Nêu nội dung chính của văn bản tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" được trích từ tác phẩm "Chinh phụ ngâm" nguyên tác bằng chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn. Trích đoạn viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống trong cô đơn buồn khổ khi chồng ra trận không có tin tức cũng không rõ ngày trở về. Người đọc cảm nhận được nỗi đau khổ trong cô đơn, chia lìa, khao khát tình yêu và được sống trong hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi đầy xót thương của người chinh phụ, có người phụ nữ nào lại không cảm thấy cô đơn buồn tủi khi người chồng đi lính, giờ đây chỉ còn lại một mình, từng hành động của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại trong vô thức:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen"
Bước chân vừa đi vừa đếm, đi qua đi lại vô nghĩa rồi lại ngồi buông cuốn rèm lên xuống không biết bao nhiêu lần, tất cả cho thấy người phụ nữ như đang hồn bay phách lạc, chỉ có thân thể hoạt động trong vô thức, bần thần. Hai chữ "vắng" và "thưa" tô đậm thêm khung cảnh vắng vẻ, cô quạnh và sự cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ khi xa chồng. Tâm thế chờ đợi tin tức của chồng khiến người chinh phụ luôn thấp thỏm, chờ ngóng tin lành từ chim thước nhưng "thước chẳng mách tin", trông ngóng ngọn đèn nhưng tiếc thay đèn chỉ là vật vô tri vô giác, không thể lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của người chinh phụ.
"Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi"
Hình ảnh "hoa đèn" gợi đến sự tàn lụi, ngọn bấc cháy hết chỉ còn lại tàn hoa rơi rụng, cũng như nỗi lòng ngóng trông của người chinh phụ chỉ nhận lại sự bặt vô âm tín, vẫn rơi vào cảnh trống trải, leo lắt một mình. Tiếng gà "eo óc", bóng hòe "phất phơ" mang giá trị gợi tả cực cao về sự hoang vắng, lặng lẽ đến lạnh người của cảnh vật, đó cũng chính là sự giá băng trong lòng người phụ nữ cô đơn. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ đã lan tỏa khắp không gian, cảnh vật, làm gia tăng sự cách biệt về thời gian không gian một cách đáng sợ:
"Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"
Một giờ ngóng trông tin tức của chồng kéo dài như là một năm, mối sầu thương nhớ chất chứa trong lòng lại như biển cả mênh mông, từ láy "đằng đẵng" và "dằng dặc" như cực tả thêm nỗi cô đơn trĩu nặng trong lòng người chinh phụ. Mang trên mình nỗi lòng nặng trĩu ấy làm sao người phụ nữ có hứng thú với công việc gì, chính vì vậy, mọi việc làm đều trở nên gượng gạo, gò ép chính mình "hương gượng đốt", "gương gượng soi", "gượng gảy phím đàn". Muốn đốt hương cho khuây khỏa cõi lòng nhưng hồn lại mê mải, soi gương chẳng còn thấy khuôn mặt chỉ thấy dòng nước mắt, muốn gảy đàn ôn lại kỉ niệm lại sợ đàn đứt dây mang những điềm gở, hung tin về chồng. Tất cả đều ẩn chứa sự bất an, lo lắng không yên của người chinh phụ, nơi chiến trường đao binh ác liệt không biết liệu chồng mình có được bình an vô sự trở về. Nàng muốn đem lòng thương nhớ ấy gửi đến cho chồng nhưng ước muốn ấy của nàng là viển vông, không bao giờ có thể thực hiện được:
"Non yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
Những từ láy "thăm thẳm" và "đau đáu" vừa gợi sự xa cách giữa vợ - chồng lại vừa đặc tả nỗi lòng nhớ thương dai dẳng, khôn xiết của người chinh phụ. Ở hai câu thơ cuối, ta cảm nhận được niềm khao khát tìm kiếm sự đồng cảm cũng như bến bờ hạnh phúc đôi lứa, mái ấm gia đình đang thôi thúc, cháy bỏng trong lòng người chinh phụ. Lúc này cảnh vật và con người đã cùng hòa tan vào nỗi buồn, chẳng còn sự khác biệt giữa nỗi buồn của con người và u buồn của cảnh vật.
