K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Quê hương em là một ngôi làng nhỏ phía dưới chân núi. Nơi đây cuộc sống bình dị, con người chất phác, thật thà. Dù đi xa đến đâu, em vẫn luôn nhớ mãi từng khung cảnh ở quê hương mình. Nhưng nhớ nhất, chính là những buổi hoàng hôn của những ngày mùa đông.

Vào những chiều đông giá rét, chỉ tầm năm giờ chiều là trời bắt đầu tối lại, hoàng hôn buông dần xuống. Từ trên cao, ông mặt trời từ từ lùi về ngôi nhà nhỏ ở phía cuối chân trời. Bác đi xuống đến đâu, đất trời tối lại đến đó. Thoạt đầu là một sắc đỏ rực bao trùm lên mọi vật, khiến đất trời trở nên nhá nhem. Cũng là màu đỏ như lúc bình minh. Nhưng tông đỏ của buổi hoàng hôn như trầm lặng và nặng nề hơn rất nhiều. Những cơn gió theo đó bỗng chốc thổi nhanh và mạnh hơn, quét từng cơn rét buốt. Trời về tối, nên càng thêm lạnh lẽo. Hàng tre đan thành bụi thành đàn, oằn mình chống lại gió rét. Trên bầu trời vắng tanh, bởi đàn chim đàn vội kéo nhau về tổ trước khi đêm đen sụp xuống. Tiếng dế, tiếng chim im phăng phắc. Cả không gian chỉ còn tiếng xào xạc của lá cây.

Trên những con đường xi măng trong làng, các bóng đèn đường vàng cam ấm áp dần bật sáng lên. Lúc này, trời đã gần tối hẳn, chỉ còn thấy những vùng sáng tờ mờ trên nền trời sẫm xịt. Cây cối cũng chỉ còn là những hình khối đen nhẻm mà thôi. Và sương đêm cũng dần dần ướp xuống, rải đều lên mặt đường, lên mái nhà, lên ngọn cây. Những ngôi nhà gạch mái đỏ nhỏ bé, dần sáng đèn và đỏ lửa. Mọi người sung sướng ngồi cạnh nhau, sẻ chia cho nhau những ấm áp. Rủ rỉ cho nhau nghe những chuyện của ngày dài. Bên đống lửa, chú mèo mướp nằm ngủ gà ngủ gật. Góc cạnh đó, con chó mực cũng cuộn mình ngủ say. Ngoài đường, lác đác vài người đi làm về muộn, cúi gằm lao nhanh để mong sớm về nhà. Họ chạy vụt qua, để lại những vệt sáng trong đêm. Và rồi, trời tối hẳn, đất trời lạnh lẽo, yên ắng, chỉ còn tiếng lá rít gào, tiếng lá khô xào xạc. Tất cả mọi người đều đã yên vị trong mái ấm của mình. Thế là trời đã về đêm.

 

Khung cảnh hoàng hôn của làng quê vào những ngày đông, đem đến cho em những cảm giác thật đặc biệt. Là rét, là tối đấy. Nhưng chính nhờ đó, cảm giác hạnh phúc khi được ôm chú mèo nhỏ, tựa vào lưng cha xem mẹ nấu cơm trong bếp mới càng thêm ấm áp. Những sung sướng mộc mạc, giản dị ấy chỉ có những buổi hoàng hôn mới đem về được.

20 tháng 4 2022

tham khảo

 

Quê hương của em là thành phố Đồng Hới- một thành phố nhỏ nằm ở cạnh bờ biển. Nhìn đâu em cũng thấy thành phố của mình thật tươi đẹp, nhưng đẹp nhất chính là con đường trải dài chạy theo bờ biển.

Đó là con đường rất dài, chạy bám sát bãi cát trắng và bãi biển xanh. Đi trên đường, em có thể tường tận cảm nhận được hương muối mặn mà từ những cơn gió thổi từ khơi xa vào. Cơn gió ấy mát rười rượi, có thể xua đi mọi muộn phiền, mệt nhọc. Để gợi lên cho người dân và khách du lịch tình cảm cho mảnh đất này, người ta đã đặc biệt làm một vỉa hè giữa con đường và bờ cát. Trên vỉa hè ấy, trồng những cây bằng lăng cao lớn, tán lá xum xuê. Mùa hoa nở, cả con đường tím lịm khiến ai đi qua cũng phải dừng lại để ngắm nghía, chụp hình. Vào chiều muộn hay sáng sớm, khi ánh nắng còn chưa quá gay gắt, thì có rất nhiều người đi dạo trên vỉa hè đó, trò chuyện và tận hưởng bầu không khí trong lành.

