K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

Một trong những cây bút vàng trong làng văn học Việt về thơ ca là nhà thơ Tế Hanh . Nổi bật nhất trong số những bài thơ ông sáng tác là bài " Quê hương"/ Bài thơ với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của tác giả đối với quê nhà. Cả bài thơ như một bức tranh sinh động, vẽ nên một miền quê chài lưới bình dị, yên ả mà rất đỗi nên thơ. Cùng đó, tác giả còn cho thấy sự khỏe khoắn, đầy sức sống của những con người nơi đây. Qua khổ thơ cuối của bài thơ, là những tình cảm giản dị hiện lên tha thiết, tuy sâu lắng mà lại da diết khôn nguôi. Là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

10 tháng 3 2022

tham khảo nha:

Đoạn thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Để diễn tả tâm trạng Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết.  Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều.

10 tháng 3 2022

tham khảo

tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.hời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cảnh ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơiNhư vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài

10 tháng 5 2022

Tham khảo:

   Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh. Ông sinh năm 1921, mất năm 2009 ; quê ông ở Bình Sơn, Quãng Ngãi. Ông là một trong những nhà thơ có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945). Và bài thơ “Quê hương” được ông sáng tác năm 1939 khi nhà thơ mới 18 tuổi, đang học ở Huế và rất nhớ nhà và nhớ quê hương. Và trong khổ thơ đầu của bài thơ "Quê hương" :

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

  Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương. Thật là tuyệt khi chỉ với hai câu thơ thôi mà tác giả đã nói lên được nơi sinh ra và lớn lên của tác giả, vừa nhẹ nhàng mà vừa tinh tế.

7 tháng 7 2023

Sứ mệnh của người thi sĩ là tạo ra những thi phẩm sâu sắc, ý nghĩa; không chỉ đưa cảm xúc chính mình vào thơ ca hay văn học mà còn hiện thể lại những cái đẹp cốt lõi tinh túy của đời sống. Trong hành trình biến tạo ấy, nhà thơ Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động được dệt lên từ cảm xúc thương nhớ quê hương da diết về vẻ đẹp của tuổi thơ ông - làng chài qua bài thơ "Quê Hương". Nổi bật khí thế mạnh mẽ nhất ở khổ thứ hai:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Khi miêu tả về chiếc thuyền tác giả đã dùng biện pháp so sánh nó như con tuấn mã, kết hợp với từ "nhẹ hăng" cho ta thấy cảnh những chiếc thuyền lướt trên sóng đầy sự tự tin mạnh mẽ với khí thế hăng say yêu lao động phi thường của người dân làng chài. Chưa dừng lại ở đó, ở câu thơ tiếp theo Người dùng những động từ mạnh như "phăng", "mạnh mẽ" cho người đọc cảm nhận rõ cảnh ra khơi đầy sự oai hùng, quyết tâm của người dân; cùng với đó từ "vượt trường giang" càng thể hiện sự hiên ngang khoán đạt của một tinh thần lao động ý chí, cố gắng. Đồng thời đó cũng là hoạt động của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Bên cạnh chiếc thuyền, nhà thơ còn gợi hình ảnh "cánh buồm" đang "trương lên" to lớn như "mảnh hồn làng" bằng nghệ thuật so sánh. Từ đây, ta hình dung được rõ sự gắn bó mật thiết của chiếc buồm với người dân làng chài; không chỉ là vật dụng để kiếm sống mà còn là người bạn tri kỉ tượng trưng cho "hồn" của ngôi làng. Rồi ở câu thơ cuối thực sự Tế Hanh đã dùng cả tâm hồn tha thiết gắn bó với quê hương mà hình dung được cảnh "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm. Từ "rướn" thể hiện cho sự cố gắng lam lũ, "thân trắng" thể hiện cho một tâm hồn đẹp đẽ một thân thể cường tráng của người dân chài lưới, "thâu góp gió" thể hiện hành động sẵn sàng đương đầu với gian nan thử thách. Có lẽ thật đúng khi Hoài Thanh đã nhận xét "Tế Hanh tinh lắm'', quả thực thơ ông quá đỗi tinh tế khiến người đọc như chìm vào những tiếng thơ bình dị nhưng không tầm thường. Chao ôi, biết mấy trân trọng một tình thương quê hương không bao giờ có thể nhàn nhạt!.

TLam

7 tháng 7 2023

cứu với

15 tháng 4 2021

Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

.......

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Với cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tees Hanh.

4 tháng 3 2022

Tham khảo nha em:

Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Ôi! phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Câu có từ cảm thán: in đậm nghiêng

21 tháng 3 2022

"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển.Ôi! tác giả đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

=> Câu hỏi nghi vấn: Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã?

=> Câu cảm thán :Ôi! tác giả đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

21 tháng 3 2022

Thank nhavui