K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Tập tính sinh sản của mèo cái

Mèo cái thường bắt đầu dậy thì từ 3 – 9 tháng. Con cái thường đến tuổi dậy thì từ 3 đến 9 tháng, mặc dù ở động vật hoang dã có thể dậy thì muộn hơn, mèo cái là hệ đa thai – nghĩa là chúng động dục nhiều lần trong 1 năm.

Nhiệt độ môi trường sống của mèo giống nên được duy trì ổn định và hạn chế thay đổi đột ngột kể cả về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Vậy nên một chiếc nhiệt kế ẩm là rất cần thiết cho trại mèo. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường để có phương án tác động phù hợp.

Đặc tính của mèo liên quan đến tai

Mèo có tới 32 khối cơ bắp để điều khiển lỗ tai ngoài (trong khi con người chỉ  7). Mèo có khả năng nghe nhạy hơn nhiều so với con người và ngay cả loài chó. Tai của mèo cũng  thể xoay 1 cách độc lập lên tới 180 độ và nghe âm thanh nhanh gấp 10 lần so với những chú chó săn.

19 tháng 4 2022

Thank you

13 tháng 4 2022

giúp mik với ạ

13 tháng 4 2022

Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa,...) và để lấy thịt, sữa,...
Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cung cấp thịt, mèo diệt chuột...
Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng...
Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị xuất khẩu,...
Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn và chim cảnh... với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu,..

12 tháng 4 2022

tham khảo

 

- Tập tính của chim bồ câu là:

+ Bay lượn trên không trung.

+ Làm tổ, ấp trứng.

+ Chăm sóc và bảo vệ con cái.

- Điều kiện sống: sống nơi rộng, thoáng đãng, sạch đẹp, yên tĩnh

- Sinh sản: 

+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.

+ Trứng được thụ tinh trong.

+ Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.

+ Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.

+ Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).

 

Phần cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học 

Tham khảo:

Gà:

*Tập tính sinh học:

+Gà là loài ăn tạp.

+Thuộc lớp chim đào bới:chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn  hoặc chuột nhắt con.

 +Do thuộc lớp chim nên có thể bay một quãng ngắn nhưng ko bay đc xa do ko phải nhóm chim bay.

+Sống thành đàn và có trật tự từ con đầu đàn đến con yếu nhất.

+Gà trống thường hiếu chiến và bảo vệ lãnh thổ khỏi các con trống khác.

+Gà mái đẻ con, ấp trứng, chăm con và bảo vệ đến khoảng 1,5-2 tháng.

+Gà con: theo mẹ và học mọi tập tính từ mẹ.

*Điều kiện sống:

+Ngoài tự nhiên: sống trong các khu rừng nhiều cây có hạt nhỏ và côn trùng.

+Trong chăn nuôi: sống theo bầy nhỏ ở các hộ gia đình hoặc bầy rất lớn ở trang trại tập trung.

*Đặc điểm sinh học của gà:

+Tuổi thọ: trung bình khoảng từ 5-15 năm.

+gà trống có mào lớn, lông sặc sỡ và có cựa nhọn ở chân

+Gà mái: nhỏ hơn gà trống,lông ít sặc sỡ hơn, mào rất nhỏ và không có cựa.

+Gà con nở ra được bao phủ 1 lớp lông tơ mềm

+Lúc mới nở nặng khoảng 20g, con trưởng thành từ 1,2-4kg 

+Thời gian từ lúc mới nở đến lúc trưởng thành và thành thục sinh sản khoảng 6-8 tháng.

12 tháng 5 2021


- Tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học

+ Tập tính xã hội: sống thành đàn, có mối quan hệ thứ bậc giữa các cá thể

+ Tập tính khoe mẽ khi đến thời gian sinh sản

+ Nhảy ổ ở gà mái

+ Đòi ấp khi đã đẻ được khá nhiều trứng

- Cách nuôi:

+ Thâm canh với quy mô công nghiệp

+ Thả vườn

- Ý nghĩa kinh tế:

+ Đem lại thu nhập cao, cải thiện cuộc sống

7 tháng 4 2021

- Tập tính của thỏ: thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận biết mùi của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực, thông thường sự rụng trứng của thỏ cái xảy ra trong lúc phối giống, thỏ cái thường dùng các vật liệu kết hợp với lông ở bụng để làm ổ trước khi đẻ, thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ, chúng không ăn thức ăn đã dơ bẩn, đã rơi xuống đất, v..v..

- Cách nuôi:

+ Điểu kiện nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đối với thỏ. Khi nhiệt độ thấp hơn 10ºC thỏ cuộn mình để giảm diện tích chống lạnh, nhưng khi nhiệt độ từ 25 – 30ºC thì chúng sẽ nằm dài soài thân thể ra để thoát nhiệt. Tuyến mồ hôi ở thỏ thường không hoạt động. Tai được xem là bộ phận phát tán nhiệt và nhịp thở cũng được tăng cường thoát nhiệt khi nhiệt độ môi trường nóng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 35ºC thỏ sẽ bị stress nhiệt do thân nhiệt tăng cao. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, trời nóng quá thì thỏ thở nhanh nếu nhiệt độ lên 45ºC thì thỏ có thể chết nhanh. Thỏ rất nhạy cảm với ẩm độ thấp (40 – 50%), nhưng ẩm độ quá cao cũng không thích hợp. Ẩm độ trong không khí từ 70 – 80% là tương đối thích hợp đối với thỏ.