Phía bên kia đường, là một dãy các hàng quán bán đồ ăn, đồ lưu niệm. Nhỏ thôi, cũng chẳng có sơn hào hải vị nào mà toàn là những món ăn, đồ dùng thân quen của người dân quê em. Khách từ xa đên, ngồi trong hàng ăn tô cháo canh, ăn cái bánh lọc mà ngắm hàng bằng lăng cùng biển xa. Thật là thi vị.

Em yêu quê hương em lắm, từ những con đường, hàng cây giản dị vậy thôi. Bởi đã là quê hương xứ sở của mình thì dù đi đến tận đâu thì cũng chẳng có gì có thể sánh bằng được cả.

10 tháng 12 2017

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-ho-guom-c33a2056.html#ixzz50pRws6UO

11 tháng 12 2017

 Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

   Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

   Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

26 tháng 2 2019

I. Mở bài: giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự thay đổi chóng mặt của cơ sở hạ tầng và kĩ thuật là một điều không thể tránh khỏi. ở quê tôi cũng vậy, tất cả mọi thứ đều thay đổi khi xã hội- kinh tế phát triển.
II. Thân bài: kể về sự đổi mới ở quê em
1. Kể về quê em chưa đổi mới

  • Những cánh đồng thẳng cánh cò bay
  • Con đường đất chạy dài
  • Những ngôi nhà gạch cũ kỉ
  • Những hàng rào bằng cây cối dại mọc sang sát
  • Mọi nhà gần nhau, cùng chung vui nói chuyện với nhau
  • Những chú chim là tổ trên những cây cao
  • Những dòng sông chảy quanh cánh đồng
  • Những cánh diều bay vi vu trong gió
  • Những chiều chăn trâu

2. Kể về quê em khi đôi mới
a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng

  • Những căn nhà lầu hai tầng mọc san sát nhau
  • Những con đương bê tong thay cho những con đường đất ngoằn ngèo
  • Những quán cà phê, công trình công cộng giải trí mọc khắp mọi nơi
  • Những trụ đèn điện chiếu sáng mọi nơi
  • Những hàng rào bằng cây bụi thay bằng những hàng rào sắt chắc chắn

b. Sự dổi mới của quê hương em về đời sống người dân

  • Những cánh đồng lúa thẳng tắp thay bằng những khu giải trí, khu công nghiệp rộng lớn
  • Người dân có những công trình vui chơi giải trí thoải mái
  • Người dân không còn làm ruộng
  • Những cánh diều vi vu thay bằng những trò chơi điện từ
  • Không còn những con trâu, con bò say sưa gặm cỏ.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Sựu đổi mới đã mang đến cho quê em những tiện lợi cần thiết. nhưng đã không còn nữa những buổi chiều thả bò chăn trâu cùng bạn bè dưới quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả những đổi mới ở quê em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

2 . khó quá bạn ơi

26 tháng 2 2019

Bài 2 mk không biết là nên mk phải chép : 

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.

Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

13 tháng 5 2018

Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.

Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…

Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.

13 tháng 5 2018

   Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sống xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi.

Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghích xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hóa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tren đưojc ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo.

      Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn.

13 tháng 9 2016

BÀI NÀY HAY BẠN THAM KHẢO NHÉ!

 

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
 

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

 
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
 
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
 

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

 
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

 

 

24 tháng 6 2021

B1: tham khảo:

Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

 

Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi, giỏi,...”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật.

 

Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười. Bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xòe tay múa theo.

 

Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ. Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

 

Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình

Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

24 tháng 6 2021

THAM KHẢO

B1

Mấy hôm nay, căn nhà nhỏ của gia đình em rộn rã tiếng cười vì dì Út về chơi bế theo cu Bin, con trai dì mới hơn một tuổi. Bé đang tập đi, tập nói rất đáng yêu.

Cu Bin mới chỉ mười lăm tháng tuổi, da trắng hồng, mịn màng như cánh hoa. Khuôn mặt bé bầu bĩnh, đôi mắt đen lay láy mở to thật đáng yêu. Đôi môi bé chúm chím như nụ hồng, miệng tươi tựa thoa son, trông thấy bé là muốn nựng ngay. Đầu cu Bin tròn trĩnh, rất xinh với mái tóc tơ mềm mượt, hoe hoe vàng nâu chứ không đen nhánh. Tay chân bé bụ bẫm, trắng trẻo.

