K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

Hiện tượng hóa học vì sắt đã biến thành nâu đỏ nâu.

18 tháng 8 2021

a) Hiện tượng tượng vật lí do không có chất mới tạo ra mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác (từ rắn --> khí)

b) Hiện tượng hóa học do có sự tạo thành chất mới 

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

c) Hiện tượng hóa học do có sự tạo thành chất mới 

d) Hiện tượng tượng vật lí do không có chất mới tạo ra 

e) Khi chiên mỡ, mỡ bị chảy, giai đọan này không có sự biến đổi hóa học vì không sinh ra chất mới mà chỉ là sự thay đổi trạng thái. Khi đun quá lửa có mùi khét, giai đoạn này có sự biến đổi hóa học vì mỡ đã biến đổi thành than và các khí khác

f)  Hiện tượng hóa học do rượu để lâu trong không khí ở nhiệt độ thích hợp sẽ là điều kiện tốt để các vi khuẩn hoạt động ( lên men) dẫn đến làm rượu bị chua 

g) Hiện tượng vật lí do không có sự tạo thành chất mới, chỉ là sự chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí.Nếu như ta ngưng tụ lại thì ta vẫn được cồn như ban đầu.

h) Hiện tượng hóa học do có sự tạo thành chất mới màu xanh (muối đồng) mà không phải là màu đỏ (Cu) ban đầu.

15 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!

Đó là hiện tượng "ăn mòn kim loại". Đây là hiện tượng hóa học : Sắt để lâu trong không khí (ngoài trời) khi tiếp xúc với khi Oxi sẽ tạo ra phản ứng oxi hóa. Khi đó sẽ xuất hiện lớp oxit sắt trên bề mặt cánh cửa gọi là vết gỉ.

* Nguồn : Hoc 24 *

19 tháng 10 2016

 Nguyệt thực là hiện tượng 3 vật thể nằm theo thứ tự: mặt trời- trái đất -mặt trăng cùng trên một đường thẳng (trái đất ở giữa), khi đó ánh sáng của mặt trời đáng lẽ chiếu thẳng đến mặt trăng nhưng vì trái đất nằm giữa nên trái đất che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu được vào mặt trăng nữa, bóng đen của trái đất bao trùm lấy mặt trăng dẫn đến khi ta đứng trên trái đất - phía không nhận được ánh sáng mặt trời- nhìn lên thì sẽ thấy ông trăng bị che khuất (hoặc che một phần) bởi bóng của trái đất. 
- Sơ đồ như sau: 
mặt trời----------------->trái đất----------------->mặt trăng 

2. Nhât thực là hiện tượng 3 vật thể xắp xếp theo thứ tự bao gồm trái đất - mặt trăng - mặt trời cùng trên một đường thẳng (mặt trăng ở giữa), cho nên khi ta đứng trên mặt đất - nhìn lên mặt trời thì sẽ bị mặt trăng che khuất vì thế lúc đó ta không nhìn thấy mặt trời nữa mà chỉ nhìn thấy một bóng đen (chính là mặt trăng) che khuất mặt trời (hoặc che một phần). 
- Sơ đồ vị trí các vật thể như sau: 
trái đất------------------->mặt trăng------------------>mặt trời 

 

19 tháng 10 2016

Bạn viết ngắn gọn hơn được không? Cái này có ở trên mạng, mình xem rồi. Nó dài quá, mình không học được, bạn rút ngắn lại nhé!

22 tháng 12 2020

Đó là do trong vỏ của tôm cua có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm cua (astaxanthin cũng chính là sắc tố tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi). Bình thường khi tôm cua còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm cua có màu xanh đen.

Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy.

19 tháng 12 2021

Câu trả lời như sau:

Do trong vỏ của tôm cua có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin,tạo nên màu đỏ cam cho tôm cua .Bình thường khi tôm cua còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm cua có màu xanh đen.

Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy.

 

13 tháng 12 2021

Để dòng điện chạy qua mạch, cần có nguồn điện (pin), vật dẫn (giấy bạc) và một mạch kín. 

