Tả cây bàng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đoạn tả lá bàng:
- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây cối
- Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân.
- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
TK
Nhắc đến loài hoa của học trò người ta không thể nào không nhắc đến hoa phượng. Hoa phượng với một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của nắng, của gió và của thiên nhiên đã giúp cánh hoa thêm đẹp, thêm thắm. Cây phượng cứ sừng sững là thế, đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu khoảnh khắc thật đẹp, thật khó phai biết bao nhiêu.
Ngắm nhìn những đài hoa phượng vào mùa hè thật đẹp, đài hoa như ôm lấy các cánh hoa để có thể che chở cho đứa con thân yêu của mình. Ở bên trong lớp đài hoa chính là cánh hoa đỏ mỏng manh, mỏng manh là thế nhưng chính nó cũng đã tạo ra được một vẻ đẹp tươi xinh cho những bông hoa phượng. Em còn cảm nhận thấy được rằng trong lòng hoa chía là bao nhiêu nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn nữa. Hoa phượng không có mùi và phải ngửi thật lâu, thật lâu mới có thể cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng đó. Mùa hè được tô sắc đỏ bởi những bông hoa phượng và có cả những bản nhạc của ve sầu nữa. Tất cả khiến cho mùa hè thật sống động, thật vui tươi biết bao nhiêu.
Cứ độ vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, tiếng ve sầu như cứ kêu mải miết ở trên những tán lá phượng vĩ. Tất cả như đang mong chờ một mùa hè đến. Cây phượng nhìn xa trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ cả. Những tán lá cây phượng giống như lá me vậy. Lá nhỏ như xếp lại với nhau tạo ra bóng râm mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Khi đứng dưới gốc cây phượng và ngứa nhìn lên bầu trời em mới cảm nhận được mùa hè dễ chịu và đẹp biết bao nhiêu. Thân cây phượng nơi sân trường em cũng đã già lắm rồi, không thể nào có thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ nhìn thấy tán lá phượng. Rễ phượng nhô lên khỏi mặt đất nhìn hệt như những con rắn khổng lồ vậy.Em rất yêu cây phượng, cây phượng là một loại cây của học trò chúng em, nhìn hoa phượng em biết được mùa hè đã đến. Và nhìn hoa phượng cũng mang cho em nhiều cảm xúc về một kỳ nghỉ hè cuối cấp thật buồn. Em sẽ không quên được hình ảnh cây phượng này.
Ở góc sân trường em có một cây phượng đã già. Không ai biết nó được ai trồng, trồng từ bao lâu mà mọi người chỉ biết rằng, từ khi ngôi trường được xây lên, cây phượng đã sừng sững ở đó như một người hùng che chắn và tỏa bóng mát cho sân trường em. Thân cây xù xì và có lớp vỏ thô ráp màu nâu sậm.
Rễ cây bám chắc vào lòng đất mẹ, có những chỗ rễ nổi rõ lên bề mặt, ngoằn nghèo và to như con rắn khổng lồ. Thân cây to lớn, phải ba đứa bọn em vòng tay ôm mới xuể. Những cành phượng xòe ra và tỏa bóng như chiếc ô tô lớn, những tán lá dang rộng vòng tay để che nắng cho chúng em. Lá phượng không giống như những loài cây khác mà một lá phượng lại có rất nhiều lá con. Những ngày hè, nắng chiếu xuyên qua các khe lá nhỏ tạo nên một vùng bóng mát lấp lánh những ánh vàng, nhìn rất đẹp và thú vị. Hoa phượng thường nở theo chùm, mỗi bông phượng lại có năm cánh và trong mỗi bông sẽ có một lá đốm màu. Nhụy hoa rất đặc biệt và chúng em thường dùng để tạo nên các trò chơi với nhau. Hoa phượng được coi là dấu hiệu của hè về bởi mỗi lần phượng nở, tiếng ve lại bắt đầu râm ran trên các vòm lá. Hoa phượng nở đỏ cả vùng trời và tiếng ve thì lại ca lên những bản hòa tấu rộn ràng khi hè đến. Nhưng bên cạnh niềm vui đón chào một mùa mới của đất trời thì hoa phượng cũng là dấu hiệu của sự chia phôi khi kì nghỉ hè đã đến. Chúng em phải tạm xa thầy cô, xa bè bạn, xa mái trường để có một mùa hè trải nghiệm mới.
