Bài văn tả câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn đi hỏi người mù nhưng hắn ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai bèn dắt nhau lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng không nhận, quan hỏi:
- Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người mù đáp:
- Có ạ thưa quan, đấy là tiền của tôi.
- Hãy đưa ra đấy của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người mù bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau thấy trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
Quan nghi người này giả mù bèn sai lính lấy roi ra đánh. Lúc đầu hắn chối cãi nhưng chỉ sau ba roi đành mở cả hai mắt.
Trong thời đó, ở Quảng Trị có Truông Nhà Hồ là nơi bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp, quan sai chế ra một loại hòm gỗ kín, có lỗ thông hơi rồi cho quân sĩ ngồi sẵn trong đó. Quan lại cho đánh tiếng rằng đây là số hòm vàng bạc của một vị quan sắp ra Bắc. Bọn cướp tưởng bở, rình lúc đoàn người đi ngang bèn ra cướp lấy, đem về đến tận sào huyệt.
Về đến nơi, các võ sĩ ngồi trong hòm bất ngờ xông ra. Vừa lúc đó, quân triều đình ập đến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp ấy đi khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên những làng xóm đông đúc.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.
:::::D
Có một lần xảy ra vụ cãi cọ xô xát dữ dội giữa người bán dầu và người ăn mày mù. Người bán dầu túm lấy người ăn mù đòi số tiền để trong bị đã bị đánh cắp. Hai bên đánh nhau, lính bắt giải đem vào cửa quan. Tên ăn mày cứ cãi là mắt bị mù biết tiền anh bán dầu để đâu mà lấy cắp.
Quan Nguyễn Khoa Đăng hỏi:
- Nhà ngươi có tiền không ?
- Bẩm quan có, nhưng đó là tiền của tôi.
- Cứ đưa tất cả ra đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai lính múc một chậu nước trong, bỏ số tiền vào chậu. Tức thì nước nổi đầy váng dầu xanh.
Quan sai lính đánh thật đau. Tên ăn mày mở thao láo đôi mắt. Hắn là một tên gian giảo giả mù để đi ăn cắp.
Chuyện thứ hai nói về việc quan Nội tán triệt tận gốc bọn cướp ở truông nhà Hồ. Bọn cướp đã lập sào huyệt tại đây, hoành hành nhiều năm dữ dội. Nguyễn Khoa Đăng cho đóng một số hòm gỗ có chốt bên trong. Ông cho một số võ sĩ dũng lược, cao cường mang theo vũ khí vào ngồi trong hòm. Ông cho người tung tin có một vị quan to từ Bắc sắp đi qua, mang theo nhiều của cải vàng ngọc. Quả nhiên bọn cướp trúng kế kéo ra chặn đường bắt phu khuân các hòm gỗ về sào huyệt. Theo mật lệnh, các võ sĩ mở chốt hòm, nhất tề xông ra cùng đoàn lính cải trang làm phu dùng gươm giáo đâm chém. Một số tướng cướp bị giết, số còn lại bị bắt sống.
Sau đó, Nguyễn Khoa Đăng lập nhiều làng xóm dọc hai bên truông nhà Hồ. Từ đó “đường vô xứ Huế quanh quanh”, qua truông nhà Hồ trở nên bình yên. Ca dao thuở ấy đã nói về chuyện này:
“Phá Tarn Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm”.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh, nay là thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Thân phụ của đồng chí là Cụ Nguyễn Đức Tiết thi đậu Cử nhân năm 1888. Ông là người khảng khái, có lòng yêu nước thương dân. Ông đã tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa do Đề đốc Tạ Quang Hiện (tức Đề Hẹn quê Quang Lang Thụy Hải) đứng đầu chống lại ách đô hộ thực dân phong kiến ông mất vào năm 1915 khi Nguyễn Đức Cảnh được 7 tuổi
Thân mẫu của đồng chí là bà Trần Thị Thuỳ, một phụ nữ lam làm, nhất mức yêu chồng thương con.
