K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2023

Tìm hiểu về nhiệt độ sôi: Đầu tiên, hãy tìm hiểu về nhiệt độ sôi của các chất lỏng này. Nhiệt độ sôi là nhiệt độ mà chất lỏng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở áp suất không đổi. Thông thường, nhiệt độ sôi được đo ở áp suất không khí.

Tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng: Xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của chất lỏng. Các yếu tố này có thể bao gồm áp suất, tình trạng tinh thể, tạp chất có mặt trong chất lỏng, và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các yếu tố này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình nhiệt độ sôi của chất lỏng.

Thực hiện thí nghiệm: Bạn có thể thực hiện các thí nghiệm để xác định nhiệt độ sôi của chất lỏng. Để làm điều này, bạn cần một bình chứa chất lỏng và một bộ đo nhiệt độ chính xác. Đặt chất lỏng vào bình chứa và nâng nhiệt độ dần dần. Ghi lại nhiệt độ khi chất lỏng bắt đầu chuyển từ lỏng sang hơi. Quá trình này được gọi là quá trình sôi.

Phân tích kết quả: Sau khi thực hiện thí nghiệm, hãy phân tích kết quả thu được. So sánh kết quả với các giá trị nhiệt độ sôi đã tìm hiểu trước đó để kiểm tra tính chính xác. Nếu có sự khác biệt, hãy xem xét các yếu tố mà bạn đã nghiên cứu trong bước 2 để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra sự khác biệt này.

Tiếp tục nghiên cứu: Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nhiệt độ sôi của chất lỏng, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các thí nghiệm khác. Có thể nghiên cứu về yếu tố áp suất, tác động của các chất tạo thành hỗn hợp, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình sôi.

26 tháng 9 2023

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.

Vấn đề: Tính tan trong nước của đường, mì chính và bột mì.

Câu hỏi: Làm thế nào để xác định tính tan của chúng trong nước?

Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời các câu hỏi đã nêu.

Dự đoán: Đường, mì chính và bột mì có thể tan trong nước do tương tác với phân tử nước.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra, ...) để kiểm tra dự đoán.

Kế hoạch kiểm tra: Tiến hành các thí nghiệm để xem đường, mì chính và bột mì có tan trong nước hay không. Sử dụng cân bằng khối lượng trong quá trình thí nghiệm.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2.

Thực hiện thí nghiệm: Được thực hiện bằng cách cân bằng khối lượng của đường, mì chính và bột mì trước và sau khi hòa tan trong nước. So sánh sự khác biệt trong khối lượng để xác định tính tan của chúng.

Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Viết báo cáo: Tổng hợp kết quả thí nghiệm, thảo luận các kết quả và trình bày báo cáo về tính tan của đường, mì chính và bột mì trong nước dựa trên kết quả thực nghiệm.

1 tháng 4 2017

- Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,…

- Học sinh, sinh viên tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường, giữ sạch đường phố, tích cực ủng hộ chương trình giờ trái đất,…

- Em và các bạn có thể giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nơi ở và các nơi công cộng; sử dụng tiết kiệm điện nước, hạn chế xả rác ra môi trường, sử dụng các sản phẩm than thiện với môi trường; nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và Gia đình; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động lành mạnh để tránh sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn, dịch bệnh,...

3 tháng 12 2017

Mình ko chắc là trả lời đúng hay ko dâu đó nha :

Tại vì mỗi người đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Vd:phụ nữ có thai thì phải ăn đồ nhiều vitamin,trẻ em cũng cần bổ sung các chất chủ yếu,người béo thì phải ăn nhiều rau,người gầy nên ăn đồ có nhiều chất đạm,......

7 tháng 8 2018

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên " 

                             Bài làm

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

19 tháng 9 2023

- Các nước châu Âu quan tâm đến các vấn đề môi trường như môi trường không khí bị ô nhiễm, các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt và vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học…

17 tháng 10 2016

ơ ơ

3 tháng 11 2016

mik cx ko biết. mai phải nộp bài rồi mà giờ chưa viết đc cái gì. hu hu

 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Bước 1: Lắc hạt phấn ở bông cờ cho rơi vào phễu thụ phấn, phễu có thể làm bằng bìa cứng miệng rộng 20 - 25 cm, đáy 3 - 4 cm thủng bịt bằng vải thưa.

Bước 2: Tiến hành thụ phấn. Lắc nhẹ phễu để phấn rơi vào râu ngô, thụ phấn cho từng bắp có thể thụ phấn 1 đến 2 lần trên vụ.

26 tháng 10 2017

- Nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tham gia các công ước quốc tế về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình; ban hành Luật Phòng chống ma túy,...

- Học sinh, sinh viên tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường, giữ sạch đường phố, tích cực ủng hộ chương trình giờ trái đất,...

- Em và các bạn có thể giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp, nơi ở và các nơi công cộng; sử dụng tiết kiệm điện nước, hạn chế xả rác ra môi trường, sử dụng các sản phẩm than thiện với môi trường; nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và Gia đình; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, tham gia các hoạt động lành mạnh để tránh sa vào tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn, dịch bệnh,...