K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau :Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại ...... Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

1.Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì

2.Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác tác giả sử dụng những luận cứ nào trong đoạn văn trên

3.Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm thì không cần người giúp.......Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ "Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? Từ thành phần đó hãy xây dựng một câu văn hoàn chỉnh.

4.Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? Em hãy kể thêm những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác mà em biết

0
“... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng...
Đọc tiếp

“... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.”
 

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Cho biết xuất xứ và phương thức biểu đạt chính của văn bản đó?

b. Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, cụm từ “Trong đời sống của mình”, trong đoạn văn trên là thành phần gì của câu? Nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

c. Ghi lại một câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết câu đó được rút gọn thành phần gì? Nêu rõ tác dụng của việc rút gọn câu.

 

1
17 tháng 2 2022

1. Trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

PTBĐ chính: Nghị luận

2. Là thành phần trạng ngữ. Tác dụng: Dùng để nhấn mạnh vào vấn đề được nói tới trong phần sau của câu.

3. Câu rút gọn. Rút gọn thành phần chủ ngữ:

''Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.''

15 tháng 3 2022

 "Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao."

=> Trạng ngữ dùng để nhấn mạnh vào địa điểm được nói đến trong đoạn văn

4 tháng 12 2021

viết một đoạn văn ngắn nêu lên cảm nhận của em về phong cảnh nông thôn qua bài thơ bạn đến chơi nhà

 

4 tháng 12 2021

Tham khảo!

Gợi ý:

 

Đoạn văn cần đảm bảo các ý

- Chỉ rõ điệp ngữ và loại điệp ngữ

- Tác dụng:

+ Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên

+ Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc

=> Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một => Tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

7 tháng 5 2021

biện pháp tu từ là nhân hóa

tác dụng làm tre gần gũi với đời sống và kháng chiến trong đời sống của dân tộc ta . thể hiện tre không khác gì một người bạn trong chiến đấu, là 1 người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống pháp

7 tháng 5 2021

Bn viết đc mấy câu dị😙

4 tháng 12 2016

b) Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.

4 tháng 12 2016

a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Dạng:điệp ngữ cách quãng

b)Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất