K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen vì vậy một vật nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, còn đèn sáng thì những vật nằm gần nó sẽ sáng lên theo. Còn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết bạn với những người có bản tính, phẩm chất xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có mối quan hệ thân thiết với những người có phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng sẽ học tập theo những phẩm chất tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu của ông cha ta nên nó luôn có tính đúng đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”, ý kiến này cũng không phải không có căn cứ.

29 tháng 1 2018

Có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trong đó, một yếu tố khá quan trọng, đó chính là môi trường sống. Vì thế, ông cha ta đã đúc rút ra câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” để khuyên dạy con cháu phải biết lựa chọn môi trường sống tốt cho riêng mình.

  Mực là một chất lỏng có màu đen, dễ gây bẩn ra những thứ bên cạnh. Còn đèn là một vật dùng để tỏa sáng, những đồ vật ở cạnh đèn sẽ được ánh sáng của đèn chiếu sáng. Như vậy, mượn hình ảnh của mực và đèn để nói đến môi trường sống và khẳng định môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.

  Quả thật, nếu sống trong mội trường sống ko tốt, thiếu thốn sự quan tâm thì bạn sẽ trở thành một người có tính cách xấu và ko thể tiến bộ bởi bạn sẽ học hỏi và nhiễm những thói xấu trong môi trường sống đó. Trong truyện “ Mẹ hiền dạy con”. Khi mẹ thầy Mạnh Tử dọn nhà ở gần chợ. Thấy người ta buôn bán lọc lừa, Mạnh Tử cũng học theo cách lọc lừa,dối trá. Hay ở cạnh nhà tôi có gia đình bác Bình, 2 bác ấy suốt ngày ngồi đánh bài, nói năng tục tĩu, chửi thề nên 2 đứa con nhà bác cứ mở miệng là chửi thề, nói tục và suốt ngày trốn học, vùi đầu trong các tiệm net. Trong khối 7 tôi đang học, có bạn Tuấn Anh. Gia đình bạn chẳng hề quan tâm đến việc học hành của con, thậm chí bố bạn còn bắt bạn phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền mua rượu và đồ nhậu cho bố. Vậy nên, Tuấn Anh cứ học 1 buổi, nghỉ vài buổi. Cuối cùng, bạn ấy đã bỏ học. Mới 13 tuổi đã biết uống rượu bia, la cà quán sá. Thế mới thấy gần mực thì đen.

  Nếu bạn sống trong môi trường có nề nếp, được cha mẹ quan tâm, dạy dỗ, sống gần những người chăm ngoan, có ý thức thì bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều tốt đẹp để dần hoàn thiện bản thân. Trở lại với câu chuyện thầy Mạnh Tử. Mẹ thầy Mạnh Tử thấy ko thể ở gần chợ được, bà chuyển đến ở gần trường học. Mạnh Tử thấy học trò chăm chỉ học tập, đọc sách, viết văn,...cũng học theo; ngày ngày đọc sách, viết văn. Cuối cùng, Mạnh Tử trở thành 1 nhà hiền triết vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Bạn Bình An trong lớp tôi có bố mẹ là giáo viên rất quan tâm đến việc học của bạn. Mẹ bạn luôn nghiêm khắc dạy dỗ nên ko chỉ học giỏi, Bình An còn rất ngoan, nói năng lễ phép, hòa đồng cùng các bạn. Vì thế, An luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý. Vậy mới thấy gần đèn thì sáng.

  Thế nhưng trong cuộc sống, ko phải tất cả đều “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mà có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn mà ko sáng. Trong xóm tôi có chị Hoa, gia đình nghèo khổ, bố mẹ chẳng quan tâm gì đến việc học của con, còn bắt chị nghỉ ko cho đi học nhưng chị Hoa cương quyết ko nghỉ. Hằng ngày, đi học về, chị vẫn phải bán vé số vào buổi tối theo yêu cầu của bố mẹ. Vậy mà 12 năm học, chị vẫn đạt thành tích học sinh giỏi, rất ngoan ngoãn. Chị vừa học đại học và tự làm thêm để kiếm sống. Chị tốt nghiệp đại học, được nhận làm ở 1 công ty nước ngoài và giờ chị đã có công việc ổn định, lương rất cao. Chị Hoa chính là tấm gương tiêu biểu cho những con người gần mực mà ko đen. Mẹ tôi vẫn thường lấy chị làm tấm gương sáng cho tôi học tập thật tốt. Thế mà, có những đứa con nhà giàu, bố mẹ là người có tri thức, có điều kiện học hành; lại mải chơi, hư hỏng. Trong lớp tôi, có bạn Phong, gia đình giàu có, bố mẹ tạo điều kiện cho học hành. Thế nhưng, vì được nuông chiều, bạn chỉ xin tiền để đi chơi, bao bạn bè và toàn chơi với những người bạn xấu, học đòi những thói hư như: hút thuốc lá, bỏ học, trốn tiết, đi chơi game, uống rượu bia,...phá đi truyền thồng hiếu học của gia đình bạn. Thật đáng trách !

  Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là 1 bài học quý giá cho mọi người. Bản thân em qua câu tục ngữ này đã hiểu rõ hơn ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Tôi nhận thấy mình phải biết lựa chọn và chơi với những người bạn tốt, tránh xa những người bạn xấu, những môi trường xấu như: quán net, tiệm game,....

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Đôi khi, con người thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy thế hệ đi trước đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh đối lập nhau là “mực” - ý chỉ cái đen tối, xấu xa và “đèn” ý chỉ cái trong sáng, tốt đẹp. Ông cha ta đã nhắn nhủ rằng sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt.

Chắc hẳn bạn đọc yêu thích văn học đều sẽ biết đến truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng vốn là một anh nông dân hiền lành, làm thuê cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông không đâu mà Chí Phèo bị bá Kiến đẩy vào tù. Sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo. Môi trường ngục tù đầy chỉ toàn những con người ranh ma, độc ác đã có tác động tiêu cực đến Chí. Thế mới thấy được môi trường xấu có khả năng làm tha hóa con người.

Hay trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, mẹ thầy Mạnh Tử đã chọn cho con sống gần trường học nên Mạnh Tử lễ phép chăm chỉ học hành. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

Nhưng cũng có rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Đó là những bậc Nho sĩ đã lựa chọn lối sống ở ẩn để có thể giữ trọn khí tiết, không bon chen công danh với đời.

Còn đối với mỗi học sinh, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính cha mẹ, thầy cô là những người có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Bởi vậy mà cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương tốt với những hành vi chuẩn mực. Bản thân học sinh cũng cần tiếp thu những điều tốt, lựa chọn những người bạn tốt để chơi…

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.

13 tháng 5 2021
VD: Cũng có ý hiểu rằng trong câu tục ngữ như sau cũng vậy " chọn bạn mà chơi " ý hiểu phải chọn bạn giỏi, có tài mà chơi ( nghĩ vậy )
31 tháng 8 2016
1.    Mở bài: –    Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. –    Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. –    Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. 2.    Thân bài:  a.Giải thích: 

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

 

 + Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. + Ý nghĩa của câu tục ngữ: –    Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. –    Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. + Ý nghĩa câu nói của bạn: –    Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu. –    Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng) b.Nâng cao, mở rộng vấn dể: + Quan hệ trong gia dinh: –    Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. –    Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) + Quan hệ trong xã hội: –    Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) –    Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) –    Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) 3. Kết bài: –    Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. –    Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
17 tháng 9 2016
 DÀN Ý:1-Mở bài:- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)2-Thân bài:a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ,dễ hiểuc- Phân tích, bình luận trên các khía cạnh-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứđầy đủ để bài thuyết phục)-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ quavề họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng ^^d- Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thểnhư:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng địnhlại ý kiến.- Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giốngnhư hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")3- Kết bài- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết baobài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xãhội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
12 tháng 5 2022

< cái nào cũng đk >

- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.

- Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)

- Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)

- Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)

- Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)

28 tháng 2 2018

Dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nội dung mà nó thể hiện thật sâu sắc, một trong số đó là câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn thì chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen vì vậy một vật nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, còn đèn sáng thì những vật nằm gần nó sẽ sáng lên theo. Còn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết bạn với những người có bản tính, phẩm chất xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có mối quan hệ thân thiết với những người có phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng sẽ học tập theo những phẩm chất tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu của ông cha ta nên nó luôn có tính đúng đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: "Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng", ý kiến này cũng không phải không có căn cứ. Nhiều người có bản chất xấu xa thì cho dù có sống giữa trăm nghìn người tốt thì họ vẫn giữ cách sống của mình, như câu: "Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời", nhưng cũng có những người tốt, thật thà, trung thực dù có sống cùng, làm bạn cùng những người có bản chất xấu thì họ vẫn giữ được những nét tính cách đáng quý của mình như bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy "hôi tanh" nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh, hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.

Nhưng những người đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh ra trong một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa sống ở một vùng có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa trẻ đó không bị lây nhiễm được. Còn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, ta mới thấy được tầm quan trọng của môi trường sống, môi trường sống như thế nào quyết định tính cách và nhân phẩm con người. Vì thế cha mẹ vẫn thường dạy con "chọn bạn mà chơi" hay "chọn mặt gửi vàng" khuyên con mình hãy biết lựa chọn những người bạn tuy rằng không thật sự học giỏi nhưng tính cách tốt, biết chia sẻ vui buồn với bạn chứ không ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn giữ được giá trị và tính đúng đắn của nó, câu tục ngữ mang đến một bài học quý báu, khuyên răn con người nên biết chọn lựa bạn bè một cách đúng đắn từ đó tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để củng cố những phẩm chất tốt của bản thân và nâng cao tầm hiểu biết.

Hoặc : 

Dân gian ta có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rang". Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà "đen" được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao "rạng" lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành "tù binh" của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái "bán hoa", một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là "ngựa quen đường cũ", lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần "đèn" mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bạn có thể chọn 1 trong 2 bài văn này

4 tháng 8 2018

Trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam, ông cha ta đã để lại rất nhiều câu ca hay. Mỗi câu ca đều mang cho mình một ý nghĩa riêng và dạy cho ta những bài học rất đáng quý. Trong đó, câu tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" đã được đúc kết từ những kinh nghiệm sống của ông cha ta giúp cho con người ngày nay học thêm được nhiều điều hay, lẽ phải.

Câu tục ngữ này gồm có 2 vế, mỗi vế mang cho mình một ý nghĩa khác nhau. Mực ở trong câu tục ngữ này là một ẩn dụ cho những điều xấu xa, không tốt đẹp. Khi chúng ta ở gần mực, tất nhiên ta sẽ trở nên lem luốc, bẩn thỉu vì màu đen của mực. Ngược lại, khi ta ở gần đèn, thứ mà phát ra ánh sáng, soi đường cho ta trong đêm tối, đồng hành cùng ta trong học tập. Nó cũng giống như khi ta ở gần một người có tấm lòng tốt, giỏi giang thì ta sẽ học được nhiều điều hay, lẽ phải. Giúp cho ta hoàn thiện bản thân.

Trong cuộc sống cũng vậy, ví dụ khi ngồi bên cạnh một bạn học sinh giỏi, chăm chỉ, thích đọc sách và biết giúp đỡ mọi người mà ta lại ham chơi, lơ là bài vở thì chỉ khiến ta ngày càng tệ và xấu hỏ với mọi người mà thôi. Nếu ta nhìn thấy được những cố gắng, phát triển của bản thân những tấm gương ấy, không ngại giấu dốt thì chắc rằng, năng lực của ta cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. Ngược lại, nếu chúng ta ở gần mực, cùng các bạn bè xấu thì chúng ta sẽ dễ dàng bị nhiễm thói hư tật xấu. Chơi cùng một nhóm bạn chỉ thích chơi game, tham gia các tệ nạn xã hội như văng tục, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích thì chắc chắn, sẽ có ngày ta cũng thoát khỏi những cám dỗ ấy. Có rất nhiều trường hợp tội phạm phạm tội, nguyên nhân là do bạn bè rủ rê, lôi kéo gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Câu tục ngữ đã phân tích kỹ cho chúng ta, giúp ta biết cách chọn bạn tốt bạn xấu để chơi hay để tránh xa. Bản thân mỗi người không thể tự mình hoàn thiện nhanh chóng, nhưng nếu có người bạn tốt giúp đỡ thì đạo đức, năng lực của ta sẽ càng được nâng cao hơn. Xã hội hiện nay đầy rẫy những tật xấu, sự phát triển như vũ bão của internet cũng khiến chúng ta dễ dàng bắt gặp các nhân tố xấu. Không phủ nhận rằng cũng có nhiều người, tuy sống trong hoàn cảnh tăm tối, nghèo khổ nhưng họ vẫn luôn cố gắng, và giữ bản thân trong sạch. Nhiều trẻ em tuy sống trong hoàn cảnh gia đình bố mẹ là dân đâm thuê chém mướn, làm việc trái pháp luật nhưng các em vẫn là những đứa trẻ ngoan, ham học hỏi. Hay câu chuyện của cậu bé nghèo, hàng ngày đi bán vé số, ăn xin nhưng đêm về vẫn thắp đèn đom đóm để học bài là những câu chuyện thực sự đáng ngưỡng mộ.

