Viết đoạn văn 15 dòng với câu chủ đề sau:Sự khác biệt có ý nghĩa là con đường dẫn đến thành công
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở đoạn:
- Giới thiệu chủ đề:
+ Mọi lối đi dắt ta đến sự vinh quang, cái đẹp, những mong mỏi cầu đạt được đều chẳng dễ dàng. Và học hành là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
Thân đoạn:
- Phân tích và bàn luận:
+ Từ việc học con người ta mới khám phá, hiểu biết về những gì xung quanh mình. Rồi từ đó hiểu hơn điều mà bản thân cần làm. Hiểu hơn về tình cảm cuộc sống, những điều ý nghĩa, những giá trị, những bài học.
+ Khi chạm đến "cái hiểu" thì con người ta mới vươn được đến "cái làm". Tượng trưng như câu học đi đôi với hành, cái học nó phải trước cái hành. Không ai làm điều gì đó rồi mới tìm hiểu về nó. Bởi khi ấy họ hiểu rằng việc chỉ làm mà không học hiểu trước là tốn phí thời gian của mình. Trải qua nhiều giai đoạn, kinh nghiệm sống thì đó cũng là nguyên nhân vì sao học lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
+ Dù ở thời kì nào, khi đủ học thức con người ta ai cũng đều hướng tới nền văn minh. Càng là phát triển thì càng giàu mạnh, tức thành công. Người ta sẽ luôn xem trọng, đề cao những con người có học hành hơn là người không học.
-> Thực tế nhà tuyển dụng xem bằng cấp trước rồi mới xét đến những yếu tố phụ. Việc làm sẽ đến nhanh hơn với người chịu bỏ công, bỏ sức học hành. Bởi hiển nhiên mọi điều chúng ta bỏ ra đều sẽ nhận lại giá trị xứng đáng tương ứng.
+ Trình độ học vấn giúp ta rút ngắn thời gian công sức để đến với thành công. Hay người ta thường gọi là lao động trí óc. Chắc chắn sẽ thoải mái hơn là lao động tay chân.
-> Hay nói cách khác, nền tảng bền vững lâu dài để tự lập, tự đi đến những ước mơ hoài bão - đích đến mong muốn của cuộc đời chính là tri thức. Bởi sức khỏe con người ta có thể mất đi, không để lại được theo dòng chảy thời gian. Nhưng tri thức thì luôn tồn tại, nó vô hạn, nó đẹp đẽ và luôn để lại những giá trị văn minh cho nhân loại.
- Mở rộng:
+ Hiện nay vẫn có một số ít người tuy không học hành nhưng họ có đầu óc sáng tạo, tư duy tốt vẫn có thể đến đích thành công.
-> Tuy nhiên đó là nền tảng không vững bền trong cuộc sống nay. Bởi ít người có thể làm như vậy.
- Mở rộng bản thân: em đã học hành như thế nào ở hiện tại để chạm đến ngõ thành công mình muốn.
Kết đoạn:
- Kết luận và khẳng định lại chủ đề:
+ Nói chung người ta luôn đề cao sức mạnh tri thức đặt nên hàng đầu. Và sức mạnh ấy mang đến cái tốt đẹp, mang đến hành trang cần thiết để con người ta tự tin bước đi trên con đường cuộc sống chính mình.
Tham Khảo:
“Học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Câu nói này đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, để đạt được thành công, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nó. Học không chỉ là việc đi học trường, mà còn là việc học hỏi từ cuộc sống, từ những người xung quanh và từ chính bản thân mình. Học cũng không chỉ dừng lại ở mức độ kiến thức mà còn bao gồm cả kỹ năng và tư duy. Chỉ khi chúng ta có đủ kiến thức, kỹ năng và tư duy mới có thể đạt được thành công trong cuộc sống.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải học cách lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác. Nếu bạn muốn trở thành một nhà khoa học giỏi, bạn cần phải học cách tư duy logic và phân tích. Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn giỏi, bạn cần phải học cách sáng tạo và biến ý tưởng thành lời viết.
Vì vậy, “Học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công” không chỉ là câu nói đơn thuần mà là một triết lý sống. Chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của nó và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tham khảo
"Học sinh cần nâng cao ý thức tự học". Học hành luôn là một con đường gian nan. Trên con đường ấy, con người cần tìm ra cho mình một phương pháp học tập đúng đắn. Và, tự học là một phương pháp đúng đắn nhất. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Nhưng quan trọng nhất, những phương pháp học ấy phải phù hợp với bản thân mỗi người. Từ đó, mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Chắc hẳn, chúng ta sẽ không quên được những tấm gương sáng về tinh thần tự học trong cuộc sống. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Đó quả thật là những tấm gương quý giá cho những học sinh như chúng tôi. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn tự cố gắng học tập thật tốt bằng những phương pháp như: đọc thêm nhiều sách hơn, tìm hiểu những kiến thức ở trên mạng… Tóm lại, tự học là một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi không có con đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập.
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.
- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng – xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con.
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.
- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.
- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.
⇒ Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.
Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.
Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.
Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.
Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.
Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.
Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.
Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.
Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.
Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.
Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.
Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.
Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.
Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.
Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:
Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.
Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.
Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.
tham khảo :
Ai cũng đều khao khát đạt được thành công, nhưng để đạt được điều đó cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt. Hành trang đó chính là những yếu tố tạo nên sự thành công. Yếu tố đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến chính là thời cơ. Tuy không đóng vai trò quyết định nhưng đây cũng là một yếu tố khá quan trọng. Nếu như khi cơ hội đến với bạn, và bạn biết cách nắm bắt nó để tận dụng thật tốt thì đó chính là một khởi đầu hoàn hảo. Nhưng thời cơ không quyết định tất quả, mà quan trọng vẫn phải từ mỗi người. Yếu tố tiên quyết chính là việc rèn luyện cho mình một trí tuệ vững mạnh sẽ biến ta thành người nắm lợi thế để đến với thành công nhanh nhất. Học vấn luôn là con đường ngắn nhất đến với thành công. Chắc hẳn ai cũng ý thức được điều đó. Khi bạn am hiểu sâu rộng ở một lĩnh vực nhất định, chắc chắn bạn sẽ có được một nền tảng tốt cho công việc của mình. Người nông dân muốn có vụ mùa bội thu thì phải có hiểu biết về giống cây mình trồng (cách gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch). Nhờ có trí tuệ mà chúng ta có khả năng phân tích và xử lý những tình huống phát sinh trong công việc một cách tốt nhất. Có trí tuệ thôi chưa đủ, lòng say mê với công việc cũng rất cần thiết. Nếu như làm một việc gì đó vì bị ép buộc sẽ khiến bản thân cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng và dễ dàng bỏ dở giữa chừng. Nhưng khi bản thân cảm thấy yêu thích, say mê và muốn cống hiến cho công việc ấy thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải trau dồi kỹ năng, cũng như phẩm chất tốt đẹp… Không có con đường nào đến với thành công là dễ dàng, mỗi người cần phát huy tối đa khả năng của bản thân để tìm đến đích của trái ngọt.