em hãy viết một đoạn văn chứng minh ''bác có một lối sống vô cùng giảm dị
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngữ Văn là một môn học chiếm thời gian lớn trong chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên tình trạng học sinh ngày càng không thích học môn Văn hiện nay đang có chiều hướng gia tăng Với các bạn học sinh thì với văn là một học nhàm chán, khó hiểu thậm chí là chông cậy vào người khác.Môn Văn là môn thi hiển nhiên, bắt buộc và cần có trong tất cả các kỳ thi cuối kỳ, thi Tốt nghiệp. Đặc biệt hơn nữa khi bạn chọn thi Đại học khối C hoặc D thì việc học tốt môn Văn là điều vô cùng cần thiết. Trong thực tế, không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn Văn là môn học thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần thôi đấy, nếu bạn có cách học tốt môn Văn, có quyết tâm chinh phục môn học này, có sự kiên trì, nhẫn nại cần thiết thì việc học tốt môn này càng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tnaf theo tháng năm.
Có thể khẳng định rằng "Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta". Vì sao vậy? Bởi rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất. Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Tham khỏa:33
Em tham khảo nhé:
Lòng yêu nước nồng nàn. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Ôi! (Câu đặc biệt)Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo.
Tham khảo:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...)......... Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....) Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ...... Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.
Tham khảo:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...)......... Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....) Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ...... Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.
Tham khảo:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Quả đúng là vậy, tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước. Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt. Chính vì thế, có thế nói lòng yêu nước vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đó là một trong những thứ dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
tham khảo :
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.
Tham khảo:
Yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Thật vậy, từ bao đời nay từ thuở lập nước, đất nước ta đã có biết bao anh hùng hào kiệt sẵn sàng xả thân vì nước, gìn giữ nền độc lập được vững bền. Ngày nay, truyền thống yêu nước của dân tộc chính là thứ tài sản quý báu, được kế thừa bởi thế hệ trẻ qua việc làm thiết thực. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... Tóm lại, người trẻ VN ngày nay có tình yêu nước được thể hiện đúng nơi đúng lúc, vẫn kế thừa được truyền thống yêu nước quý báu của cha anh.
Em tham khảo:
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng cho ta thấy được tình cảm yêu thương giữa con người với nhau. Qua nhân vật Xiu, nhà văn cũng gửi gắm đến chúng ta hình ảnh đẹp của một con người giàu tình yêu thương. Cũng giống như Giôn xi, Xiu cũng là cô gái nghèo. Vậy nhưng họ dù nghèo về vật chất song tâm hồn vẫn vô cùng giàu có với lòng nhân hậu, yêu thương con người. Căn bệnh của Giôn xi cũng là cơ hội thử thách cho ta thấy được nét đẹp trong Xiu. Cô chính là người bạn đầy quan tâm, thấu hiểu luôn hết lòng chăm lo cho bạn ốm yếu dù không phải ruột thịt. Lo cho Giôn xi, biết bạn chỉ mong đợi vào cây thường xuân làm cô lo lắng vô cùng. Dù chính cô cũng tuyệt vọng nhưng cô lại dặn lòng phải mạnh mẽ để an ủi bạn. Phải vô cùng chân thành và yêu thương thì Xiu mới quan tâm, thấu hiểu bạn như vậy. Ohenry không nói cho chúng ta về tâm trạng, nét mặt của Xiu sau khi chiếc lá thường xuân vẫn bám trụ lại sau mưa bão, nhưng ta hiểu đó ắt hẳn là niềm hạnh phúc, vui sướng khôn cùng trong cô. Tình cảm mà Xiu dành cho Giôn xi là tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người sâu sắc và đã làm cho lòng người ấm lại giữa những đau thương của cuộc đời này.
tham khảo
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
refer
Bác Hồ là một tấm gương về lối sống giản dị và thanh bạch. Điều đó được thể hiện từ trong cuộc sống hằng ngày, đến công việc hay mối quan hệ với mọi người. Bữa cơm của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... Khi ăn cơm, Bác không để rơi một hạt cơm nào. Lúc ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Cái nhà sàn nhỏ đó “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Trang phục của Bác cũng rất giản dị, chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác cũng là một người say mê lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Những chân lí: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”... đều đã đi vào đời sống của người dân một cách dễ hiểu nhất. Đức tính giản dị của Bác thật đáng học tập, và noi theo.
Tham khảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng cho lối sống giản dị, thanh bạch. Điều đó khiến mỗi người dân Việt Nam đều cảm thấy ngưỡng mộ, trân trọng.
Đầu tiên, lối sống giản dị của Bác được thể hiện qua cuộc sống hằng ngày. Từ nơi ở, trang phục đến bữa ăn của Bác đều rất đơn giản, không cầu kì. Mâm cơm ngày thường đạm bạc nhưng đậm hương vị thôn quê với những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Khi ăn cơm Bác không để rơi một hạt cơm nào. Lúc ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Trong nhà chỉ vỏn vẹn có vài ba phòng, với những đồ đạc hết sức đơn sơ. Cái nhà sàn nhỏ đó của Người luôn luôn lộng gió và ánh sáng, hài hòa với thiên nhiên. Trang phục Bác mặc cũng không ngoại lệ, chỉ là một vài bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Thật hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào lại ăn mặc đơn giản như vậy.
Tiếp đến là trong công việc, Bác luôn chủ động làm việc. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều không cần người khác giúp đỡ. Bởi vậy, xung quanh Bác cũng rất ít người giúp việc. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Những chuyến đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…
Giản dị trong đời sống công việc, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Trước khi viết, Bác luôn xác định rõ viết cho ai, để lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp. Khi viết cho nhân dân, câu chữ Bác sử dụng đều đơn giản, dễ hiểu dễ nhớ. Những chân lí: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”... đều đã dễ dàng đi vào đời sống của nhân dân.
Lối sống giản dị của Bác không giống như các nhà hiền triết, hay các nhà tu hành. Mà Bác đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Điều đó càng khiến chúng ta thêm cảm phục, yêu mến và kính trọng Bác nhiều hơn.
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Kính trọng Người, chúng ta cần học tập theo tấm gương sáng của Người, để trở thành một công dân tốt, cống hiến cho đất nước.