Cây phượng đã ở cùng chúng em suốt những ngày học tập dưới mái trường. Từ lâu, chúng em đã coi cây phượng nơi góc sân ấy là một người bạn, một bác bảo vệ để sau này khi đi xa, chúng em vẫn luôn nhớ về một góc sân đỏ rực màu phượng thắm ấy…
Ai trong mỗi chúng ta cũng từng trải qua quãng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò. Nơi đó là nơi lưu giữ biết bao hình ảnh đẹp như cánh cổng trường, chùm phượng vĩ đỏ rực cả góc sân trường,…. Nhưng có lẽ cây bàng là nơi gắn bó nhiều kỉ niệm nhất đối với em.
Từ xa nhìn lại cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ che rợp cả một góc sân trường. Em nghe cô giáo em kể lại rằng cây bàng này đã có từ rất lâu rồi, nó được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng ngay từ những ngày đầu thành lập trường. Rễ cây to ngoằn ngoèo như những con trăn nhấp nhô trên mặt đất, có những chiếc rễ thì cắm sâu xuống lòng đất cần mẫn chắt chiu những chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây to phải ba, bốn đứa bọn em ôm mới xuể, trên thân cây có những mắt vấu to nhỏ khi sờ vào em thấy ram ráp. Cây bàng đặc biệt hơn các cây khác là vì nó có nhiều tầng che rợp cả một vùng đất lớn. Lá bàng có hình bầu dục to để không cho ánh nắng có thể xuyên qua.
Cây bàng thay đổi theo mùa,vào mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Khi đông đến, lá bắt đầu rơi khiến những những cành cây khẳng khiu trơ trụi, ủ mầm để xuân về. Đó là thời điểm mà cây bàng đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống. Hàng ngàn búp nõn xanh non như hàng ngàn ngọn nến trong xanh. Hoa bàng màu trắng ngà xen kẽ những chùm hoa trắng ấy là những quả bàng hình tròn và dẹp hai đầu. Khi quả bàng còn non thì nó sẽ có màu xanh lục còn khi của bàng chín thì nó dần chuyển sang màu vàng,quả bàng khi xanh ăn có vị chát, khi chín rất thơm, có vị ngọt.
Cây bàng giữa sân trường em có rất nhiều tác dụng, nó không chỉ đơn thuần là cây bóng mát che rợp cả một góc sân trường mà nó còn là nơi lưu giữ bao kỉ niệm của lớp lớp học trò đã học ở trường. Sau những tiết học căng thẳng mệt mỏi chúng em lại ra ngồi dưới gốc cây hóng mát kể chuyện cho nhau nghe, cùng nhau ô đùa. Chúng em luôn thay phiên nhau tưới nước cho cây để cây tươi tốt .
Em rất thích cây bàng bởi vì nó gắn bó thân thiết đối với chúng em, những lứa học sinh của trường. Chúng em hứa sẽ chăm sóc cây bàng thật tốt để nó còn gắn bó với bao lớp lớp học trò sau nữa.
xin tiick
Con đường đi học của em ngang qua một đầm sen rất rộng. Bởi vậy, em đã được chiêm ngưỡng cảnh đầm sen suốt bốn mùa trong năm. Nhưng đẹp nhất vẫn là đầm sen mùa hạ.
Nhìn từ xa, đầm sen mênh mông trải rộng trước mắt chỉ thấy rập rờn lá sen uồn sóng. Những chiếc lá chao mình đong dưa như làm duyên với gió. Lại gần, ta thấy rõ hơn, đan xen với những lá sen xanh mát là những búp sen, những bông sen hồng tươi như cặp môi của em bé gái. Gió làm đung đưa những lá sen, làm nghiêng nghiêng những nụ sen, làm sóng sánh những bông sen đang nở và làm lả tả những cánh hoa đang tàn. Đứng trên bờ lúc ấy, khẽ nhắm mắt lại, ta sẽ cảm nhận hết được hương thơm thanh mát của đồng quê Việt Nam. Hương sen không gắt như hương nhài cũng không nhạt nhòa, lãnh đạm, nó nồng nàn, say mê mà vẫn vô cùng dịu dàng thanh thoát.
