K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2021

* Pháp chọn Gia Định làm nơi thực hiện kế hoạch đánh lâu dài với nước ta vì Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:

- Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh

- Xa kinh đô Huế nên triều đình Huế sẽ gặp khó khăn trong tiếp tế viện quân

- Có hệ thống giao thông đường thủy ở đây thuận lợi. 

- Chiếm được Gia Định quân Pháp có thể sang Cam-pu-chia dễ dàng, làm chủ lưu vực sông Mê Công

- Gia Định còn là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được Gia Định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực đến kinh thành Huế
-> Pháp lại chọn Gia Định làm nơi thực hiện kế hoạch đánh lâu dài với nước ta

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Thực hiện những hoạt động lao động đã nêu ra.

- Ghi lại những việc em đã làm và kết quả: Hoàn thành/ Hoàn thành tốt hay chưa hoàn thành.

- Điều chỉnh những kế hoạch chưa phù hợp: Thời gian, công việc…

5 tháng 7 2018

Phương pháp: sgk 11 trang 110.

Cách giải:

Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch “Chinh phục từng gói nhỏ ”

Chọn đáp án: D

Chú ý:

“gói nhỏ” ở đây có thể hiểu là các gói:

- Ba tỉnh Đông Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 5/6/1862) .

- 6 tỉnh Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 1874).

- Toàn bộ Việt Nam (Hiệp ước Hácmăng – 1883)

17 tháng 6 2019

Phương pháp: sgk 11 trang 110.

Cách giải:

Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch “Chinh phục từng gói nhỏ ”

Chọn đáp án: D

Chú ý:

“gói nhỏ” ở đây có thể hiểu là các gói:

- Ba tỉnh Đông Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 5/6/1862) .

- 6 tỉnh Nam Kì (Hiệp ước Nhâm Tuất – 1874).

- Toàn bộ Việt Nam (Hiệp ước Hácmăng – 1883)

9 tháng 9 2017

Chọn đáp án D.

Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

15 tháng 4 2017

Đáp án D

Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

25 tháng 3 2021

Câu 1: Muốn chiếm nước ta, biến nước ta trở thành thuộc địa của chúng. Pháp đã gửi thư cho triều đình. Thất bại

Câu 2: 

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 3: Cần vương là giúp vua. 

Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887): chỉ huy Phạm Bàng và Đinh Công Tráng

Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892): chỉ huy Nguyễn Thiện Thuật

Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896): chỉ huy Phan Đình Phùng

30 tháng 3 2021

Tham khảo !

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.


Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng

30 tháng 3 2021

Ý 1:

 

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .


 

Ý 2:

 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.