K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

TK :

- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề săn bắt. Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ. 

- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.

- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu và đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.  

- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.

- Sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy - em gái Sang Mô. Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.

25 tháng 11 2021

B

B. Ghi lại...tự sự.

21 tháng 11 2018

Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

13 tháng 11 2018

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con

13 tháng 11 2018

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc thuộc thể loại truyện trung đại.

Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ hay bắt chước nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (lúc đầu ở gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) chuyển vị trí sinh sống để thầy Mạnh Tử có chỗ phù hợp với việc học tập. Mẹ thầy Mạnh Tử là người rất biết giữ lời, không nuông chiều con cái và sau này thầy thành người tài giỏi, nổi tiếng chính là một phần công sức của bà.

đây nha / Chàng tên là Út, ở làng trên, được cha truyền nghề thợ xoay. Nàng tên là Sen, ở làng dưới, kế nghiệp mẹ làm thợ chămd men. Cả hai đều khéo léo, tài hoa , đều được xem là nghệ nhân nổi tiến khắp vùng gốm ven sông Đồng Nai. Chàng Út có thói quen in dấu ngón tay út của mình vào sản phẩm mỗi khi xoay xong. Nàng Sen lại ưa thích tạo họa tiết chắm men thành hình búp sen xanh như ten của mình . Dần dần, mặt hàng gốm in dấu ngón tay út và búp sen xanh trở thành mặt hàng được ưa chuộng nhất vùng. Cũng từ mặt hàng gốm này mà chàng Út gắp được nàng Sen . Rồi họ kết duyên vợ chồng , cùng chung tài, chung sức làm cho hàng gốm của mình ngày càng thêm đẹp , thêm độc đáo . Một hôm, đúng lúc chàng Út qua sông song chờ đất , một toán cướp kéo vào làng đốt phá, cướp bóc, bắt phụ nữ đem đi. Nàng Sen cũng bị chúng bắt. Nhân lúc toán cướp sơ hở, nàng tìm cách cởi trói rồi chạy ra sông, bơi sang bờ bên này . Bên kia sông, thấy vợ đang chới với giữa dòng nước xiết , chàng Út vội bơi ra cứu vợ. Đến giữa sông , lúc hai vợ chồng gặp nhau cũng là lúc bọn cướp phát hiẹn được họ . Chúng hò nhau bắn tên như mưa, giết chết cả hai vợ chồng. Dòng sông quê hương thương đôi vợ chồng thợ gốm tài hoa, chung thủy đã dìu 2 cái xác lại gần, cho cùng trôi bên nhau. Kì lạ là máu từ các vết thương trên nguời họ cứ mãi tuôn chảy , nhuộm đỏ cả khúc sông dài hàng chục dặm . Sóng nước dạt dào vỗ vào 2 bờ đất. Đất ngấm máu hóa đỏ thẫm , mịn và dẻo, quện cào nhau không rời. Loại đất đặc biệt ấy chính là đất làm gốm nổi tiếng của các làng nghề truyeng thống vùng Biên Hoa-Đồng nai ngày nay 

15 tháng 11 2021

Sao mà mik thấy như bản truyện gốc z

 

6 tháng 1 2020

Sự tích sông Công núi Cốc

Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.

Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.

Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?

Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".

Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.

Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.

Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.

Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.

1 tháng 3 2021
Ngày trước, ở vùng Thom có nhà kia sinh được một cô con gái đặt tên là Nồng. Càng lớn, cô gái càng xinh đẹp.

Nhà nàng Nồng khá giả, có của ăn của để, có vựa lúa lớn, vườn cây rộng. Trong vùng, có một chàng trai khỏe mạnh, tên là Ếch. Nhưng nhà chàng Ếch lại nghèo khó, gia sản chả có gì ngoài túp lều ở cạnh bờ sông. Cha mẹ mất sớm, nên Ếch phải sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Đặc biệt, chàng có biệt tài bắt Ếch rất giỏi. Chàng thường bắt Ếch đem ra chợ bán để sinh sống. Một hôm, nàng Nồng đi chợ sớm, đường vắng vẻ, nàng bị một toán cướp ba tên chặn lại, định hành hung. Khi Ếch vừa đi tới, chàng dùng sức đánh ba tên cướp, cứu được nàng Nồng. Cảm ơn nghĩa cử đẹp đẽ ấy, nàng Nồng hỏi chuyện gia cảnh, rồi đem bụng thương yêu kẻ mình đã hàm ơn. Chàng Ếch cũng không ngờ mình gặp được một cô gái xinh đẹp đến thế, nên đem bụng thương thầm. Nhưng khi tính tới chuyện trăm năm, thì chàng Ếch ngại ngần mãi sau mới nói ra:

- Nhà tôi với nhà nàng không môn đăng hộ đối, chắc khó mà thành. Cha nàng chắc không bao giờ bằng lòng cho tôi lấy nàng đâu!

Nghe vậy nàng Nồng vội gạt đi:

- Bộ anh không nghe người ta hát “Đôi ta gá nghĩa chung tình, dù ăn cơm quán, ngủ đình cũng ưng" sao? rồi nàng nói tiếp:

Không lấy được anh, thì cả đời em nguyền không lấy ai làm chồng cả.

Chuyện hai người thương nhau đến tai cha nàng Nồng. Cha nàng gọi nàng ra tra hỏi: Nàng định giấu, nhưng về sau phải thưa hết chuyện cho cha mình nghe. Người cha giận con lắm, bèn lấy roi đánh tới tấp, rồi mang cây mác thong cắm phập ngoài sân và thét lớn:

Mày còn đi lại với thằng khố rách áo ôm đó, thì hãy nhìn cây mác này!

Biết chuyện, chàng Ếch đau buồn, bỏ làng ra đi không một lời từ biệt. Sau khi biết tin người yêu bỏ làng ra đi, nàng Nồng đau khổ vô cùng, nàng xin cha mẹ cho mình cắt tóc đi tu. Nàng lập một ngôi chùa ở ven rừng nơi đầu làng, ngày ngày tụng kinh niệm phật để giữ trọn lời thề hẹn với người thương của mình. Ở nơi xa, chàng Ếch được tin, rất lấy làm phục người yêu đã giữ trọn lời hứa với mình, liền quay về làng Đa Phước, cách quê hương của nàng Nồng không xa, cũng lập chùa thờ Phật, ngày ngày vui với tiếng kinh, tiếng mõ. Người trong vùng gọi chùa của chàng Ếch là chùa Sãi Ếch, về sau nói trại thành chùa Soi Ếch. Còn chùa nàng Nồng về sau được nói trại thành chùa Trà Nồng. Cả hai ngôi chùa ngày nay vẫn còn ở huyện Mỏ Cày.