Nếu được ngồi trên một chiếc thuyền thúng bơi giữa đầm sen là tuyệt nhất. Những thân sen mảnh mai có vô vàn chiếc gai nhỏ, đi không khéo chúng xước vào da khiến ta có cảm giác buồn buồn, nhột nhột. Những chiếc lá sen rợp mát tạo thành một mái che tuyệt vời giữa cái trưa hè oi ả. Bơi thuyền giữa những thân sen còn có một niềm vui thú nữa đó là được tận tay chạm vào nguồn gốc của những hương thơm nồng nàn. Lá của sen, những chiếc lá già có màu xanh thẫm còn những chiếc lá non lại mang một màu xanh nõn nà dịu mắt. Lá sen già tỏa rộng hình tròn giống như một chiếc nong con còn lá non lại cuộn mình như chiếc kén sâu. Trên mặt lá phủ một lớp lông măng li ti. Bao nhiêu hạt mưa sa xuống lá sen đều nâng niu giữ lại rồi chờ gió đến mà chao nghiêng trút rất nhẹ nhàng xuống đầm. Hoa sen cũng có hoa "non", hoa "già". Hoa "non", ấy là những búp sen chưa nở, các "bé" còn ngại ngùng nên vẫn chúm chím những cánh hồng mơn man. Sen "già" là những bông hoa đã xòe cánh khoe sắc màu tươi tắn, khoe cả đài sen, nhị sen vàng thắm. Cánh sen rất mịn, không một gợn nhỏ, trơn láng, đây là nơi lưu lại những hạt sương đêm mong manh. Chúng khum khum như chiếc thuyền con nên khi sen tàn, cánh rơi xuống vẫn nổi lênh đênh trên nước. Phấn hoa vàng tươi, những hạt bụi vàng thanh khiết. Thật đúng như bài ca dao:
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh”
Chỉ có khác, sen ở đầm làng em là sen hồng thôi! Nhưng sắc hồng của cánh, sắc vàng của nhị càng làm bồn hoa nổi bật giữa bát ngát màu xanh của lá.
Mỗi sáng sớm, giữa dòng nước đầm lại khe khẽ vang lên tiếng chèo khua mái của những người chủ đầm sen, họ đến hái hoa sen để bán hoặc để ướp trà. Lúc ấy, đầm sen vẫn còn đang mơ màng trong lãng đãng sương mai. Càng gần về trưa đầm sen càng nhộn nhịp. Lúc ấy là tan giờ làm đồng, ai cũng muôn lại gần đầm sen nghỉ ngơi một chút, hít vào lồng ngực hương sen mát lành. Những chú bé con thì thích thú ngát những chiếc lá sen xoay tròn trên đầu làm ô che nắng…
Đầm sen là một hình ảnh đẹp của quê hương nào. Dẫu ngày nào đi học em cũng qua nơi này nhưng chưa bao giờ em hết trân trọng vẻ đẹp của nó.
@Cỏ
#Forever
tham khảo
Sau 3 tháng lạnh đến run người thì cuối cùng mùa xuân cũng về đến quê hương của em rồi. Nhớ ngày nào trời đông chẳng ai muốn ra khỏi đường. Cây cối dường như cũng ẩn mình tránh rét. Những búp lá bàng cũng vậy, chúng đã ngủ đông suốt 3 tháng qua và giờ là lúc mà chúng vươn mình khoe sắc.
Còn nhớ mùa đông đến, cây bàng xơ xác lá. Những cành cây trở nên cô đơn trong mùa đông lạnh giá. Chúng chẳng còn được những tán lá bao bọc nữa nên dù những cơn gió có đi ngang qua, chúng cũng chẳng buồn reo hò, cổ vũ như những ngày mùa hè.