Có thể nói, đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" Đặng Trần Côn mang đến cho chúng ta không chỉ là một số phận người phụ nữ nói riêng mà đó chính là số phận chung của những người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến xưa. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến họ phải xa chồng, mất đi mái ấm hạnh phúc, đẩy họ vào hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn khổ.
1. Tham khảo :
những điều tâm đắc là:
Tâm trạng của người chinh phụ ở 16 câu đầu: cô dơn lẻ loi, rối bời, nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu triền miên đến mê sảng.
Chi tiết giá trị nội dung và nghệ thuật trong trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ trong tác phẩm này
Trong xã hội phong kiến ngày xưa có rất nhiều các tác phẩm nói về nỗi khổ tâm của người phụ nữ có chồng phải rời xa gia đình đi chiến trận. Thậm chí có những khi đó là những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nỗi khổ của họ là những nỗi đau đớn, dằn vặt mà không thể nói ra được thành lời, chỉ có thể giữ tâm trạng cô đơn ấy trong lòng. Và trong các tác phẩm văn học của thế kỉ XVIII nói riêng, phong kiến nói chung, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” của tác giả Đặng Trần Côn cùng nghệ thuật diễn Nôm xuất sắc của Đoàn Thị Điểm.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Mở đầu là bốn câu thơ song thất lục bát làm cho người đọc phải suy ngẫm, như thoang thoảng đâu đây nét buồn mang mác, như nỗi lòng lo âu, sầu muộn của người phụ nữ ngày ngày trông ngóng tin chồng nơi chiến trận. Mới ngày nào vợ chồng còn sánh bước bên nhau, yêu thương sâu đậm mà nay trong căn phòng, ngoài hiên nhà chỉ còn bóng dáng lẻ loi của người vợ bên trong bức rèm nhìn ra xa xăm. Nàng ngày ngày ngóng trông tin người chồng nơi xa, trông chờ tiếng kêu của những con chim thước từ nơi chiến trường bay về, mang người chồng của nàng bình an nơi chiến trận. Ấy vậy mà nàng trông mãi mà không thấy tin lành từ phương xa. Đêm đêm, nàng vẫn một mình bên ngọn đèn, thế nhưng, đèn dẫu sao vẫn còn ngọn lửa tỏa ánh sáng ấm áp, còn nàng, lòng của nàng lại lạnh lẽo, mỏi mòn chờ người thương. Liệu ánh đèn ấm áp kia có hiểu:
Tham khảo
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm đã cho thấy nỗi cô đơn khắc khoải của người chinh phụ có chồng ra chiến trận. Nỗi cô đơn ấy càng đậm nét hơn khi nàng vừa tiễn chồng đi còn mình trở về nơi buông the cô đơn lạnh lẽo. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó đã được khắc họa trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Văn bản được trích từ câu 193 đến câu 216 của bản diễn Nôm. Sau buổi đưa tiễn chồng, người chinh phụ trở về, tưởng tượng nơi chiến trường đầy chết chóc mà lòng xót xa, lo lắng cho chồng và thương cảm cho hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của mình. Tâm sự của nàng diễn biến qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đã được tác giả tinh tế nắm bắt trọn vẹn.
Tám dòng thơ đầu cho thấy tâm trạng bồn chồn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc :
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Không gian hết sức cô quạnh, vắng vẻ chỉ có bước chân người chinh phụ thầm gieo trên hiên vắng. Tâm trạng nàng hết sức bồn chồn, lo lắng, nàng đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại ngong ngóng tin chồng trở về, nhưng người chồng vẫn ra đi bặt vô âm tín. Hành động treo rèm lại rồi lại kéo rèm xuống là hành động diễn ra trong vô thức, nàng làm mà không hề hay biết, điều đó càng khắc họa rõ nét hơn nỗi thất vọng tràn trề của nàng. Dù ở ngoài hiên hay trong rèm nàng vẫn cô đơn, lẻ loi hết sức. Nàng mong ngóng tiếng con chim thước báo tin nhưng chim thước cũng im ắng. Đêm khuya chỉ có một mình, nàng càng khao khát sự sẻ chia hơn bao giờ hết, nhưng ngọn đèn vô tri, vô cảm không thể an ủi, chia sẻ với nàng: Đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Hình ảnh Hoa đèn kia với bóng người khá thương càng đậm tô hơn nữa sự cô đơn, tội nghiệp của người chinh phụ.
Từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang sự chờ đợi dài đằng đẵng: Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên/ Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Tiếng gà eo óc thê lương, càng vang vọng hơn trong không gian đêm khuya tĩnh mịch vắng vẻ. Tiếng gà ấy vừa là sự chảy trôi chậm chạp của thời gian vừa là sự giày vò trong lòng người chinh phụ, nghe tiếng gà, lòng lại càng thổn thức chờ mong hơn gấp bội. Nhìn ra ngoài đêm tối mịt mùng, bóng hòe phất phơ cứ đều đặn lay động qua trước mắt, càng khiến cho thời gian chậm chạp, nặng nề trôi hơn. Thời gian tâm lý được nhân lên gấp bội Khắc giờ đằng đẵng như niên và mối sầu trong lòng người lẻ loi, cô đơn trải ra một không gian vô tận tựa miền biển xa. Trong bốn câu thơ tác giả đã sử dụng thành công bốn từ láy vừa gợi âm thanh vừa gợi nên sự giày vò trong tâm trạng (éo óc) vừa diễn tả sự hoang vắng (phất phơ), từ lại gợi nên không gian thời gian vô tận (đằng đẵng, dằng dặc), qua đó đã diễn tả được nỗi cô đơn, sầu muộn trong vô vọng của người chinh phụ.
Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để trốn khỏi sự bủa vây của nỗi cô đơn, nhưng càng cố trốn tránh nỗi cô đơn lại càng ôm chặt lấy nàng. Nàng lấy gương soi trang điểm để quên nhưng nhìn thấy mặt mình nàng lại không cầm nổi nước mắt lệ lại châu chan. Nàng đốt hương mong lấy lại sự thư thái trong tâm hồn nhưng hồn đà mê mải, nỗi cô đơn sầu muộn lại càng đậm sâu hơn. Và đau đớn nhất là khoảnh khắc: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn/ Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng, đàn cầm và đàn sắt khi hòa âm với nhau thường được ví với sự sum vầy, hòa hợp yên ấm của hai vợ chồng. Dây uyên biểu tượng cho lựa đôi gắn bó, tất các sự vật đều có đôi có lứa, chỉ riêng mình nàng là cô đơn lẻ bóng. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ gượng diễn tả sự trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ của chính mình. Dây đàn đứt và chúng đều là dấu hiệu của điềm xấu trong tình yêu, bởi vậy, nỗi kinh sợ của người chinh phụ khi gượng gảy đàn trở thành một nỗi ám ảnh về sự cô đơn lẻ loi trọn kiếp của người cô phụ.
Khổ thơ cuối cùng diễn tả nỗi khao khát gửi gắm tình cảm thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến nơi chiến trường xa xôi. Nàng gửi tình cảm qua ngọn gió đông (gió xuân) nhưng gió đông yếu ớt không đủ sức mang nỗi nhớ thương nghìn vàng của nàng đến nơi Non Yên xa thẳm. Người chinh phụ lại phải đối mặt với thực tế và thấm thía bi kịch cá nhân: Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu/ Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong/ Cảnh buồn người thiết tha lòng/ Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. Nỗi niềm chìm vào cô đơn, chìm vào không gian lạnh lẽo, quạnh vắng, cảnh vật ảm đạm thê lương như đang bủa vây lấy người chinh phụ. Nàng đang đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn từ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu tượng, đoạn trích đã diễn tả thật tinh tế và chính xác những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ, đó là nỗi cô đơn, lẻ loi vô cùng. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc cá nhân đồng lời là lời tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc của con người.
