K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

tham khảo

Sau đây sẽ là tính tan của các nhóm chất có trong nước:Bazơ: phần lớn các bazơ đều sẽ không tan. ...

Axit: hầu hết các axit đều có thể tan được trong nước, trừ H2, SiO3

.Muối: Các muối nitrat đều sẽ tan trong nước.Phần lớn các muối clorua và sunfat cũng có thể tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.

2 tháng 5 2022

Tham khảo

Sau đây sẽ là tính tan của các nhóm chất có trong nước:

Bazơ: phần lớn các bazơ đều sẽ không tan. ...

Axit: hầu hết các axit đều có thể tan được trong nước, trừ H2, SiO3.Muối: 

Các muối nitrat đều sẽ tan trong nước.

Phần lớn các muối clorua và sunfat cũng có thể tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất ta dựa vào độ tan của từng chất trong nước.

- Để xác định khối lượng chất tan trong một dung dịch có nhiều cách, như:

+ Dựa vào khối lượng dung dịch và khối lượng dung môi: mct = mdd - mdm

+ Dựa vào nồng độ phần trăm và khối lượng dung dịch: Khi hoà chất rắn vào nước, có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan trong nước. Làm thế nào để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất và xác định khối lượng chất tan có trong một dung dịch? (ảnh 1)

 

+ Dựa vào nồng độ mol, thể tích dung dịch và khối lượng mol chất tan.

Khi hoà chất rắn vào nước, có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan trong nước. Làm thế nào để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất và xác định khối lượng chất tan có trong một dung dịch? (ảnh 2)
21 tháng 4 2023

Các chất được cấu tạo bởi các nguyên tử và phân tử. Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo thành các phân tử, và các phân tử này có thể kết hợp với nhau để tạo thành các chất khác nhau.

Trong trường hợp của việc thả cục đường vào cốc nước và khoáy lên, đường tan và nước có vị ngọt là do quá trình hòa tan. Đường (saccarozơ) là một loại phân tử có tính chất phân cực, có khả năng tương tác với các phân tử nước thông qua các liên kết hidro. Khi đường được thả vào nước và khoáy lên, các phân tử đường tương tác với các phân tử nước, giúp đường tan trong nước. Khi đường tan, các phân tử saccarozơ bị phá vỡ thành các phân tử đơn giản hơn, gồm glucose và fructose. Các phân tử này cũng có tính chất phân cực và tương tác với các phân tử nước, tạo ra một dung dịch có vị ngọt. Do đó, khi uống nước có đường, ta cảm thấy nước có vị ngọt.

20 tháng 11 2021

Tham khảo:

Biện pháp thuỷ lợi: Xây dưng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm

Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do

Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất

Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn

Lên luống (liếp)Lật úp đất thành luống caoLớp đất phèn phía dưới được lật lên trênGốc rạ, cỏ dại bị úp xuống.Tạo thành lớp đệm hữu cơ

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG: Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu

20 tháng 11 2021

yessir

26 tháng 8 2019

a)- Khí C2H4 không tan trong nước => có thể thu được hoàn toàn khí X bằng cách đẩy nước => hình vẽ A để thu khí C2H4.

- SO2 là khí ít tan trong nước => một phần hòa tan trong nước tạo thành dd axit, phần còn lại không tan ta sẽ thu được khí => hình vẽ B thu khí SO2

SO2 + H2O   H2SO3

- HCl là khí tan nhiều trong nước => hình vẽ C ứng với thu khí HCl

b)+ Thay nước cất bằng dd nước Br2 thì mực nước trong chậu A và B sẽ dâng cao hết lên đáy ỗng nghiệm, do C2H4 và SO2 cùng có phản ứng với dd nước Br2

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

+ Thay nước cất bằng dd NaOH thì mực nước trong chậu A không thay đổi do C2H4 không có phản ứng với dd NaOH, còn mực nước trong chậu B dâng lên đáy ống nghiệm do SO2 phản ứng với dd NaOH

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2Ó

SO2 + NaOH → NaHSO3

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

- Tính chất hoá học của muối:

+ Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

+ Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

+ Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

+ Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

- Mối liên hệ giữa muối và các hợp chất khác được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Muối là loại hợp chất có nhiều trong tự nhiên, trong nước biển, trong đất, trong các mỏ hình 12.1

3 tháng 10 2016

1. Bỏ chất đó vào nước, khuấy đều lên, nếu còn lắng đọng chất đó ở dưới bề mặt đáy của nước thì chất đó không tan trong nước, còn nếu hòa tan vào nước và không còn lắng đọng lại thì chất đó tan được trong nước.

2. + Nếu một chất có thể biến đổi thành chất khác như cháy được, phân hủy được... thì ta có thể nhận ra được tính chất hóa học của chất.

24 tháng 10 2016

1. Ta khuấy đều chất đó cùng với nước. Nếu chất đó đọng dưới đáy thì chất đó không tan trong nước, còn nêú chất đó không đọng lại dưới đáy thì chất đó tan trong nước.
2.Để nhận ra tính chất hóa học của chất ta làm thí nghiệm xem chất đó có biến đổi thành chất khác được hay không.

19 tháng 7 2023

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được thể hiện qua tất cả các thành phần của tự nhiên: khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật. Trong đó, khí hậu là thành phần chi phối tính chất của các thành phần khác

1. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới

 Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20oC (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Số giờ nắng đạt từ 1 400 - 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.

b. Tính chất ẩm

 - Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.

- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 - 2 000 mm/năm.

c. Tính chất gió mùa

 - Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ.

2. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đá bị phong hoá mạnh mẽ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiến địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.

- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.

3. Sông ngòi mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình chi phối)

- Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều => Sông nhiều nước, hơn 800 tỉ m3/năm.

- Địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh => Sông nhiều phù sa, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Địa hình phân hoá đa dạng, trải qua thời kì Tân kiến tạo bị nâng lên hạ xuống thành nhiều bậc khác nhau => Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều thác ghềnh.

- Khí hậu có hai mùa: mùa mưa và mùa khô => Chế độ nước sông có hai mùa: màu lũ và mùa cạn.

 
18 tháng 7 2023

Tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm: Sự tương tác giữa gió mùa Đông Nam và Tây Bắc. Mang theo nhiều hơi nước, mưa dồn dập, kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9. Gió mùa ẩm cung cấp nước cho cây trồng và đất đai, làm phong phú nguồn nước cho sông và hồ. Tuy vậy, nó cũng có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất. Nó cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh khí hậu và duy trì đa dạng sinh thái!