Nói chung, câu tục ngữ ” Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Là những người con văn minh, hiện đại, tri thức, hãy biết cố gắng trau dồi,học hỏi điều tốt và bài trừ những điều xấu.

15 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cho đến ngày nay câu tục ngữ vẫn phát huy giá trị và sự đúng đắn của nó trong thực tế. Mặc dù vậy, có một số ý kiến lại cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Chúng ta cần làm sáng tỏ những ý kiến về câu tục ngữ này để nhìn nhận thật rõ ràng.

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ, cũng như bao câu câu tục ngữ mà ông cha ta để lại, câu tục ngữ này cũng có hai nghĩa, đó là nghĩa thực và nghĩa bóng. Nghĩa thực chính là muốn nói đến việc tiếp xúc với mực đen thì chân tay và cả quần áo của ta đều rất dễ bị lấm bẩn nhem nhuốc cùng với màu mực, và khi ta ngồi cạnh ngọn đèn đang sáng ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của ngọn đèn đó. Nghĩa bóng của câu ý muốn nói nếu trong cuộc sống chúng ta luôn gần gũi và tiếp xúc với con người xấu và môi trường xấu ta sẽ rất dễ bị lây nhiễm những điều xấu.

Ngược lại nếu chúng ta biết chọn một môi trường tốt, lành mạnh và gần những người tốt đẹp ta sẽ học tập và có được những điều tốt đẹp. Ý nghĩa của câu tục ngữ rất rõ ràng, những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo. Có những người bạn cho rằng cứ gần gũi và ở gần người xấu nhưng nhất định không làm theo thì làm sao mà xấu theo được, còn tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo thì làm sao để “ rạng” lên đây.

Đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan, thực tế trong xã hội, một số thanh niên giao lưu chơi bời với những đối tượng mắc các tệ nạn xã hôi như trộm cắp, ma túy, thì chỉ một thời gian ngắn cũng sẽ trở thành những đối tượng trộm cắp và “tù binh” của ma túy. Trong tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao chúng ta cũng thấy rất rõ sự ảnh hưởng của môi trường và những người xung quanh đến nhân cách của một con người, Chí Phèo vốn là nông dân rất hiền lành nhưng khi anh bị ném vào tù , tiếp xúc với bọn lưu manh, sống trong môi trường thù hận và tàn bạo, kết quả anh đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Anh không chỉ tàn đời mà còn làm hại cả nhưng gia đình lương thiện khác, khiến bao cơ nghiệp tan nát và bao nhiêu nước mắt cùng với máu đổ xuống. Trên các phương tiện truyền thông ta cũng thấy có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy được gia dình và xã hội tạo điều kiện cho cai nhưng rồi lại “ ngựa quen đường cũ” trở về con đường hút hít. Liệu chúng ta có đủ bản lĩnh vững vàng để gần kẻ xấu nhưng nhất quyết không lây nhiễm cái xấu hay không. Còn tất nhiên gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó, chỉ là các bạn không muốn nhận hoặc kiêu căng tự ái, cố tình không học theo cái tốt.