+ Điều kiện môi trường:

Lồng thỏ ở phải dọn sạch sẽ tránh bụi bặm, cần được vệ sinh lồng chuồng thường xuyên. Hết sức chú ý đến các loại thức ăn rau cỏ còn dư lại trong lồng làm cho bị ẩm mốc và ẩm độ cao trong lồng dễ gây bệnh đường hô hấp cho thỏ. Trường hợp muốn ghép thỏ sơ sinh vào thỏ mẹ khác để nuôi ta nên sử dụng một số chất có mùi thoa trên cả thỏ con của thỏ mẹ và thỏ con ghép vào để thỏ mẹ không phân biệt được, để sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như là sự ghép thành công.

+ Điều kiện về âm thanh:

Cơ quan thính giác thỏ rất tốt. Thỏ rất nhạy cảm với tiếng động dù là rất nhẹ chúng cũng phát hiện và chúng cũng rất nhát dễ sợ hãi, do vậy trong chăn nuôi tránh tiếng động ồn ào cho thỏ. Trong đêm tối mắt vẫn nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống ban đêm cũng như là ban ngày.

+ Điều kiện về thức ăn:

Manh tràng lớn gấp 5 đến 6 lần dạ dày và nhu động của ruột yếu do đó thức ăn nghèo chất xơ hoặc chứa nhiều nước (thức ăn thô xanh, củ quả) dễ phân huỷ tạo thành các chất khí làm thỏ dễ chướng bụng đầy hơi, ỉa chảy. Thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh (rau, lá, cỏ) điều này phù hợp với yêu cầu sinh lý tiêu hoá, bảo đảm thường xuyên chất chứa trong dạ dày và manh tràng tránh được cảm giác đói và gây rối loạn tiêu hoá. Lượng nước trong cơ thể thỏ chiếm khoảng 60 – 90% thể trọng, nước rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển thai và sản xuất sữa… Vì vậy cần phải cung cấp nước uống đầy đủ cho thỏ.

 
9 tháng 5 2022

refer

Đáp án:

Tập tính sinh hoc sống theo bầy đàn , hay đào bới tìm thức ăn

Điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại 
cách nuôi 
-Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè 
-Số lượng loài : nhiều ( khoảng 10 con trong một gia đình nuôi bình thường) 
-Cách chăm sóc :thức ăn : cám, ngô, các loại hạt, giun 
-Lượng thức ăn: vừa, gà có thể ăn cả ngày nên thả vườn thì tốt 
-Loại thức ăn : khô hoặc hỗn hợp 
-Cách chế biến : làm khô hoặc trộn 
-Thời gian ăn: ban ngày đến chập tối 
-Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng.

giá trị kinh tế của chúng là

Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình 
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ nuôi gà 

9 tháng 5 2022

em mới bấm vô câu hỏi thì thấy anh trl rồi

Tập tính sinh học , điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học của Lợn : Lợn có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy địa bàn phân bố của đàn lợn rộng rãi khắp nơi. Lợn có lớp mỡ dưới da dày để chống lạnh, còn vùng nóng chúng tăng cường hô hấp để giải nhiệt. Trước đây, lợn được nuôi theo phương thức tận dụng trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ.

Ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương của Lợn : Khi lợn có giá trị kinh tế, chúng là một hình thức tiết kiệm cho người dân. Nó là một hình thức dự trữ chờ khi điều kiện thị trường thuận lợi hoặc khi gia đình cần có một món tiền đột xuất. Đối với nhiều xã hội, việc dự trữ tài sản thường là quan trọng hơn giá trị của vật nuôi với tư cách là nguồn lương thực.

                                     THAM KHẢO 

9 tháng 5 2022

-Điều kiện sống:
  Sống ở nơi ấm ướt.
  Có thể chặn thả hoặc chăn nuôi.

-Tập tính sinh học:
  Là động vật ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt.
  Là loài vật nuôi dễ huấn luyện
  Có khả năng sản xuất cao.
  Có khả năng thích nghi cao.

- Đặc điểm sinh học:
Có rất nhiều loài heo trên cả nước ta nhưng tổ chúng em chỉ
nói về đặc điểm của heo Móng Cái:
 + Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to
  và ngănởmiệng.
  +Cổ to và ngăn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng,
  bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi.
  + Bốn chân tương đối cao thắng, móng xoè.

*** Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học của Lợn
  Được bố trí trên nền đất cao ráo, không ngập úng, sạch sẽ, tiêu thoát
  chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.

*** Ý nghĩa kinh tế: Khi lợn có giá trị kinh tế, chúng là một hình thức tiết kiệm cho người dân. Nó là một hình thức dự trữ chờ khi điều kiện thị trường thuận lợi hoặc khi gia đình cần có một món tiền đột xuất. Đối với nhiều xã hội, việc dự trữ tài sản thường là quan trọng hơn giá trị của vật nuôi với tư cách là nguồn lương thực.