Tham khảo:
Đặng Trần Côn là nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm để đời. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ Chinh phụ ngâm đã khắc họa rõ nét sự cô đơn, lẻ loi của người thiếu phụ khi tiễn chồng ra chiến trận nhưng không hẹn ngày về. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua cảnh người chinh phụ đơn độc, lẻ bóng nơi phòng the với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
8 câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra chiến trận thì tâm trạng lúc nào mong ngóng, bồn chồn, cảnh vật xung quanh cũng trở nên cô quạnh và lạnh lẽo:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thừa rủ thác đòi phen
Không gian hiu quạnh chỉ có người chinh phụ đơn độc trước hiên nhà, nàng chẳng thiết tha làm gì, chỉ còn biết gieo từng bước chân nặng nhọc với tâm trạng lo lắng, nỗi chán chường, cô đơn khi không có chồng bên cạnh. Nàng dường như chỉ còn biết làm mọi việc theo thói quen khi “rủ thác đòi phen” một cách vô định, còn tâm trí thì chỉ nghĩ đến chồng ở phương xa.
Tác giả đã khắc họa hình ảnh người thiếu phụ đơn độc trong căn nhà trống, thiếu vắng sự yêu thương, lòng thì lúc nào cũng lo sợ, mong ngóng ngày người thương trở về. Ngày ngày nàng chỉ biết mong tin lành từ chim thước nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy chim báo tin. Đêm về nàng lại lẻ bóng giữa không gian bao la, tịch mịch, không tiếng nói, không ai tâm tình, tâm tư đơn độc, lẻ loi.
Nàng chỉ còn biết tâm sự với chính bản thân mình “đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Cùng với hình ảnh hoa đèn như càng tô đậm thêm nỗi cô đơn, khao khát hạnh phúc đang tràn ngập và đè nặng nỗi lòng của người chinh phụ.
Tác giả đã khéo léo sử dụng những từ ngữ đối lập nhau như “ rủ- thác”, “ngoài- trong” để nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại những hành động của người chinh phụ một cách nhàm chán, chỉ làm qua loa như một thói quen hằng ngày chứ không hề có hứng thú.
Bên cạnh đó là những từ ngữ miêu tả đặc sắc tâm trạng nặng nề của người chinh phụ như: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,...gợi lên nỗi buồn vời vợi, sự chung thủy và khao khát tình yêu nhưng bị chiến tranh ngăn cách đang trỗi dậy trong lòng nàng.
8 câu thơ tiếp theo gợi lên sự chờ đợi đến mỏi mòn của người chinh phụ ngày qua ngày với hy vọng chồng trở về bình an:
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Người chinh phụ từ tâm trạng bồn chồn, muộn phiền chuyển thành sự chờ đợi dằng dẵng từng ngày. Đối với nàng “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, sự mong ngóng từng giây trôi qua dài như một năm, chờ từng ngày, từng đêm ăn ngủ không yên, cảnh vật xung quanh đối với nàng cũng trở nên buồn rười rượi khi “gà eo óc gáy”, “hòe phất phơ rủ” chẳng có lấy một chút động lực, chẳng thể có lấy một ngày vui.
Nàng luôn chờ đợi một ngày sum họp, tình yêu hạnh phúc sẽ trở về nhưng chờ mãi đến mức trong lòng cũng dâng lên “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”, nỗi lòng không ai thấu, nỗi niềm không người kề bên, sẻ chia, tình yêu không trọn vẹn.
Từng từ ngữ vừa diễn tả âm thanh vừa diễn tả cảnh vật một cách lẻ loi, heo hút của Đặng Trần Côn đã khiến không gian trở nên buồn bã hơn, tô đậm sự đơn côi, cô quạnh thăm thẳm từ sâu trong lòng của người chinh phụ.
Nàng cố tìm một chút động lực để an ủi bản thân bằng cách làm những việc khác, nhưng dường như sự cô đơn vẫn bủa vây chặt lấy nàng. Tác giả đã sử dụng từ “gượng” để diễn tả cho sự gượng gạo, miễn cưỡng của người chinh phụ. Nàng muốn lạc quan nhưng không thể vui nỗi, nàng muốn phấn chấn hơn để tô điểm cho bản thân cũng không thể làm nỗi. Người thiếu phụ ấy buồn phiền đến mức “hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, “gượng gảy ngón đàn”.
