thế lực vô cùng bạo tàn là lưỡi dao họng súng là lưỡi lê . Chính nét thần thái sự tự tin đã khiến cho kẻ thù nể phục .Bộ áo dài được ví như một chiếc áo giáp mặc dù nó vô cùng mỏng manh và bản thân người mặc cũng hết sức yếu đuối nhưng dường như đã có một sức mạnh vô hình nào đó đã làm cho họ kiên cường.
Chiếc áo dài đẹp là thế thân thương duyên dáng là thế khiến cho bao người cả trong nước và quốc tế “thương”nó như thế . Thế nên chúng ta không khỏi đau xót khi biết được những nữ sinh xé áo nhau rồi tung lên mạng chỉ vì những lúc nông nổi tức giận bạn bè vô cớ mà các em đã đánh mất nét đẹp truyền thống chỉ trong đôi ba phút quay và tung lên mạng. Áo dài là biểu tượng cho vẻ đẹp nét kín đáo của người phụ nữ Việt Nam vậy mà chỉ trong nháy mắt nó đã bị hủy hoại một cách vô thức và đáng buồn cho sợ non nớt của các cô bé tuổi học trò.
Đứng trước những việc đáng buồn như thế ta chợt tự hỏi lòng mình liệu trước những xu hướng thời trang tiên tiến cua thế giới liệu áo dài có còn được ưa chuộng nữa hay không? Biết được điều đó chúng ta đã có các chương trình hữu ích cho các ban trẻ tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như “hoa khôi áo dài Việt Nam” hay tổ chức các hoạt động như vẽ tranh về áo dài cho học sinh mầm non và tiểu học để các em thêm yêu hơn tà áo dài duyên dáng
Thế kỉ 21 hiện nay rất nhiều trang phục truyền thống của các nước khác trên thế giới đã không còn được ưa chuộng như xưa nữa , không còn bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống của người dân nữa mà nó chỉ còn xuất hiện trong các lễ hội lớn. Tuy vậy áo dài Việt Nam vẫn ngày càng mang âm hưởng hiện đại không những không phai tàn dần theo thời gian mà ngày càng được ưa chuộng. Vào những ngày sang xuân này ta càng cảm thấy háo hức hơn khi đi ngang qua bờ hồ hay những nơi cổ kính như văn miếu hay hoàng thành ta bắt gặp những bạn trẻ đang nô nức cùng nhau tạo dáng với tà áo dài để có những bức ảnh đẹp. Ao dài ngày càng đi vào nếp sống của người dân Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ khi áo dài trở thành đồng phục cho các trường phổ thông đại học và cả các nơi công sở nữa.
What does a dream mean if taken on a scale of people’s life? Apparently, it means a lot; because people are used to hold on to their dreams, to protect them from the infringements of the other people, to strongly believe that without dreams their life will be ordinary and senseless.
Those people, who do not have any cherished dreams, even though they will never be able to make it come true, seem to be deprived of something special, just those people, who lack a sense of humor. The thing is, our ability to dream plays an important role in our life: it helps us, gives moral support, helps to believe in ourselves and to go through the difficulties and offences.
As for me, I’ve always dreamt about the voyage around the world and many times before going to bed I have imagined myself on a huge cruise vessel full of large luxurious boutiques, night clubs and other entertainments. Just imagine marvelous sunset and tranquil ocean; you are sitting in the Jacuzzi with a glass of champagne and admiring the scenery! Although I realize that I am still far from my dream, I’m working hard to make it come true!
Every person has the right to dream, though these dreams may be absolutely illusive, because there is nothing plain and simple in this world and the life will be bright, multi-colored and vivid only when we let us believe in it and see how changeable
Society has been developed, which is attached to the improvement of the material life and spiritual needs of people and from which higher. In parular, tourism is one of the requirements is becoming increasingly popular, tourism is developed from that. Evident from the fact that with passion from childhood, I have grown in my dreams someday become a tour guide, and I myself will choose it as a career to develop the relatives in the future.
