K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2022

:))) hay giỏi

31 tháng 3 2022

ko chép mạng sao mà viết dc

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

I. Mở bài:

Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.

II. Thân bài:

* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẳn lên trên mặt đất. 

* Tác dụng của cây xà cừ

Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

III. Kết bài:

Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
2 tháng 4 2022

chx kịp đọc hết đề ;-;

13 tháng 1 2022

hừm cần gấp không?

13 tháng 1 2022

gấp

14 tháng 3 2021

Tham khảo 

a. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân và phong cảnh mùa xuân.Gợi ý: Mỗi năm có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông luân phiên nhau đóng giữ nhân gian. Thiên nhiên, đất trời cũng theo đó mà thay đổi. Mỗi mùa lại đem đến một cảnh sắc với vẻ đẹp riêng. Nhưng với em, đất trời này đẹp nhất chính là khi bước vào mùa xuân.

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về mùa xuân:

Mùa xuân kéo dài trong bao lâu? Thường bắt đầu từ lúc nào?Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu, biến chuyển gì đặc biệt?

- Thiên nhiên mùa xuân:

Bầu trời trở nên trong xanh, cao hơnKhông khí trở nên có phần ấm áp hơn, nắng ấm cũng nhiều hơnNhững loài chim bay đi tránh rét lũ lượt kéo về từng đànCác loài động vật ngủ đông cũng lục tục thức dậy, đón mùa xuân vềCác loài cây thi nhau đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắmBắt đầu xuất hiện những cơn mưa xuân lất phất trong tiết trời se lạnh của mùa xuân

- Con người trong mùa xuân:

Mọi người vui vẻ, nô nức chào mùa xuân đếnĐường phố, nhà cửa, hàng quán… được trang hoàng rực rỡ để chào năm mớiCác hoạt động chào xuân được tổ chức nhiều, đông vui tấp nập

- Ý nghĩa của mùa xuân:

Là khởi đầu mới của một năm, đem đến cho con người ta hi vọng về năm mới may mắnĐem đến sự sống cho thiên nhiên, cây cỏĐem đến những sum vầy, đoàn tụ và hạnh phúc cho con người vào dịp Tết

c. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân đối với thiên nhiên và con ngườiNhấn mạnh lần nữa ý nghĩa, vai trò không thể thiếu của mùa xuân
16 tháng 11

Có ai lập dàn ý tả làng quê lúc xuân ko

 

Tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu đối tượng được miêu tả

II. Thân bài

a. Khái quát về chim công

Chim công còn có tên gọi khác là khổng tước - cái tên thanh cao đúng với dáng vẻ của loài chim này.Là loài động vật chỉ sinh sống sâu trong những cánh rừng nguyên sinh, hiện nay được con người đưa về các khu sở thú và trở nên gần gũi với chúng ta hơn.Trong sở thú, những chú công được giữ ở một khu riêng, ngăn cách bằng các hàng rào chắn cao. 

b. Miêu tả con chim đực

Con chim công đực là con đẹp hơn cả.Dáng chú công mảnh và cao, diện trên mình bộ lông màu lục óng ả như tơ.Điểm thu hút em nhất chính là bộ lông đuôi. Đuôi chú chim công đực có màu ánh đồng sang trọng.Mỗi sáng, chú ta lại đi ra khỏi tổ, quét chiếc đuôi dài của mình trên sân và làm động tác kiểu ngạo là khoe ra bộ lông đuôi sặc sỡ của mình. Khi xòe ra, chiếc đuôi trong như một chiếc quạt nan khổng lồ đính những vòng tròn đồng tiền như những viên ngọc bích với những lớp màu xanh lam, đỏ đồng, vàng và nâu nối tiếp nhau theo hình những tròn đồng tâm.Các màu sắc trên lông đuôi hòa vào nhau, tạo nên một bức chỉnh thể đẹp tựa tranh của một họa sĩ kì công tạo nên tác phẩm cho cuộc đời.Không phải lúc nào đến sở thú em cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng chim công khoe ra bộ lông đuôi, nhưng may mắn là đã có lần em đã được nhìn thấy và cảm thấy choáng ngợp bởi nét đẹp tự nhiên trời ban của loài chim hoang dã này.Nét kiêu sa của chú chim không chỉ ở bộ lông đuôi mà còn ở chiếc mào đầu. Chiếc mào đầu có hình lá rẻ quạt, trông như một chiếc vương miện xứng đáng cho ngôi vương nhan sắc của loài chim công.