Bởi có lẽ nàng nghĩ “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”, soi gương trang điểm mà không ai xem, gảy đàn mà không ai thưởng thức, chỉ có đơn độc mình nàng thì có làm những việc này cũng vô nghĩa.
"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là một trong những trích đoạn hay nhất trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn. Đoạn trích tựa một khúc ca đầy xót xa, đau đớn về tình cảnh éo le, cô độc của người chinh phụ khi chồng biệt tích nơi chiến trường xa xôi. Đặc biệt, trong tám câu thơ đầu tiên của bài, hình ảnh người chinh phụ hiện lên rõ nét với nỗi nhớ, sự cô đơn, trống trải và sự trông mong trong vô vọng.
Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.
Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.
Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Đoạn trích có thể chia làm ba đoạn nhỏ:
- Đoạn 1: Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.
- Đoạn 2: Từ Lòng này gùi gió đông có tiện… đốn Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi: Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm.
- Đoạn 3: Từ Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc… đến Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!. Cảnh vật xung quanh khiến lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc.
Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này.
Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.
Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy.
Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình. Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ.
Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảm giác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn deo đẳng, ám ảnh nàng.
Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, vắng lặng. Cây hòe phất phơ rũ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, hoang vắng. Giữa không gian ấy, người chinh phụ cảm thấy mình nhỏ bé, cô độc biết chừng nào!
Ở các khổ thơ tiếp theo, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Nàng gắng gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc, Khi Hương gượng đốt thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thấp thỏm lo âu. Lúc Gương gượng soi thì nàng lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc của mình. Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, người chinh phụ đành ngẩn ngơ trở về với nỗi cô đơn đang chất ngất trong lòng mình vậy.
Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Dường như người chinh phụ không dám đụng tới bất cứ thứ gì vì chúng nhắc nhở tới những ngày đoàn tụ hạnh phúc đã qua và linh cảm đến sự chia Ha đôi lứa trong hiện tại. Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở, bất an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chí còn biết gửi nhớ thương theo cơn gió:
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Sau những day dứt của một trạng thái bế tắc cao độ, người chinh phụ chợt có một ý nghĩ rất nên thơ: nhờ gió xuân gửi lòng mình tới người chồng ở chiến trường xa, đang đối đầu với cái chết để mong kiếm chút tước hầu. Chắc chắn, chàng cũng sống trong tâm trạng nhớ nhung mái ấm gia đình với bóng dáng thân yêu của mẹ già, vợ trẻ, con thơ:
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Thăm thẳm nỗi nhớ người yêu, thăm thẳm con đường đến chỗ người yêu, thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức. Cách bộc lộ tâm trạng cá nhân trực tiếp như thế này cũng là điều mới mẻ, hiếm thấy trong vắn chương nước ta thời trung đại:
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa, cay đắng. Đất trời thì bao la, bát ngát, không giới hạn, liệu có thấu nỗi sinh li đau đớn đang giày vò ghê gớm cõi lòng người chinh phụ này chăng? Nói như người xưa: trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng cuộn xoáy, gây nên nỗi đớn đau cho thể xác:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nối lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ không được sống hạnh phúc, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả.
Bầu trời bát ngát không cùng và nỗi nhớ cũng không cùng, nhưng suy tưởng thì có hạn; người chinh phụ lại trỏ về với thực tế cuộc sống nghiệt ngã của mình. Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh. Thiên nhiên lạnh lẽo như truyền, như ngấm cái lạnh đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn:
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Hình như người chinh phụ đã thấm thìa sức tàn phá ghê gớm của thời gian chờ đợi. Tuy nhiên đến câu: Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi thì không khí đã dễ chịu hơn, cũng bởi người chinh phụ chí mới thất vọng mà chưa tuyệt vọng.
Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm:
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!
Ý thơ đi từ tinh đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ dội qua dội lại như vậy nhằm thể hiện rõ tâm trạng ở đâu, lúc nào, làm gi… người chinh phụ cũng chí vò võ một mình một bóng mà thôi!
