Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chứa khối lượng hiđro là nhiều nhất:
A. 18 gam H2O B. 53,5 gam NH4Cl C. 63 gam HNO3 D. 40 gam NaOH
Câu 2: Trong vỏ Trái Đất, ahiđro chiếm 1% về khối lượng, silic chiếm 26 % về khối lượng, oxi chiếm 49 % về khối lượng. Nguyên tố có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái Đất là:
A. Hiđro B. Oxi C. Silic D. Nguyên tố khác
Câu 3: Đốt nóng 32 gam đồng (II) oxit rồi cho luồng khí hiđro đi qua để khử hoàn toàn lượng oxit trên. Khối lượng đồng thu được và thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng là:
A. 28,8 gam Cu và 10,08 lít H2 B. 10,08 gam Cu và 28,8 lít H2
C. 25,6gam Cu và 8,96lít H2 D. 2,88 gam Cu và 1,008 lít H2
Câu 4: Cho khí hiđro tác dụng với 1,12 lít khí oxi (đktc). Khối lượng nước thu được là:
A. 1,8 gam B. 3,6 gam C. 18 gam D. 36 gam
Câu 5: Có một hỗn hợp A gồm (Fe2O3 và CuO), tỉ lệ về khối lượng là 2:1. Người ta dùng khí hiđro để khử 240 gam hỗn hợp A. Khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng lần lượt là:
A. 116,8 gam Fe và 64 gam Cu B. 115,4 gam Fe và 64 gam Cu
C. 11,2 gam Fe và 64 gam Cu D. 112 gam Fe và 64 gam Cu
Câu 6: Dùng bao nhiêu lít khí hiđro (đktc) để khử hoàn toàn 80 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 33,6 lít D. 22,4 lít
Câu 7: Cho luồng khí cacbon oxit (CO) đi qua 80 gam sắt (III) oxit Fe2O3, thu được 28 gam sắt. Thể tích khí CO cần dùng cho phản ứng (đktc) là:
A. 18,6 lít B. 16,8 lít C. 1,86 lít D. 1,68 lít
Câu 8: Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9g H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là? (kết quả làm tròn số)
A. 21gam B. 22 gam C. 23 gam D. 24 gam
Câu 9: Khử 21,7g HgO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao. Khối lượng Hg thu được là? (cho Hg = 200)
A. 16 gam B. 18 gam C. 20gam D. 22 gam
Câu 10: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng?
A. H2 dư B. O2 dư C. 2 khí vừa hết D. Không xác định được
Câu 11: Phản ứng hóa học có thể dùng để điều chế hiđro trong công nghiệp là?
A. Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2 B. 2 H2O 2 H2 + O2
C. 2 Al + 6 HCl 2 AlCl3 + H2 D. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2