Bé mặc áo thun kẻ sọc xanh trắng và quần ngắn màu xanh dương có dây đeo, trông bé như một chú lính thuỷ tí hon. Chú lính thuỷ này không đi trên tàu, chú đang chập chững tập đi và bi bô tập nói. Cu Bin chưa đi được nhiều. Bé đi nhiều nhất là dăm bước rồi ngồi bệt xuống đất hoặc ngã ngay vào lòng mẹ, cười toe toét. Ấy thế mà bé rất thích tự mình đi, không chịu cho người lớn dắt tay. Bé vịn vào tay mẹ, đứng lên cho vững rồi rụt tay lại, muốn đi một mình.

Bé bước từng bước một, đôi chân bụ sữa dẫm lên nền nhà, tay bé vươn ra theo đà đi tới. Gắng đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà gọi mẹ rất to: “Ma ma... ma ma”. Bé nói tiếng “Ba” là rõ nhất còn những từ khác thì chưa được rõ ràng. Khi muốn ăn, bé nói: “Măm măm” nghe rất dễ thương. Bé cũng biết đòi bế đi chơi trong vườn. Khi muốn đi chơi, bé sà vào lòng em, một tay sờ mặt em, tay kia đập nhè nhẹ vào vai em rồi nói: “Đi, đi, đi...”. Nhân đó, dì út dạy bé nói tiếng “chị” nhưng bé chỉ nói được tiếng “xi” làm cả nhà lăn ra cười.

Cu Bin ngủ ngày hai giấc. Bé ngủ dậy được mẹ cho bú rồi chơi một tí. Bé chơi lúc lắc, búp bê lật đật. Chơi chán, bé tụt xuống đất rồi vịn mép giường đi tới. Để bé tự đi, em đến trước mặt bé cách xe một tí rồi vỗ tay gọi, bé thả tay vịn giường bước nhanh ba bước rồi sà vào tay em. Em vỗ tay hoan hô bé rồi bế bé, hôn thật kêu lên má. Bé thích chí cười nắc nẻ rất dễ thương.

Dì út thường cho bé ăn cháo nấu với thịt và rau củ. Cu Bin thấy chén cháo liền vỗ tay: “măm” làm cả nhà cười rộ lên. Em rất yêu cu Bin, thích nựng bé. Chơi với bé, em hôn bé thật kêu làm bé nhột, cười lên thích thú. Em rót nước, giúp dì cho bé ăn và chơi với bé. Cu Bin rất ngoan, chơi chán, bé đòi bế lên giường và không cần võng đưa, bé nằm ình ra gối thiu thiu ngủ. Thật hay là bé không đòi mẹ, vì dì tập cho bé từ nhỏ, để dì tiện làm việc.

Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Cu Bin đúng là búp hồng trên cành mà cả nhà yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Ở chơi một tuần, dì vào lại thành phố, vắng cu Bin, cả nhà đều nhớ bé.

B2

 

Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.

Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.

Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.

 

Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.

Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.

Xuân đến từ đất trời và cả từ lòng người nữa. Khởi đầu một năm với tuổi trẻ và tình yêu, với đam mê thì dẫu hạ có chói chang hay đông có lạnh lẽo, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào đón, phải không?

 

11 tháng 2 2018

Đề 1 :

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Đề 2 :

Ôi yêu sao hai tiếng “Quê Hương” đối với tôi thật là gắn bó biết nhường nào.  Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên đất Hạ Long, nơi có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Nhưng được ngắm nhìn cảnh bình mình trên biển là điều tuyệt vời nhất đối với tôi.