Tóm lại, chúng ta phải khẳng định rằng ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, câu tục ngữ là một lời răn dạy hết sức đúng đắn, đây là một bài học trong cuộc sống mà ai cũng phải ghi nhớ, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc lựa chọn những người bạn, tấm gương và môi trường học tập, sinh hoạt của mình.

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói khuyên con người, hướng con người đến cái thiện, nói về mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh. Trong đó có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". 

Vậy "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là gì?  Mực là một thứ chất lỏng màu đen dùng để viết, nếu để dính lên đồ vật hay quần áo thì sẽ khó làm sạch. Đèn là vật dụng để soi sáng trong bóng tối. "Đen"  và "rạng" là hai tính từ trái nghĩa để chỉ nếu ở gần mực mực thì sẽ bị bẩn còn ở nơi có đèn thì ta sẽ được soi sáng. Ngoài ra câu tục ngữ còn mang một hàm ý nữa đó chính là "mực" để chỉ những thứ xấu xa trong xã hội còn "đèn" là hình ảnh ẩn dụ cho những điều tươi sáng tốt đẹp trong cuộc sống. Nếu ta ở trong môi trường tốt thì ta sẽ trở thành người tốt, còn nếu xung quanh ta là những thứ xấu xa thì ta cũng sẽ trở thành người xấu. Câu tục ngữ nói về sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới con người. Điều này được cha ông ta đúc rút kinh nghiệm và truyền lại.

Tại sao cha ông ta lại khuyên như vậy? Môi trường sống ảnh hưởng tới nhân cách của con người rất nhiều. Khi bạn sống trong một môi trường, mọi thứ diễn ra trong đó sẽ được mắt bạn tiếp thu thông tin và truyền lên não. Những hành động lặp đi, lặp lại tạo thành thói quen trong môi trường đó mà bạn thường xuyên nhìn sẽ phần nào ảnh hưởng đến bạn. Ví dụ trong gia đình nếu bố mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, lễ phép với ông bà thì con cái cũng sẽ ngoan ngoãn kính trọng người lớn bởi trẻ con là một tờ giấy trắng, môi trường sẽ quyết định phần lớn nhân cách. Nếu gia đình lục đục, không hòa thuận, có bạo lực gia đình thì con cái sẽ khó có thể lên người. Hay ngay bạn bè cũng thế, chơi với người bạn tốt thì ta cũng sẽ trở nên tốt đẹp, chơi với người bạn chăm chỉ, cần cù học tập thì ta cũng học tập, thi đua với bạn vậy là cả hai cùng tiến bộ, còn chơi với những người chỉ biết chơi đùa, lêu lổng thì ta cũng sẽ sa đà vào những cuộc chơi bời những lời rủ rê từ đám bạn. Do đó mới có tình trạng đáng buồn ở nước ta hiện nay là học sinh rủ rê nhau chơi game rồi thành những con nghiện game, để có tiền chơi game sẵn sàng làm những hành động trái đạo đức, trái pháp luật. Ngoài nghiện game còn nhiều những thứ nghiện khác thành những tệ nạn xã hội cũng chính từ một người sa vào rồi rủ thêm người kia, cứ theo dây truyền thành một số đông người sa vào những thứ tệ nạn xã hội. Câu tục ngữ là lời khuyên bảo sâu sắc về cách "chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở". Nhưng không phải lúc nào gần mực cũng đen, gần đèn cũng rạng. Con cái sống trong gia đình tốt, được bố mẹ tạo điều kiện để phát triển nhất chưa chắc đã tốt nếu không cố gắng mà cứ lười nhác, ỷ lại. Hay như các chiến sĩ Việt Nam  xưa đã thâm nhập vào hang ổ của địch để lấy thông tin, sống ở môi trường như thế nhưng các  chiến sĩ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vậy nên khi ta ở trong môi trường xấu ta không nên lấy nó làm lí do để sa đà mà phải cố gắng tránh  thật xa những cái xấu để giữ mình trong sạch hay tốt nhất là tránh càng xa những môi trường xấu càng tốt.Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn học tập theo những người bạn tốt, học tập và làm theo những tấm gương tốt đó để càng ngày càng phát triển.

