K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2022

Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Gan giúp điều hòa nồng độ glucose trong máu (đường huyết). 

Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên, gan nhận và biến đổi glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào tăng cường nhận và sử dụng glucose, đưa nồng độ glucose trong máu về mức ổn định. 

Khi nồng độ glucose trong máu giảm, gan chuyển đổi glicogen thành glucose đưa vào máu, làm đường huyết tăng lên về mức ổn định. 

24 tháng 5 2022

Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, kích thích tế bào ß tụy tiết ra hoocmôn insulin. Insulin có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan, đồng thời làm cho các tế bào tăng nhận sử dụng glucôzơ. Do vậy, nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì ở nồng độ ổn định 

Xa bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế bào a tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen có ở trong gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở nồng độ ổn định 

→ Gan có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của nồng độ glucôzơ trong máu



 

14 tháng 7 2023

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định.

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định

- Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.

16 tháng 7 2023

https://loigiaihay.com/can-bang-noi-moi-c70a16346.html

:)?

1 tháng 10 2017

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

31 tháng 12 2021

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

14 tháng 4 2019

Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì: Bất kì một bộ phận nàotham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.

Hiện tượng Oxi kết hợp với Hemoglobin trong máu để biến máu đỏ sẫm thành máu đỏ tươi là: Phản ứng hóa học vì trong quá trình biến đổi chất này có tạo thành chất khác.

P/S: Phần in đậm là phần trả lời, phần còn lại mình giải thích thêm 

22 tháng 4 2017

Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì chúng đảm nhận những chức năng sau:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển họat động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn để tăng hay giảm họat động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.



22 tháng 4 2017

Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì chúng đảm nhận những chức năng sau:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển họat động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn để tăng hay giảm họat động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.



5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của việc duy trì ổn định thân nhiệt ở người: Thân nhiệt được duy trì ổn định quanh một giá trị nhất định ngay cả khi nhiệt độ môi trường cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ cơ thể sẽ giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thân nhiệt hạ xuống dưới 35 oC hoặc tăng lên trên 38 oC thì tim, hệ thần kinh và cơ quan khác có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

- Các cơ chế duy trì thân nhiệt:

+ Cơ chế thần kinh: Sự tăng, giảm quá trình dị hóa để điều tiết sự sinh nhiệt, cùng với các phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông,… để điều khiển quá trình tỏa nhiệt đều là các phản xạ được thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

+ Cơ chế thể dịch: Lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hóa tăng hoặc giảm, góp phần duy trì ổn định thân nhiệt.

24 tháng 3 2019

Đáp án đúng : D

2 tháng 7 2018

Đáp án D

Tuyến tuỵ tiết hormone insulin và glucagon để điều hoà lượng đường trong máu.

Insulin làm giảm nồng độ đường; glucagon làm tăng nồng độ đường.

4 tháng 8 2019

Đáp án đúng : A