Thế nhưng khi mùa xuân về thì lại khác. Sức sống mới đã trở lại với cây bàng. Những búp lá đầu tiên đã mọc và phủ xanh cho những cành cây ẩm ướt vì mưa xuân. Có lẽ, chúng cũng chỉ chờ đến ngày được đắm mình dưới làn mưa này để mà bung mình. Những cái lá bàng li ti điểm tô trên những cành cây xám trông thật là nổi bật. Đây là một bức tranh xuân độc đáo nhất mà em từng được chứng kiến. Những chú chim én đi tránh rét ở phương Nam hôm nay cũng đã bay về đậu trên những cành cây bàng. Chúng cùng nhau reo hò và cất lên tiếng hót nghe thật vui tai.
Nhìn vào những chiếc lá bàng non mới nhú, em như thấy được một sự sống mới. Mùa đông lạnh là vậy mà cây bàng vẫn tiền ẩn sức sống thật mãnh liệt. Em nhìn cây bàng và tự nhủ mình cũng phải nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống.
Chao ôi cây bàng mùa xuân, chúng mới thật tươi đẹp biết bao.
Tùy bạn ạ. Tùy ng làm chứ và cả trình độ viết văn của họ nx. Mk nghĩ dài ngắn ko quá quan trọng miễn là đủ ý và lời văn sinh động
Cây bàng gắn bó với tuổi thơ
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ.
Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... 10 năm trước, tôi thêm mắm thêm muối vào bài văn tả cây bàng của mình. Đại ý, cây bàng ấy là nơi tôi và bạn bè thường hay chơi đùa quanh cây bàng, tán lá che rợp cả một góc sân, chúng tôi vẫn ngồi dưới gốc cây để truy bài trong những chiều hè nóng nực,... Thật ra, chỉ có nó và tôi, tôi và nó trong những buổi chiều muộn ở lại trường chờ mẹ họp hội đồng. Tôi đã nhìn thấy, ngắm nghía nhiều cây bàng.
Cây bàng ở gần nhà tôi - cái cây tôi chứng kiến từ lúc nó còn là cây non, đến lúc nó cao bằng tôi, và bây giờ khi nó trở thành cây bàng to lớn với ba bốn tầng lá. Cây bàng ở trường đại học, rất gần với ô cửa sổ lớp tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ, nhìn những tia nắng mùa thu lọt qua tán lá. Nhưng tôi nhớ cây bàng ở trường tiểu học. Cây bàng nhỏ bé, gầy guộc nơi cuối sân trường. Đã rất lâu rồi, tôi không viết một bài văn miêu tả. Đã rất lâu rồi, tôi chưa trở về trường tiểu học. Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cứ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời nhau, gọi nhau mọc, gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ.
Có thể nói: lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc họ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vài bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh… như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước).
Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vẫn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần… Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
Bên cạnh lớp học của em có một cây bàng già. Có lẽ cây bàng đã có từ rất lâu rồi và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi ngày đến lớp của em.
Cây bàng từ ngày em vào trường đã ở đó. Thân cây xù xì, rễ cây to nổi cộm trên mặt đất. Cây bàng luôn hấp dẫn em mỗi khi nhìn ra cửa sổ. Mùa xuân đến cây đâm chồi non, xanh mơn mởn. Khi mùa xuân qua đi, cũng là lúc cây bàng phát triển nhất, tán lá xanh rợp trời, che kín cả một khoảng sân rộng. Đến mùa thu lá cây chuyển sang màu đỏ và khi đông đến thì cây bàng rụng hết lá chỉ còn lại cành cây khẳng khiu. Người ta hay nói đó là lúc cây bàng thay áo mới. Cây bàng qua mỗi năm đều như vậy, cứ lớn lên mãi như một quy luật tự nhiên.
Dưới gốc cây bàng, chúng em giải tỏa những căng thẳng sau giờ học. Cây bàng vẫn im lìm đứng ở đó nhưng là nơi cất giữ bao nhiêu bí mật tuổi học trò chúng em, người bạn trung thành tuyệt đối của bao thế hệ học sinh.