Từ thốc rất mạnh trong câu Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên báo hiệu sự chuyển sang một tâm trạng mới ở người chinh phụ. Cảnh hoa – nguyệt giao hòa khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lứa dôi quấn quýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo.
Tác giả lựa chọn và dùng từ rất kĩ, rất đắt: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên… Đặc biệt, tác giả đã sử dụng thành công hàng loạt từ láy: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc, mê mải, châu chan, thăm thẳm, đau đáu… về nhạc điệu, tác giả đã phát huy một cách tài tình nhạc điệu du dương của thể thơ song thất lục bát, giống như những đợt sóng dạt dào, diễn tả tâm trạng người chinh phụ hết nhớ lại thương, hết thương lại nhớ trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật.
Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.
Đặng Trần Côn là nhà văn đã nói lên được những cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ khi phải chịu những cảnh cô đơn, buồn tủi, những cảm xúc đó đang bao trùm lên toàn bộ sáng tác của ông, nổi bật lên trong sáng tác đó là cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Những người phụ nữ cô đơn khi có chồng đi chinh chiến nơi xa, bao nhiêu cảm xúc đang được thể hiện và nó thực sự mang những nỗi lòng cảm xúc sâu sắc cho tâm hồn của mỗi người, hình ảnh những người thiếu nữ đứng trước mình và soi bóng vào những chiếu cô đơn, thì tâm hồn của chúng ta lại ngập tràn thêm bao nhiêu sự đồng cảm sâu sắc. tâm trạng và hình ảnh của người phụ nữ được hiện lên với ngập tràn những nỗi nhớ mong và khắc khoải lên những cảm xúc của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy trong đoạn thơ đầu tác giả hầu như đã tập trung đến tâm trạng và cảm xúc của chính những người thiếu nữ đó:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!.
Trước hiên vắng lòng người đang khắc khoải từng bước đi, nó cô đơn và trong khung cảnh đó con người, đang rất cô đơn, và những nỗi nhớ mong đó đang dần làm cho tâm trạng của người con gái đó dạt dào và đậm tình cảm, bước trong hiên thềm chỉ còn hình bóng của người thiếu phụ, những cảm xúc đó đã đủ để diễn tả những dòng cảm xúc của con người.
Trước rèm thưa đang rủ những đòi phen, đó là ngập tràn những cảm xúc, và cả những xúc cảm sâu sắc về chính con người, một lần nữa tác giả lại đang nhấn mạnh đi nguồn cảm hứng xuất hiện trong bài thơ, đó là những khung cảnh của thiên nhiên xa xôi và nó mặn nồng trong biết bao cảm xúc của con người, trước những khung cảnh đó, cô đơn lẻ loi, trong khung cảnh đó người con gái luôn phải chịu những cảm giác đau đớn và lẻ loi nhất, đó là những tình cảm thể hiện mạnh mẽ và da diết về tình yêu thương của con người, luôn luôn phải chịu cảnh khổ đau lẻ loi trong những chiếu bóng không cảm xúc, đó là những cảm xúc ngập tràn, và lan tỏa rộng đến tâm hồn của người đọc.
Tình người đang bị chi phối bởi những chiếu rủ cô đơn, lẻ loi khuất bóng con người, những những cảm giác đó, con người dường như chỉ biết làm bạn với hình bóng của mình, trong hình ảnh của người chinh phụ, những chiếc bóng và chiếc đèn vẫn đang tâm tình và khắc khoải những nỗi chờ mong cô đơn của những người con gái. Biết bao nhiêu cảm xúc đang đan xen và trào dâng trong tâm hồn của con người, những tình cảm đó mạnh mẽ và mãnh liệt nhất trong tâm hồn, và nỗi nhớ mong của người chinh phụ.
Hình bóng của những người chinh phụ hiện lên trong một khoảng không gian mênh mông, và nó ngập tràn những cảm xúc và những nỗi nhớ thương đối với người chồng của mình, tình cảm đó là sự xúc động sâu sắc và mạnh mẽ nhất, nó là nguồn xúc cảm để nói lên tâm hồn đang mênh mông dạt dào cảm xúc của con người.