Giấy bạc gồm nhôm, thép và thiếc, do đó đây là vật dẫn lý tưởng cho dòng điện.

Khi gắn hai đầu giấy bạc vào các cực của pin, ta có một mạch điện đơn giản. 

Giấy bạc có phần nối rộng 2 mm. Vật dẫn càng mỏng, điện trở càng lớn, năng lượng giải phóng càng nhiều. 

Do đó, khi dòng điện chạy qua sợi giấy bạc, nó làm nóng dải hẹp đó. Phần nối bị nóng lên, giống dây tóc hình xoắn trong bóng đèn. Nhiệt độ cao khiến nó bùng cháy. 

15 tháng 10 2016

1.

Nhật thực là một trong số những màn trình diễn đẹp nhất của tự nhiên. Nó xảy ra khi nào mà Trái Đất , mặt trăng và mặt trời thẳng hàng trên 1 mặt phẳng và mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời, che phủ 1 phần hay toàn bộ ngôi sao gần nhất của chúng ta.Vì quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một mặt phẳng nghiêng so với quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất nên 2 mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm nối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm.Nhật thực toàn phần về cơ bản chỉ kéo dài vài phút, Mitzi Adams nhà thiên văn học mặt trời NASA của trung tâm hàng không vũ trụ Marshall ở Huntsville, Ala. Nhật thực dài nhất diễn ra trong 7 phút.Ít nhất là 2 hoặc thậm chí 5 lần nhật thực diễn ra trong 1 năm. Một số là nhật thực hình khuyên - thuật ngữ chỉ mặt trăng bao phủ phần lớn mặt trời. Nhật thực toàn phần không nhiều hơn 2 lần.Nhật thực toàn phần khá hiếm nhưng sự hoàn hảo này - mặt trời hoàn toàn bị che phủ bởi mặt trăng- chỉ tồn tại trong 1 cung đường hẹp trên bề mặt trái đất, trong khi ngược lại nhật thực 1 phần có thể được nhìn thấy trong 1 vùng khá rộng.2.Nguyệt thực có thể diễn ra chỉ khi nó là trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt tTăng hoàn toàn thẳng hàng-chỉ lệch 1 tẹo cũng khiến nó thành nguyệt thực 1 phần hoặc ko có nguyệt thực. Bởi vì quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất nằm lệch 1 tẹo so với quỹ đạo trái đất với mặt trời, sự thẳng hàng hoàn hảo để tạo ra nguyệt thực không phải lúc nào cũng có thể diễn ra khi trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần mất vài giờ trong suốt sự kiện. Nguyệt thực diễn ra như sau: Trái đất tạo nên 2 vùng bóng trên mặt trăng: vùng tối là bóng đen đặc. Vùng nửa tối là bóng bên ngoài tối 1 phần. Mặt trăng đi qua những bóng này theo từng bước. Bước đầu và cuối- khi mặt trăng nằm tỏng vùng nửa tối-không dễ nhìn thấy lắm, vì thế phần hay nhất của nguyệt thực là giữa sự kiện, khi mặt trăng nằm trong vùng tối hoàn toàn.Nguyệt thực toàn phần là 1 sự kiện khá đặc biệt. Từ khi mặt trăng được tạo nên, cách đây khoảng 4.5 tỷ năm nó đã dịch ra xa trái đất (khoảng 4cm/năm) vị trí hiện tại là chuẩn : mặt trăng đang ở tại vị trí hoàn hảo để bóng trái đất phủ lên mặt trăng hoàn toàn. nhưng hiếm hoi. Từ nay đến hàng tỷ năm nữa cũng không có đâu.
16 tháng 10 2016

Nhật thực xảy ra khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất vao ban ngay bị mặt trăng che khuất.

Nguyệt thực xảy ra khi ánh sáng mặt trăng chiếu sáng xuống trái đất vào ban đêm bị trái đất che khuất ánh sáng từ mặt trời chiếu sáng đến mặt trăng.

 

15 tháng 7 2017

Hiện tượng vật lí vì dây sắt bị thay đổi hình dạng.