Năm 1923 khi tròn 16 tuổi đồng chí sang học tại trường thành chung Nam Định. Nguyễn Đức Cảnh đã kết thân với nhiều bạn học có lòng yêu nước, trong đó có Đặng Xuân Khu – Tức Tổng bí thư Trường Chinh
Năm 1920 anh rời trường Thành chung lên Hà Nội làm công nhân nhà in Mạc Đình Tư. Tại Hà Nội anh được bạn bè yêu mến, giúp đỡ, anh gia nhập đội ngũ công nhân – từ đây Nguyễn Đức Cảnh càng hiểu sâu sắc về giai cấp công nhân, về những nỗi bất công thống khổ mà họ gánh chịu.
Tháng 6 năm 1927 tỉnh bộ thanh niên cách mạng đồng chí Hội Hà Nội được thành lập. Anh được cử sang Quảng Châu dự lớp chính trị của tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Đ/c Nguyễn ái Quốc trực tiếp lên lớp. Qua học tập, càng hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua đó lòng yêu nước, chí khí đấu tranh, tinh thần cách mạng cao cả của Đ/c Nguyễn Đức Cảnh
Tháng 2 năm 1928 Đ/c được kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội cử làm bí thư tỉnh bộ thanh niên cách mạng Hải Phòng sau đó được đề bạt làm uỷ viên ban chấp hành kỳ bộ và được cử làm bí thư khu bộ Hải Phòng
Với trọng trách trên Đ/c Nguyễn Đức Cảnh đã đem hết sức mình vào việc huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin, phương pháp tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng
Cuối năm 1928 phong trào đấu tranh cách mạng đã khá mạnh ở cả Bắc Kỳ Đ/c Nguyễn Đức Cảnh đã viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề “Tổ chức công hội” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin, tài liệu đã được tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân
Sang năm 1929 phong trào cách mạng dấy lên rộng khắp – từ đó yêu cầu khách quan đặt ra là phải có một tổ chức cao hơn để ngang tầm với sự đòi hỏi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc chính là - Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Đầu tháng 3 năm 1929 tại số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở nước ta được thành lập gồm 7 Đ/c (Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Tuần Chung, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, ……)
Tiếp đó, ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập với sự đóng góp tích cực, to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Đồng chí tham gia Ban chấp hành lâm thời, trực tiếp chỉ đạo tổ chức Công hội Đỏ. Ngày 28/9/1929, tại Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Tổng thư ký và phụ trỏch tờ bỏo " Lao động" và tạp chí " Công hội đỏ". Tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 3/2 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hải Phũng. Đồng chí đó kiện toàn 14 chi bộ với 100 đảng viên, phát triển các tổ chức Công hội Đỏ, Nông hội Đỏ, Thanh niên đoàn, Phụ nữ giải phóng và mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, tổ chức ấn hành tờ " Sao đỏ" - cơ quan của Tỉnh Đảng bộ, tờ " Tia lửa" - cơ quan của tỉnh đoàn thanh niên.