Những cảm xúc đang dần biểu lộ lên những xúc cảm mạnh mẽ và day dứt nhất trong tâm hồn của mỗi con người, những điều đó đã tạo nên được nhiều cảm xúc trong tâm hồn của tác giả, luôn luôn phải biết làm nên những điều có ý nghĩa khi tác giả đã vẽ ra những tâm trạng và khắc khoải những dòng tâm trạng đó, nhiều cảm xúc và hình thức đó được tạo nên nhiều cảm xúc của riêng chính con người của tác giả về cuộc đời và điều đó làm nên những giá trị trong việc khắc sâu thêm dòng tâm trạng điển hình và mênh mông trong tâm hồn của con người.
Những tiếng gà eo óc đang gay trong những năm sương và đang trống vắng trong khoảng trống tâm hồn của chính tác giả về những năm tháng xa cách tình cảm lẻ loi, và không có sự gắn bó, nó tạo dựng nên những cảm xúc xa vắng và đang làm gia tăng lên những nhịp cảm to lớn và đang ản chứa bao dòng tâm trạng lớn lao và mênh mang về con người, tâm trạng đó đã khắc khoải, cảm giác cô đơn, lẻ loi, và bóng dáng của họ chỉ đơn chiếc như những tấm tà chiều, đơn côi trong ngày dài lê thê, những cung cách trong đó đã mang đậm những giá trị lớn lao và tạo dựng nên nhiều cảm xúc to lớn khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh xa xôi và đơn bóng một mình:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những tiếng gà gáy năm trống nhưng người chinh phụ vẫn đơn bóng trong phòng của mình, với những hình bóng bốn bên phơ rũ không còn sức sống, những thời gian dài khắc khảo như niên, năm tháng đã trôi qua nhưng tình cảm đó đã mang nặng những tình cảm và nỗi nhớ thương với người chồng, người yêu của mình, thời gian xa vắng nhưng nỗi buồn đó thì mênh mang và dằng dặc tựa như miền biển xa, nó xa xôi và cách trở lòng người, làm cho tâm hồn của những người chinh phụ héo mòn đi những sức sống và tình yêu của chính mình, khi cứ phải chờ đợi và khắc khoải những nỗi nhớ mong.
Những tiếng gà đang gáy và mong mỏi đến trời sáng để cho những nỗi nhớ mong đó bị giảm nhẹ đi, nhưng tình cảm của con người dường như vẫn không thể thoát khỏi trong cái không gian đó, tình cảm mặn nồng và nó đã có tác động lớn lao đối với con người trong cả bầu không gian rộng của thiên nhiên của những cảnh vật.
Trong những cảnh giới đó, con người dường như đang phải trải qua những thời kì cô đơn và hiu quạnh nhất của lòng người, những gượng giụ trong những cung đàn và cầm gảy những nỗi lòng, nhưng rồi những phím đàn đó cũng đã thể hiện được rất chi tiết những tình cảm và sự mặn nồng trong tình yêu mặc dù, vẫn luôn phải chờ mong và thương nhớ:
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Tâm hồn của những người chinh phụ đang mê sắc trong những nỗi nhớ,và đang soi mình trong chiếc gương, để rồi những giọt lệ rơi ra, cầm đàn mà gẩy nhưng tâm trạng đang trịu nặng, những dòng cảm xúc đó đang dần khắc sâu và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người khi đọc những dòng thương nhớ của chính tác giả, về cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ.
Trong bao nhiêu cung bậc tình cảm đó, nỗi lòng thầm kín chỉ muốn dành tặng cho những người luôn mong mỏi và đến ngày được gặp lại những vị tiên non, gửi theo gió biết bao nhiêu lời thương:
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Những hình bóng và dáng vẻ thăm thẳm của không gian rộng lớn, nhưng chính tác giả cũng đang khắc khoải những nỗi nhớ mong tới người thương của mình, điều đó đem lại một cảm nhận mới mẻ, và nó khắc sâu trong tâm hồn một nỗi nhớ, một nỗi nhớ da diết khôn nguôi không thể nào thay đổi được.
