Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa,tại sao tác giả không đặt tên cho các nhân vật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cậu có thể tham khảo câu trả lời này nhé
Tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm ''Lặng lẽ Sa Pa'' vì:
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở tất cả mọi nơi trên đất nước hình chữ S này.
- Tác giả không muốn nói đến một con người cụ thể vì những nhân vật trong tác phẩm này, họ là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của cả một tập thể, của một tập thể của những con người lặng lẽ, âm thầm xây dựng đất nước.
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))
tham khao:
Sở dĩ Nguyễn Thành Long lấy nhan đề là Lặng lẽ Sa Pa: Các nhân vật không có tên riêng, gọi tên theo nghề nghiệp, dụng ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sapa ra sức lao động cống hiến sức mình xây dựng quê hương đất nước. Tác giả còn muốn nói đến thái độ cống hiến vô tư của con người trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn. Họ không hề đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mà tất cả vì ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc.
Chúng ta đều biết, nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung hoặc tư tưởng chủ đề của tác phẩm; với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn; có những con bò đeo chuông ở cổ, có những rừng thông đẹp lung linh kỳ ảo dưới ánh nắng mặt trời. Đằng sau vẻ đẹp lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người đang thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần dự báo thời tiết. Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ sét,… tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc và cống hiến. Như vậy nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người?
Tham khảo
+, Các nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ, ..... Là những con người bình thường, bình dị trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều có thể bắt gặp họ ở ngay bên cạnh mình hoặc ở đâu đó trên đất nước này
+, Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp thầm lặng. không ồn ào. Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho mọi thế hệ, mọi ngành nghề của con người Việt Nam trong thời kì ấy.
Ko phải ngẫu nhiên mà là 1 sáng tạo nghệ thuật đặc sắc giàu ý nghĩa góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tg ko định viết về 1 con ng cụ thể nào. Điều ông gửi gắm ở đây là tất cả 1 thế hệ những con người lđ ở klhắp các lĩnh vực trên mọi miền đát nc. Họ đã và đg thầm lặng cống hiến sức lực tài năng, tuổi trẻ của m cho công cuộc xây dựng đất nc. Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên,... những con ng ta chỉ biết đến qua tuổi tác, công việc. Họ thuộc thế hệ thời đại HCM, những con ng sống có lí tưởng, hoài bão lớn lao: biết sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Sở dĩ Nguyễn Thành Long lấy nhan đề là Lặng lẽ Sa Pa: Các nhân vật không có tên riêng, gọi tên theo nghề nghiệp, dụng ý tác giả muốn nói đến nhiều người với nhiều ngành nghề khác nhau ở Sapa ra sức lao động cống hiến sức mình xây dựng quê hương đất nước
Tác giả Nguyễn Thành Long đặt nhan đề là "Lặng lẽ Sa Pa" mà không phải "Sa Pa lặng lẽ" vì:
- Nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa" là một đảo ngữ ấn tượng.
- Nhan đề trên nhấn mạnh, toát lên sự lặng lẽ, vẻ đẹp lãng mạn của Sa Pa - một địa danh du lịch nổi tiếng, lí tưởng về phong cảnh và thời tiết ở nước ta.
- Đồng thời thông qua nhan đề này mà nhà văn muốn thông qua vẻ đẹp bình yên của một nơi yên tĩnh, nghỉ mát nổi tiếng để phản ánh về cuộc sống sôi nổi của những con người thầm lặng, lặng lẽ miệt mài ngày đêm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Nhan đề trên góp phần truyền tải tư tưởng của tác phẩm là ca ngợi những con người lao động thầm lặng, cống hiến cho đất nước, xã hội, họ là tiêu biểu cho lớp người lao động dựng xây xã hội chủ nghĩa.
1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.
2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.
Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.
3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn.
Cách xây dựng nhân vật trong truyện đều là những con người bình thường nhưng lại có lí tưởng sống cao đẹp đặc biệt phải kể đến anh thanh niên với tấm lòng nhân hậu, yêu đời, yêu nghề gắn bó với lẽ sống sống cống hiến.
Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gây ấn tượng với người đọc về những người lao động thầm lặng đóng góp cho công cuộc xây dựng cho đất nước. Bên cạnh đó còn là lời ca ngợi lối sống cống hiến hi sinh thầm lặng của thế hệ trẻ trong giai đoạn miền Bắc đang xây dựng chế độ mới.
Vì:
+ Tác giả muốn bình thường hóa họ
+ Muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.
* Qua đó em hiểu được : tác giả muốn các nhân vật trong truyện thể hiện tình cảm đối với nhau để nâng cao phẩm chất của mỗi con người và vấn đáp những câu văn vô danh, muốn nói chung đến tất cả mọi người để có thể đưa ra những lời khuyên cho mọi người.
1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
Tác giả muốn giấu đi tên thật trong tác phẩm bởi vì: tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.