Tháng 4/1930, đồng chí tổ chức đón, bảo đảm an toàn Tổng Bí thư Trần Phú về khảo sát phong trào công nhân Hải Phũng đồng thời đóng góp ý kiến thực tiễn giúp đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng năm 1930. Cuối tháng 10/1930, đồng chí được Trung ương Đảng điều động vào tham gia uỷ viên xứ uỷ Trung kỳ để tăng cường lónh đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Tháng 5/1930 Đ/c được cử làm bí thư xứ uỷ Bắc kỳ – tháng 10/1930 trước yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ An Đ/c được trung ương đảng điều động vào tham gia xứ uỷ trung kỳ
Ngày 9/4/1931 sau cuộc họp quan trọng của xứ uỷ trung kỳ tại thành phố Vinh về Đ/c đã bị địch bắt tại làng Yên Dũng Hạ. Cuối tháng 4 năm 1931 bọn địch đã giải anh ra Hoả Lò - Hà Nội, dùng mọi cách tra tấn dã man nhưng với chí khí kiên cường của người cộng sản, bọn địch không lấy được 1 lời khai nào
Những ngày cuối cùng trong xà lim án chém đồng chí đã viết tài liệu “công nhân vận động” cùng nhiều tài liệu quan trọng. Đây là những đóng góp to lớn của đồng chí vào kho tàng lý luận cách mạng của đảng ta góp phần lãnh đạo sự nghiệp cách mạng từng bước thắng lợi
Không khuất phục nổi ý chí kiên cường của người cộng sản kiên trung kẻ thù đã kết án tử hình đồng chí. Trước khi đi xa, Nguyễn Đức Cảnh đã viết bài thơ “Tạ từ ngôn” là lời vĩnh biệt anh gửi về cho mẹ và cho quê hương
Ngày 31/7/1932 Thực dân Pháp đã hèn hạ sát hại đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại nhà lao Sông Lấp – Hải Phòng.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta. Đồng chí đã góp phần tích cực vào việc thành lập Đảng, thành lập tổng công hội Bắc Kỳ và Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam. Đồng chí cũng là người sáng lập đồng thời cũng là Bí thư tỉnh uỷ đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là tấm gương rực sáng về tinh thần yêu nước nồng nàn, sự giác ngộ chủ nghĩa cộng sản sâu sắc; đồng chí đã nêu tấm gương cao đẹp về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của người cộng sản chân chính.
Đồng chí đã trọn đời cống hiến, chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp Cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đồng chí đã đi xa, nhưng Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi nhớ đến công lao to lớn của đồng chí. Năm 2007, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam, hài cốt của đồng chí đã được tìm thấy tại Nhà máy giày Thống Nhất, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Sau 75 năm xa quê mẹ - Đảng nhà nước và nhân dân đã trân trọng đón Đ/c về đất mẹ. Khu lưu niệm Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh hôm nay đã trở thành nơi đến viếng thăm của đông đảo đồng chí đồng bào cả nước và Quốc tế. Đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam. Khu lưu niệm mỗi năm được đón hàng ngàn quí khách xa gần về viếng thăm dâng hương tưởng niệm
Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài.
Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.
Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.
Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.
Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.
Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.
Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.
Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.
Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.
Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.
Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.
Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong
góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
mik nhanh nhất nha
TK nha
Ngày xưa, có ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử được dân mến phục vì tài năng lẫn đức tính tốt lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.
Có một lần, anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có kẻ đã thò tay vào bị lấy trộm tiền biết bị mất tiền, anh mới nhớ lại, lúc nãy có một gã mù cứ quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mãi không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp bèn gửi gánh hàng lại cho người quen chạy đi tìm hắn. Người này chối lấy lí do bị mù, biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên cãi cọ một hồi thì bị lính bắt giải về quan. Thấy người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có. Nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa ra đây.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi đành nhận tội.
Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ cất tiền mà lấy.
Nói rồi, quan sai lính nọc kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chúng ta mới càng khâm phục đức độ, tài năng tiêu diệt bọn gian trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, có khóa bên trong, rồi ông đưa những võ sĩ tài giỏi có vũ khí ngồi vào đó, Ị sai quân sĩ ăn mặc thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông. Lại phao tin lên rằng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê đem theo những cái hòm của cải quý giá. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi. Chúng đón đường rồi khiêng những cái hòm về sào huyệt. Vừa đặt xuống thì đồng loạt nắp hòm bật tung ra, các võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ tấn công lu cướp. Bị bất ngờ không đối phó kịp, tất cả bọn chúng đảnh hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ong dùng bọn này đi khai khẩn đất hoang ở biên giới lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm làng dọc hai bên truông. Biến một vùng rừng núi âm u thành những bản làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tham khảo mà