Khi mặt trời chưa lên, màn đêm yên tĩnh bao trùm lên mọi cảnh vật. Tiếng gió thổi nhẹ qua làm cây lá cọ vào nhau kêu xào xạc. Sự tĩnh lặng của đêm còn làm tôi nghe được cả tiếng côn trùng kêu, tiếng đồng hồ đang tích tắc đều đều. Có lẽ giờ này, mọi người vẫn chìm sâu trong giấc ngủ. Rồi những chú gà trống bắt đầu gáy vang gọi ông mặt trời thức dậy. Ông từ từ đội biển nhô lên, tỏa những tia nắng ban mai mát dịu. Mọi vật lúc này như vừa bừng tỉnh sau một đêm dài nghỉ ngơi. Bầu trời cao vợi, hồng rực như được thoa một lớp phấn. Những đám mây trôi bồng bềnh như những chú cừu non có bộ lông trắng tuyệt đẹp. Mặt biển lúc này phẵng lặng như một tấm gương khổng lồ nhuộm màu đỏ đục. Xa xa, những dạy núi ẩn hiện sau làn sương mù như đang chơi trò ú tim. Từng đàn hải âu đang chao liệng trên trời như những con diều nhỏ. Bãi cát vàng trải dài như một dãi lụa mềm mại. Các anh chị dã tràng đã thức dậy và làm công việc se cát quen thuộc của mình. Từng đợt sóng thi nhau xô vào bờ như đang chơi đùa với bãi cát. Những hàng dừa đung đưa theo gió, trông như những cô thiếu nữ duyên dáng. Những con thuyền trắng đậu im lìm trên mặt biển như những chú thiên nga đang say ngủ. Các bác làm nghề chài đang chuẩn bị đồ đạc để đi làm. Con thuyền đánh cá đêm qua đã trở lại, ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy mẻ cá của mình đầy ắp. Chị gió thổi nhẹ qua làm cho không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu. Cảnh biển trong buổi bình minh thật đẹp biết nhường nào.

Mk tự làm nhé bn!

Chúc bn học giỏi!



 

21 tháng 11 2020

đề 1

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân..

đề 2 

Quê hương biết mấy thân yêu...

Vâng! Đúng vậy. Chúng ta ai cũng có một quê hương đê mà yêu mà nhớ. Với em, sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cảnh đẹp mê hồn của buổi bình minh trên quê hương.

Khi chú gà trống cất tiếng gáy em đã thức dậy chạy ra sân với bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng. Khí trời se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau hàng bạch đàn, toả ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kỳ lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vội vã tắt. Khói bếp lại bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan tỏa nhanh cả khắp cánh đồng. ở đây lúa bắt đầu chắc hạt, trĩu bông, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn ra xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu vàng nhạt, nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng buổi bình minh, sương tan, ánh nắng chan hoà. Đến khi vầng đông đã thực sự hiện ra giữa màn mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống mọi vạn vật thì làng xóm như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập nắng và rộn ràng mọi âm thanh, tiếng động. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành mà đã lâu chưa được thưởng thức. Tất cả tạo nên một bức tranh quê tuyệt vời.

Được thưởng thức buổi bình minh trên quê hương thân yêu, tâm hồn em thêm vui khoẻ, lạc quan và yêu cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện tốt để mai này góp phần làm cho quê hương mình ngày càng tươi đẹp, ấm no hơn nữa.

mk ko hề chép !!!

chúc học tốt

4 tháng 12 2017

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

4 tháng 12 2017

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.

9 tháng 6 2018

ề thăm quê Bác làng Sen

Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà

À ơi! Cánh võng ngày xa

Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời

Lớn lên trí dũng tuyệt vời

Tìm đường cứu nước cho đời tự do

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.

Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy.  Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.

Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh.  Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.

Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.  Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này

9 tháng 6 2018

Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, vô ngàn cảnh đẹp, những khu di tích lịch sử trải dài theo chiều dọc đất nước khiến lòng người ngưỡng mộ mê say, bạn bè quốc tế không ngớt lời khen ngợi. Một trong những địa điểm du lịch bổ ích với phong cảnh miền quê đẹp đẽ không thể không nhắc đến đó là quê hương Hồ Chủ Tịch kính yêu. Quê hương Bác Hồ thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết. Về thăm nơi đây, khách du lịch được tham quan phong cảnh miền quê Trung bộ với vẻ đẹp dịu dàng, thân thương.

Về thăm quê Bác làng Sen

Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà

À ơi! Cánh võng ngày xa

Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời

Lớn lên trí dũng tuyệt vời

Tìm đường cứu nước cho đời tự do

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.

Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy.  Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.

Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh.  Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.

Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.  Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này.

Một chuyến du lịch tới quê hương Bác Hồ đã cho ta thêm hiểu về một vùng đất nuôi dường con người kiệt xuất Hồ Chí Minh. Ở nơi đó có hững mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ , có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vẫn luôn ngát hương tươi đẹp vẻ đẹp làng quê Việt Nam.

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận.  Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. Họ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.

Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

17 tháng 10 2017
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.