Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận , văn bản thông ti
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.
- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.
- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.
Các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận là:
– Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
– Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận
– Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình:
Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viếtBằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế→ Trong văn nghị luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
- thường nội dung truyện luôn hướng về cái kết đẹp, người tốt thắng kẻ xấu, thể hiện khát vọng của nhân dân, luôn có nhân vật và sự việc.
- là loại thơ một câu 6 chữ và một câu 8 chữ xen kẽ nhau, âm cuối của câu 6 trùng với âm của từ thứ 6 trong câu 8 và âm cuối trong câu 8 trùng với âm của từ cuối trong câu 6.
-
+ Hồi kí: là những trải nghiệm mà tác giả đã trải qua được tác giả hồi tưởng lại và tạo ra tác phẩm.
+ Du kí: là những trải nghiệm mà tác giả đang được cảm nhận và người trực tiếp ghi lại.
- là những bài, đoạn văn bàn luận về một tác phẩm nào đó.
- là những văn bản cung cấp những thông tin chính xác, khách quan cho người đọc.
Bạn tham khảo nha:
1. Truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu.
- Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.
- Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,..
2. Thơ lục bát
– Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
– Thứ hai: Về cách gieo vần+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.
– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bátCó sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.
3. Hồi kí, du kí
- Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả. Nhân vật xưng “tôi” trong hồi kí là hình ảnh của tác giả.
- Thường xưng “tôi”, “chúng tôi”, là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian hay những sự khác biệt trong nhận thức, quan niệm…
- “Ghi chép” hiểu theo cách thông thường là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.
4. Nghị luận văn học:
- Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả
- Tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
5. Văn bản thông tin:
- Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
- Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu....
Bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật bởi nó có quan điểm riêng, góc nhìn riêng của người viết về tác phẩm. Dĩ nhiên, bài viết cũng cung cấp một số thông tin khách quan về tác phẩm, nhưng những thông tin này được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị của đối tượng được đề cập đến.
Văn bản thông tin
-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền
Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống | Biểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. | Dẫn ra câu nói của Đặng Thùy Trâm, đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. | Khẳng định vấn đề nghị luận |
Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. | Lí lẽ 1: Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Dẫn chứng 1: Không con đường nào bằng phẳng. Lí lẽ 2: Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng. Dẫn chứng 2: Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành. Lí lẽ 3: Thành công bắt đầu từ thất bại. Dẫn chứng 3: Thomas Edison. Nick Vuijicic… Các tấm gương vượt khó để có thành công. Lí lẽ 4: Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. Dẫn chứng 4: Hình ảnh bông hoa hồng.
| Tăng tính thuyết phục cho luận điểm đã viết. |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | Đi từ luận điểm lí lẽ đến dẫn chứng theo trình tự từ cá nhân là “Ta” đến các vĩ nhân Thomas Edison, Nick Vujicic… | Bài văn mạch lạc, thuyết phục người đọc. |