Qua thời gian, chúng em sẽ lớn lên, sẽ phải rời xa ngôi trường này, xa cây bàng ấy nhưng những hàng bàng sẽ luôn ở trong tâm trí của em như một người bạn thân thiết.
Bạn tham khảo nhé
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thu: những rặng xà cừ cao tít,tán lá xum xuê rung rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này , cây bàng đã ở đó, đứng hiên ngang trước sân,trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi.Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc.Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất.Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế.mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ đễnh nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em.Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù mau xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn .Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây.Tất cả đều cười vui vẻ và khoái chí dưới sân.Còn em . em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu.Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gios mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiêc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đa chảng còn nữa.
Cây bàng lẻ loi mùa đông là thế, nhưng khi mùa đông tới, những bút măng xanh bát đầu hé trào năng.Những bút nến ấy cứ dần nở rộ tạo thành lá bàng một ngày một to … và thời gian trôi di cây bàng lại khoác thêm mình bộ áo mới lộng lẫy, ,…..Những chum hoa li ti như sao xa ấy vàng điểm vàng thật đẹp mắt……rồi những chum hoa ấy lại tạo quả.Quả bàng xanh, quả bàng chin….. lấp ló sau tán lá.Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày.Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi .Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá .Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại.Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như : bằng lăng, phượng, sấu ,…Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như : bằng lăng, phượng, sấu ,…Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
tham khảo
Trên sân trường em trồng rất nhiều cây bàng để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi. Nhưng được yêu thích nhất, là “cây bàng lùn” ở cạnh sân chào cờ.
Gọi là cây bàng lùn, bởi vì cây có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ khoảng dưới 2m mà thôi. Thân cây to và chắc như cột nhà. Vì cây thấp, nên ngay từ cách mặt đất chừng hơn nửa mét, cây đã mọc cành. Cành bàng lớn như bắp tay, dài hai đến ba mét. Mọc ngang ra, bè bè như cái mái chèo. Từ các cành chính, những cành con mọc ngang, mọc dọc, đan xen với nhau tạo thành một cái mái che xanh um. Lá bàng to lắm, có lá còn lớn như quyển vở của em. Lá không quá dày, màu xanh bóng mượt. Ngày hè, chúng em thường hái để làm mũ che hay quạt mát. Mùa thu, lá bàng chuyển màu vàng, đỏ sẫm rồi rụng hết khi sang đông. Để lại thân cây trơ trọi. Rồi khi xuân đến, cây lại đâm chồi nảy lộc, trổ lá đơm hoa kết trái. Lại xanh mơn mởn như những ngày cô đơn kia chỉ là giấc mơ.
Em yêu lắm cây bàng ấy. Nơi em cùng bạn bè sớm hôm đến trường, học tập rồi vui chơi. Chính cây bàng cũng là một người bạn tri kỉ và thầm lặng của chúng em ở mái trường này.
tk
rên sân trường em trồng rất nhiều cây bàng để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi. Nhưng được yêu thích nhất, là “cây bàng lùn” ở cạnh sân chào cờ.
Gọi là cây bàng lùn, bởi vì cây có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ khoảng dưới 2m mà thôi. Thân cây to và chắc như cột nhà. Vì cây thấp, nên ngay từ cách mặt đất chừng hơn nửa mét, cây đã mọc cành. Cành bàng lớn như bắp tay, dài hai đến ba mét. Mọc ngang ra, bè bè như cái mái chèo. Từ các cành chính, những cành con mọc ngang, mọc dọc, đan xen với nhau tạo thành một cái mái che xanh um. Lá bàng to lắm, có lá còn lớn như quyển vở của em. Lá không quá dày, màu xanh bóng mượt. Ngày hè, chúng em thường hái để làm mũ che hay quạt mát. Mùa thu, lá bàng chuyển màu vàng, đỏ sẫm rồi rụng hết khi sang đông. Để lại thân cây trơ trọi. Rồi khi xuân đến, cây lại đâm chồi nảy lộc, trổ lá đơm hoa kết trái. Lại xanh mơn mởn như những ngày cô đơn kia chỉ là giấc mơ.