K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2022

hiện tượng mê tín dị đoan cần phải đấu tranh tư tưởng để loại bỏ.

nguyên nhân mà nhiều học sinh có suy nghĩ như vậy là do sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, có thể là do gia đình, học bạn học bè hoặc do ảnh hưởng từ mạng xã hội. hiện tượng này cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, tránh việc suy nghĩ của các thế hệ mai sau lệch lạc một cách không kiểm soát, ngoài ra cần phải tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc mê tín dị đoan thái quá, ví dụ như trường hợp trên, đồng thời nói rõ ràng hậu quả khôn lường mà mê tín dị đoan đem lại.

có lẽ bây giờ bạn không cần bài này của mình nhma mình vẫn cứ gửi cho vui vì mình cũng đang rảnh =)))

30 tháng 4 2023

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

 

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

30 tháng 4 2023

chơi quan tâm j

 

Trong hành trang bước vào đời, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Để bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc của một số nước trên thế giới, nhân dân ta đã nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập nên mới có câu: ”Đá mài mới sắc, người có học mới nên”, coi đó là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường học vấn mà mỗi chúng ta sẽ trải qua. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, có một bộ phận không nhỏ học sinh thường hay lơ là, chán học vì không định hướng được tương lai và sự nghiệp cho bản thân, đặc biệt là không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Song điều cơ bản vẫn là thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chính chắn do không xác định rõ mục đích của việc học. Trước thực trạng đáng buồn này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của riêng mình.

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc lơ là, chán học. Trong khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tri thức ngày càng được nâng cao, thì trình độ học vấn là tiền đề để đưa chúng ta đến với sự thành công. Vậy tại sao nhiều học sinh hiện nay lại không quan tâm đến việc học? Có ý kiến cho rằng việc lười học là do chương trình học quá nặng, hay nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nhưng đối với tôi đấy chưa phải là nguyên nhân thuyết phục. Việc chán học là do ý thức học tập của mỗi người, không có tinh thần cầu tiến, vươn lên trong học tập, mặc dù bạn học yếu nhưng khi bạn có sự nổ lực, vượt khó tôi tin bạn sẽ làm được những điều mình ước mơ vì tôi luôn tâm đắc với câu:” Dốt đến đâu, học lâu cũng biết”. Học tập không chỉ giúp chúng ta trau dồi kiến thức bản thân mà còn giúp ta rèn luyện tư cách và phẩm chất đạo đức của mình.

Đa số học sinh hiện nay do chạy theo xu hướng thời thượng của xã hội, đua đòi theo những cái mới mà quên chuyện học tập thậm chí có nhiều bạn còn có ý định nghỉ học. Do không đủ kiến thức, kĩ năng sống nên bị một số đối tượng xấu của xã hội lôi kéo, xúi  giục dẫn tới việc không còn hứng thú trong học tập.

Ngoài những nguyên nhân tôi vừa nêu trên còn có một số tác động khác từ gia đình và xã hội làm một số bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi đi học. Đâu đó vẫn còn những gia đình không thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đến việc học hành của con em mình, không có biện pháp giáo dục để giúp con em mình tiến bộ hơn.

7 tháng 1 2020

Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

23 tháng 12 2017

1/ Trang là người nhút nhát và là người không có tính chắc chắn luôn do dự,không tự tin.

2/Em không tán thành vơi suy nghĩ và hành động  của Trang. Vì tính nhút nhát sẽ làm ta mất tự tin và điiều đó không làm ta phát huy hết khả năng mà mình có, chỉ có tự tin chúng ta mới bộc lộ được khả năng của mình và biết mình ở ngưỡng nào.

3/Nếu là Trang em sẽ phát biểu ý kiến  của riêng mình và tự tin về ý kiến đó.

Câu 1,2,3 là mình tự nghĩ nha và bạn nên kiểm tra lại đây là câu trả lời riêng của mình nếu thấy được k đúng cho mình luôn nha.

23 tháng 12 2017

1/ Trang là người có tính nhút nhát, không dũng cảm.

2/ Em không tán thành với suy nghĩ và hành động của Trang. Vì chúng ta phải dũng cảm, nói tất cả những ý kiến phát biểu của mình ra, không được giấu trong lòng.

3/  Em sẽ nói ra tất că những ý kiến phát biểu trong tuần vừa qua.

k cho mình nha!

8 tháng 5 2019

ko.Vi con cai can hoc de lay kien thuc

b. Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

11 tháng 7 2018

BANGTAN

Thanh xuân là thứ có thể rất chua chát cũng có thể rất ngọt ngào, tôi không cần biết vì khi nghĩ đến thanh xuân của mình bạn sẽ thấy cảm xúc bồi hồi. Khi chúng ta còn ở dưới mái trường thì trường học là một nơi nhàm chán có người còn nghĩ nó đáng sợ chúng ta hãy gọi nó là "địa ngục" nhưng khi nghĩ lại thì cái chúng ta gọi là địa ngục là nơi chúng ta muốn trở lại nhất.Bởi vì...
Đọc tiếp

Thanh xuân là thứ có thể rất chua chát cũng có thể rất ngọt ngào, tôi không cần biết vì khi nghĩ đến thanh xuân của mình bạn sẽ thấy cảm xúc bồi hồi. Khi chúng ta còn ở dưới mái trường thì trường học là một nơi nhàm chán có người còn nghĩ nó đáng sợ chúng ta hãy gọi nó là "địa ngục" nhưng khi nghĩ lại thì cái chúng ta gọi là địa ngục là nơi chúng ta muốn trở lại nhất.Bởi vì vậy hãy điều gì bạn thích có thể là hơi nổi loạn nhưng hãy nghĩ là nếu bạn của 10 năm sau sẽ nghĩ thế nào? Bạn chắc chắn sé phá lên cười vì mình đã từng như thế đấy. bạn có kể cho con của bạn, những đứa trẻ quanh xóm về thanh xuân dữ dội đó.Hãy làm những gì mình thích đi nhưng bạn cũng phải suy nghĩ vì có thể những hành động mà bạn xem là thích đó có thể gây hai.Đọc đến đay có lẽ bạn nghĩ tôi là một người lớn nhưng tôi chỉ mới 12 tuổi thôi nhé! Tôi xem nhiều cuốn sách và phim về tuổi thanh xuân nên tôi mới có thể nói ra những lời như thế này. Có thể sẽ có nhiều người xem tôi là kẻ lắm lời nhưng ko sao cả TÔI THÍCH THÌ TÔI LÀM THÔI. Vì đây là thanh xuân của tôi mà.

CHÚC BẠN CÓ MỘT TUỔI THANH XUÂN THẬT ĐẸP!^-^

3
16 tháng 4 2018

CẢM ƠN BẠN 

^_^

CHÚC BN CŨNG SẼ CÓ MỘT THANH XUÂN THẬT ĐẸP

BÀI VIẾT CỦA BN RẤT HAY

16 tháng 4 2018

Chỉ bt đăng linh tinh thôi mấy ông

27 tháng 1 2022

tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy trong học sinh, kiên quyết không để các loại ma túy xâm nhập vào trường học.

27 tháng 1 2022

Hiện tượng này phản ánh những dân chơi ma tuý thường  dụ dỗ những em học sinh ham chơi, lười học

Là học sinh em cần : Không nên tiếp xúc với những người nghiện ma tuý, không cầm những đồ lạ như bột màu trắng ( có thể là ma tuý )