c. Miêu tả con chim cái

 Cũng mang những dáng vẻ như chim đực nhưng lại không có mào đầu và bộ lông đuôi lộng lẫy.Lông đuôi chú chim công cái ngắn, có viền ngoài màu nâu.Dù không được trời ban cho nhan sắc diễm lệ như chim đực nhưng những chú chim công cái lại không phải người đi “tán tỉnh” mà chính chim đực lại luôn là người đi thu hút chim cái bằng cách khoe bộ đuôi sặc sỡ của mình.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về đối tượng.
4 tháng 10 2018

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

  • Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
  • Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
  • Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
  • Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

  • Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
  • Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
  • Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
  • Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

  • Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

  • Hạt lúa ủ thành cây mạ
  • Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
  • Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
  • Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

  • Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
  • Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

  • Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
  • Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
  • III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

    Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.
  • k mk nha
  • đây là 1 dàn ý nhé
4 tháng 10 2018

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

19 tháng 7 2021

Dàn ý bài văn tả mẹ : ( tự nghĩ nên không hay lắm , vẫn tham khảo trên mạng )

a . Mở bài : Giới thiệu về  người em yêu quý nhất ( mẹ , bố , ông , bà , .... )

* Chọn miêu tả mẹ

b . Thân bài : Miêu tả về người đó 

+ Tên,tuổi ,nghề nghiệp

+ Ngoại hình : cân đối,ưa nhìn,chắc khỏe,......

+ Làn da : đen xạm,trắng nõn,ngâm đen,.....

+ Mái tóc : đen nhánh,nâu hạt dẻ,.....

+ Đôi mắt : bồ câu đen láy,biết cười,......

+ Đôi môi : luôn nở nụ cười rạng rỡ,.....

+ Tính cách : hiền dịu,thanh lịch,đảm đang,....

* Có thể kể về công việc của mẹ hằng ngày khi chăm lo gia đình hoặc một kỉ niệm đáng nhớ của em và mẹ *

c. Kết bài : Nếu tình cảm của em với mẹ

1. Mở bài

Giới thiệu chung về người MẸ của em.
2. Thân bài

Tả hình dáng, trang phục.
Tả những sự việc, hành động, lời nói của người MẸ
Tả tính tình, nội tâm, cá tính,…
Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người MẸ đó.
3. Kết bài

Nêu cảm xúc của em đối với người MẸ đó.

Dàn ý chi tiết:

1) Mở bài: giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già, chuối cau...)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.

- Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.

- Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.

b. Tả từng bộ phận của cây:

- Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhại màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.

- Lá chuối già khô vàng, quắt lại, rũ lòa xòa xuống gốc.

- Buồng chuối: cuống buồng to bằng cồ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nái chuối bé nhất.

- Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.

c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:

- Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.

- Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.

d. Ích lợi của cây chuối:

- Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.

- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.

- Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.

3) Kết luận:

- Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.

20 tháng 2 2019

Dàn ý chi tiết:

1) Mở bài: giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già, chuối cau...)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.

- Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.

- Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.

b. Tả từng bộ phận của cây:

- Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhại màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.

- Lá chuối già khô vàng, quắt lại, rũ lòa xòa xuống gốc.

- Buồng chuối: cuống buồng to bằng cồ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nái chuối bé nhất.

- Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.

c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:

- Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.

- Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.

d. Ích lợi của cây chuối:

- Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.

- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.

- Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.

3) Kết luận:

- Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.

2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

*Lúc sắp mưa:

- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.

- Gió mang hơi nước mát lạnh.

*Lúc bắt đầu mưa:

- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.

- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.

- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.

- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.

- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.

- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.

- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.

- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.

*Lúc mưa tạnh:

- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.

- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.

- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.

- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.

- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

+ Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.

3. Kết bài :

- Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.

- Cơn mưa thật đáng yêu phải không các bạn?

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

- Mưa xối xả, dữ dội.

- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.

- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.

- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…

- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

*Sau cơn mưa:

- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.

- Lá vàng rơi đầy sân.

- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.

- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.

-  Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.