Since childhood, I have dreamed of traveling all over the country. What could be better than to be sitting on the bus, train traveling across the length of the S-shaped strip of land. Each area where all the mysteries in her own history, geography, it makes travel more enjoyable. Over the first trip of his desire to become a tour guide in intense when I rolled my eyes of you listening guides unhesitatingly in a certain place, or when I was fascin ated by the game little different on each bus, by complaints was too arulate their humor. In my mind, they are very talented. Growing up, I began to noe other criteria for choosing a career as social needs, career opportunities, etc ... But it seems that tourism and especially vocational instructors never out of fashion. Tour guide is always in the top of the industry long-term development and sustainability. Since then, I even brought in his determination to become a tour guide. Tour guides will "get" a lot. I'm going to go a lot of places, being exposed to many, many cultures with traditions of their own. I will have the opportunity to learn new things about each of their country as well as more experienced for themselves. I will also hone and develop a lot of skills, personality and skills of self-management group of tourists, game management skills, sense of responsibility, dynamism, flexibility and dexterity. In addition, the knowledge of history, geography, foreign language will be carried out using regularly. All of them are my favorite subjects from the second level, and is the subject that I can be proud that he learned well. The income of the profession is also quite high and stable. If you are a man of ability and knowledge, become a tour guide will help you be more successful in life and work. The tour guide also brought in his noble mission. They both advertisers, just as diplomats. They are directly promote the image of our country to the world, to bear all the glibly express all the beauty is Vietnam. In addition, the guide is an important factor contributing to the development of the tourism industry. Today, tourism is increasingly becoming a vital economic sectors, bringing many benefits to the national economy as well as to guide the economy. Thus, the role of tour guide is extremely important. Really proud of how they are standing in the ranks of guides to help the country. Careers travel guides, as well as many other professions, there are challenges, sacrifices. But I loved it and determined to try to learn well the cultural and technical skills required for this job. For me, this is a job that can help develop themselves and contribute to the country effectively.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Không chép mạng thì tự làm đi em, lên đây hỏi xong bảo người ta không chép mạng rồi người ta cho chép mạng thì khác gì nhau đâu
Bài làm
Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Oâi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao!
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp úp làm bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ trung quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon laijn như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng bóp mạnh để lấy không khí trong ruột gà ra ngoài nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên dầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.
Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà kì diệu! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em.em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong việc của mình là cây bút được nằm gon trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.
# Chúc bạn học tốt #
Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.
Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. Đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phẳng hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.
Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.
Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.
Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.
Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.
Chiếc bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc cũng như một người bạn thân thiết đối với mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường học tập đầy gian khó và cả mai sau, trong công việc thường ngày.
Bút bi là dụng cụ siêu tiện lợi ,phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro năm 1930. trong hành trình làm báo và thời gian nghiên cứu,ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Kể từ ấy, ông tự mình tìm tòi và chế tạo ra một loại bút làm vỏ cho loại mực đó.
Bút bi được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Chiếc vỏ bọc bên ngoài bút thường có chất liệu làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại phủ sơn bóng để chứa đựng ruột bên trong cũng đồng thời kiến cho cây bút đẹp hơn, dễ cầm nắm và sang trọng hơn. Vỏ bút có hình ống trụ tròn dài khoảng 15 đến 23 cm, trên thân bút được dám mác của nhà sản xuất và kích thước đầu ngòi,... Vỏ bút thường được sáng tạo với nhiều kiểu dáng sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng nhất.
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng nhất và có nó ta mới có thể sự dụng chúng một cách hữu dụng nhất. đó là nơi chứa mực ,có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết trên giấy. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ, chúng lăn tròn đều khi chúng ta viết và có tác dụng điều chỉnh lượng mực tiết ra vừa phải. Chúng thường được làm từ nhựa dẻo hoặc bằng kim loại nhưng thường chúng làm bằng nhựa để đỡ nặng khi cầm viết.
Và để làm ra cây bút bi hoàn chỉnh chúng ta không thể thiếu những bộ phận phụ như: lò xo ( tạo lực đẩy), nút bấm ( điều chỉnh ngòi bút lên hoặc xuống), nắp gài ( để kẹp vào vở hoặc cài vào áo dễ dàng). Với những bộ phận rất tiện ích thì việc sử dụng chúng rất dễ dàng, chỉ cần vặn hoặc ấn nút trên để tạo lực cho lò xo đẩy ngòi bút lên và viết, khi dùng xong, tránh khô mực hoặc tắc, chúng ta ấn bút bi để đẩy ngòi bút lên.
Cây bút bi đãng trở thành một vật dụng không thể thiếu đối với học sinh sinh viên, họ sử dụng ngày càng nhiều thì lượng bút được sản xuất ra cũng nhiều không kém, nó được sản xuất số lượng lớn dựa vào thị yếu của người tiêu dùng.
Bút bi ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu chúng, công việc viết lách sẽ trở nên bất tiện hơn đối với học sinh và nhiều người có công việc liên quan . Vì vậy, qua những hiểu biết về chúng, chúng ta hãy biết giữ gìn và sử dụng bút bi đúng cách nhất.
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
hãy follow in của tớ nhé:Luzu_ne