Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:
a. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."
(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)
b. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi xạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ."
(Bếp lửa - Bằng Việt)
c. "Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta."
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
d. "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
e. "Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
(Sau phút chia ly - Đặng Trần Côn)
a. Phép chơi chữ: "quốc quốc", "gia gia".
"Quốc quốc" mô phỏng âm thanh tiếng chim cuốc kêu, đồng thời "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, đất nước.
"Gia gia" mô phỏng âm thanh tiếng chim đa đa kêu, đồng thời "gia" cũng có nghĩa là nhà.
=> Thể hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.
b. Điệp từ "nhóm" có hai ý nghĩa:
- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, củi cháy.
- Nghĩa bóng: Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.
Qua từ "nhóm", bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà còn khơi lên trong cháu những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước mình; giúp cháu thấy được sự tần tảo của người phụ nữ, người mẹ, người bà Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ "nhóm" được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ càng khắc sâu những tình cảm thiêng liêng ấy.
c. Phép nói giảm nói tránh: "thôi đã thôi rồi" => Nhằm làm giảm cảm giác đau buồn và tránh nhắc đến cái chết đau đớn của người bạn tác giả.
d. Phép hoán dụ "trái tim": chỉ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm. Những người lính yêu nước còn thì những đoàn xe chiến đấu vì miền Nam mãi tiến về phía trước.
e. Phép điệp vòng tròn: "Chẳng thấy - thấy", "ngàn dâu - ngàn dâu"
Cho thấy nỗi chia ly khắc khoải của người chinh phu và người chinh phụ. Vừa chia tay đó mà đã cách biệt vạn quan san, chỉ còn nhìn thấy núi non trùng điệp và ngàn dâu xanh.
a. Phép chơi chữ: "quốc quốc", "gia gia".
"Quốc quốc" mô phỏng âm thanh tiếng chim cuốc kêu, đồng thời "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, đất nước.
"Gia gia" mô phỏng âm thanh tiếng chim đa đa kêu, đồng thời "gia" cũng có nghĩa là nhà.
=> Thể hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.
b. Điệp từ "nhóm" có hai ý nghĩa:
- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, củi cháy.
- Nghĩa bóng: Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.
Qua từ "nhóm", bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà còn khơi lên trong cháu những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước mình; giúp cháu thấy được sự tần tảo của người phụ nữ, người mẹ, người bà Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ "nhóm" được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ càng khắc sâu những tình cảm thiêng liêng ấy.
c. Phép nói giảm nói tránh: "thôi đã thôi rồi" => Nhằm làm giảm cảm giác đau buồn và tránh nhắc đến cái chết đau đớn của người bạn tác giả.
d. Phép hoán dụ "trái tim": chỉ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm. Những người lính yêu nước còn thì những đoàn xe chiến đấu vì miền Nam mãi tiến về phía trước.
e. Phép điệp vòng tròn: "Chẳng thấy - thấy", "ngàn dâu - ngàn dâu"
Cho thấy nỗi chia ly khắc khoải của người chinh phu và người chinh phụ. Vừa chia tay đó mà đã cách biệt vạn quan san, chỉ còn nhìn thấy núi non trùng điệp và ngàn dâu xanh.