Câu tục ngữ là một khẳng định đúng đắn của cha ông ta mà không chỉ đúng trong quá khứ, hiện tại mà còn cả mai sau. Chúng ta nên học tập và làm theo câu tục ngữ đó.

17 tháng 7 2019

A. Mở bài:

- Khái quát nội dung câu tục ngữ.

- Giới thiệu câu tục ngữ.

- Nêu ý kiến của bạn nọ.

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nghĩa đen.

- Nghĩa bóng.

- Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì?

2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.

3. Mở rộng câu tục ngữ.

- Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.

- Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

- Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

4. Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.

C. Kết bài: Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu. Nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.

8 tháng 3 2022

Tham khảo

 

1. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

2. Thân bài

- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để khuyên nhủ con người bài học trong cuộc sống. Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy. Còn khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng.

 

- Dẫn chứng chứng minh:

Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng.Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn.Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp.

- Liên hệ bản thân:

Biết lựa chọn một người bạn tốt để chơi.Cố gắng rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.

3. Kết bài

Đánh giá về câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

8 tháng 3 2022

cảm ơn bạn nhiều ạ

 

5 tháng 3 2019

Từ xưa, ông cha ta đã luôn đúc kết những lời khuyên răn từ những điều giản đơn trong cuộc sống, đó là kho tàng ca dao tục ngữ với ngụ ý khuyên dạy con cháu nên người trong đó có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Đây là một câu dạy bảo của ông cha với hàm ý cho chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường sống cũng như những người xung quanh đến nhân cách cũng như đạo đức của một con người.

Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.

Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt.Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "Mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.

Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.

Không phải ngày nay, mà từ xưa, câu nói của cha ông đã được bao đời kiểm nghiệm và thực hiện, Chúng ta biết đến một Trang Tử đạo cao, đức trọng, hiểu biết thâm sâu, nhưng lại không hề biết sau ông có một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Xưa kia, nhà Trang Tử vốn ở gần trường học, nhưng trường học đó lại có những đứa trẻ hay gây gổ, bắt nạt bạn bè, không chịu khó học hành. Lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, những vết "mực" từ bạn bè, bà đã chuyển nhà tới gần một trường học khác. Nhưng trường học này cũng không có những người bạn hiền, giỏi giang để Trang Tử có thể học hỏi, chính vì thế bà lại chuyển nhà. Đến lần thứ ba, bà đã tìm được một ngôi trường ưng ý để Trang Tử có thể học hành, tu dưỡng tại đó, và sau này là người được lưu danh muôn thuở, là kẻ học sâu hiểu rộng. Vậy ta mới thấy môi trường và bạn bè ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách cũng như đạo đức của một đứa trẻ đến mức nào!

Cũng như một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài giỏi một đời không chịu đựng nổi chốn quan trường quỷ kế đã một mình cáo quan về ở ẩn tại rừng trúc

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người tới chốn lao xao"

Ông lo sợ chốn quan trường ấy sẽ biến mình trở thành một kẻ đầy mưu mô, tham lam. Vậy nên môi trường không chỉ hình thành nhân cách mà còn ảnh hưởng vô cùng tới nhân cách một người. Phải luôn biết chọn cho mình con đường trong sáng, lành mạnh để giữ được nhân cách làm người.

Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.

Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.

Từ câu tục ngữ trên, ta đã rút ra được bài học cho chính mình, phải biết học hỏi bạn bè, cũng như biết cách chọn lấy những người bạn tốt, những môi trường tốt để rèn luyện, tránh xa những cái xấu, cái không lành mạnh và phải luôn rèn luyện cho xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.

5 tháng 3 2019

nghia den khi chung ta dung muc thi co the bi day muc ra nguoi lam cho do bi den con khi chung ta dung gan den thi trong chung ta se sang sua de nhin

nghia bong neu chung ta choi voi ban xau roi se co ngay nhiem tinh xau cua ban ay con neu choi voi ban tot thi chung ta se hoc tap duoc nhung duc tinh tot cua ho

y nghia muon khuyen chung ta khi chon ban thi hay chon nhung nguoi ban tot voi minh de choi de hoc