Cho dù không gian xa xôi cách trở nhưng lòng tin và sự yêu thương đó vẫn luôn dành tặng cho trái tim của mỗi người chinh phụ. Những hình ảnh đơn bóng và mang trong mình bao nhiêu cảm xúc, dùng tình yêu thương của mình đối với chính những người thân thương là những điều tuyệt vời nhất, cuối bài thơ là dòng tâm trạng của tác giả, khi dùng vật để nói lên tâm trạng của những người chinh phụ, cảm xúc thật khó diễn tả:
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!
Những hình bóng cô đơn, và mang những dòng cảm xúc tran chứa những nỗi chứa tran và mang trong lòng người những cảm xúc của con người, những cảnh vật như chiếc bóng cô đơn, và in dấu trong những nỗi đau xé lòng về tâm trạng của những người chinh phụ cô đơn, lẻ loi.
Hình ảnh người thiếu phụ đang đơn chiếc trong hình bóng cô đơn và lẻ loi đơn bóng của mỗi ngày, đó là điều buồn bã và tủi hờn nhất.
a) 8 câu thơ đầu - Không gian: + Hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh + Khuê phòng: cô đơn, nhớ nhung - Thời gian: + Đèn: ban đêm, thời gian của tâm trạng + Hoa đèn: thời gian qua lâu gợi nỗi niềm khắc khoải - Hành động của người chinh phụ: + Dạo – gieo từng bước: đi đi lại lại, quanh quanh, quẩn quẩn ⇒ Nỗi nhớ như ngưng đọng trong từng bước đi + Rủ thác: hành động vô thức, không có chủ đich + Nghe ngóng tin tức: nhớ mong, khao khát người chồng trở về + Giãi bày, chia sẻ với ngọn đèn – vật vô tri vô giác - Biện pháp nghệ thuật: + Điệp ngữ vòng: đèn biết chăng – đèn có biết, diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ đứt, ngừng. + Câu hỏi tu từ: đèn biết chăng? ⇒ như một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng luôn day dứt không yên trong người chinh phụ. b) 8 câu thơ còn lại - Cảnh vật thiên nhiên: + Gà eo óc gáy – sương năm trống: gà gáy báo hiệu canh năm, báo hiệu người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm ⇒ Tiếng gà khắc khoải như xoáy sâu vào tính chất tĩnh lặng của không gian, đồng thời cũng xoáy sâu vào tâm trạng người chinh phụ + Hòe phất phơ: cảnh vật quạnh hiu - Cảm thức của người chinh phụ về thời gian: + Hòe: bóng cây hòe ngoài sân, trong vườn ngắn rồi lại dài, dài rồi lại ngắn, thể hiện sự trôi đi của thời gian – thời gian của xa cách và nhớ thương + Thời gian của tâm trạng: Khắc, giờ ------------ niên Mối sầu ------------ biển xa - Hành động của người chinh phụ: + Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành + Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt. + Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. ⇒ Sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lí trí ⇒ 16 câu thơ đầu thể hiện tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ. 2. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ a) 6 câu thơ đầu - Hình ảnh thiên nhiên: + Gió đông: gió mùa xuân, gió báo tin vui, thể hiện sự sum họp, đoàn viên. + Non Yên: núi Yên Nhiên, nơi phương bắc xa xăm – nơi người chồng đang chinh chiến. - Biện pháp nghệ thuật + Hình ảnh ước lệ: non Yên. + Điệp ngữ vòng: non Yên, trời + Từ láy: thăm thẳm, đau đáu. ⇒ Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng, mà còn là nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ, là tình yêu thương của người vợ nơi quê nhà. b) 2 câu còn lại - Hai câu thơ mang tính khái quát, triết kí sâu sắc - Lời thơ chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng người chinh phụ với hình ảnh người chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng.
Bn tham khảo nhé!
Trả lời :
Nội dung: Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. Nỗi buồn ấy là sự tuyệt vọng, khắc khoải của người phụ nữ, dù biết chắc chồng sẽ khó có thể quay về nhưng trong thâm tâm vẫn hi vọng. Hi vọng càng lớn thì tuyệt vọng càng đau đớn, quằn quại.