K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2020

- Nông nghiệp

+, Dùng sức kéo của trâu, bò.

+, Có đê phòng lụt.

+, Cấy 1 năm 2 vụ.

+, Trồng nhiều cây ăn quả.

+, Kĩ thuật " Dùng côn trùng diệt côn trùng ".

- Thủ công nghiệp

+, Nghề rèn sắt, nghế gốm, nghề dệt vải phát triển.

+, Chính quyền đô hộ nắm được quyền về sắt.

- Thương nghiệp

+, Hàng hóa được trao đổi ở các chợ làng.

+, Trung tâm: Long Biên, Luy Lâu.

+, Có người Trung Quốc, Gia-va, Ấn - độ , .... đến buôn bán.

+, Chính quyền đô hộ được quyền về ngoại thương.

\(\Rightarrow\)Kinh tế có phát triển.

~ HOK TỐT ~

14 tháng 5 2021

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+         Thủy lợi được củng cố.

+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền

 + Thuỷ lợi được củng cố.

 + Giống cây trồng càng phong phú.

 + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.

 
14 tháng 5 2021

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+ Ruộng đất ở cả hai đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

15 tháng 6 2019

Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô ma:

Ở Hy lạp và Rô ma cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò lớn trong nền kinh tế:

   - Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận.

   - Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với quy mô lớn đã thu hút được nhiều người lao động.

   - Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hy lạp và Rô ma đem các thứ sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô liu, đồ mỹ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm…đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải.

   - Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ, Các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình.

   - Như thế nền kinh tế của các nhà nước ở Địa Trung Hải phát triển mau lẹ, Hy lạp và Rô ma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh.

22 tháng 12 2021

Chọn D

22 tháng 12 2021

b

22 tháng 12 2020

Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Về nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân.

+ Đời sống nhân dân ổn định, người dân chuyên tâm vào các hoạt động thủ công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng chất lượng, tinh sảo.

+ Nông nghiệp phát triển cũng cung cấp nhiều mặt hàng nông sản để trao đổi, buôn bán, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

- Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

- Về thương nghiệp: Hoạt động thương nghiệp phát triển, nhu cầu về các mặt hàng ngày càng nhiều, kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.

=> Như vậy, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

22 tháng 12 2020

Cảm ơn nhiều nha 😃

20 tháng 5 2016

* Nông Nghiệp:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Thủ công nghiệp :

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
* Thương nghiệp :

- Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
 

20 tháng 5 2016

* Nông nghiệp :

- Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa đói kém diễn ra dồn dập

- Chính quyền ít quan tâm đến thủy lợi

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

* Thủ công nghiệp :

- Xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công như làng gốm Phố Hà, làng dệt La Khê

* Thương nghiệp :

- Việc buôn bán phát triển, ngoài Thăng Long với 36 phố phường, một số đô thị hình thành như phố Hiến (Hưng Yên)

19 tháng 2 2017

nông nghiệp ; kêu gọi nhân dân phiêu tan về quê làm ruộng

Đặt ra 1 số chức quan chuyên lo về nong nghiệp

cấm giết trâu bò, quan tâm pháp triển ,nền sản xuất dược khôi phục

Đời sống nhân dân dc cải thiện

THỦ CÔNG; pháp triển thủ cong ở các làng xã ,kinh đô thăng long là nơi tap chung nganh thủ cong các công xưởng nhà nc quản lý ,dc quan tam