K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Bảo tồn được các lễ hội

-Đưa các lễ hội đến gần hơn với thế hệ trẻ

-Tôn vinh được các truyền thống quý báu của cha ông ta

-Giúp các lễ hội phát triển hơn, có ý nghĩa hơn trong mắt nhân dân

-Đưa các lễ hội đến được với bạn bè năm châu, du khách quốc tế

...............

20 tháng 3 2022

Việc tổ chức các lễ hội tại địa phương mang ý nghĩa:

+Quảng bá lễ hội văn hóa truyền thống tới các du khách trong và ngoài nước

+Tuyên truyền, vận động giáo dục mọi người về các đạo lý trong cuộc sống

+Tôn vinh công lao của những vị anh hùng của dân tộc, những người có công xây dựng đất nước

+Quảng bá mọi người cùng tham gia lễ hội

...

12 tháng 2 2022

E tk:

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

12 tháng 2 2022

THAM KHẢO

Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh, và ngày Tết ở thành phố là một dịp vô cùng nhộn nhịp. Trong một tháng trước ngày Tết, đường phố trở nên rất đông đúc, nhiều người ra ngoài để mua sắm và tận hưởng khung cảnh lễ hội. Bố mẹ tôi thì bận rộn với việc dọn dẹp nhà, còn tôi thì bận với việc suy nghĩ xem mình sẽ mặc gì và đi đâu chơi.Ngay sau khi được nghỉ lễ, tôi và các bạn dành hầu hết thời gian ra đường hoa Nguyễn Huệ để chụp hình.Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không phải là nơi đẹp duy nhất, mà hầu như ở bất cứ đoạn đường chính nào cũng là nơi tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp. Chúng được trang trí rất đẹp với những ánh đèn sáng rực, và hoa mai – biểu tượng của ngày Tết được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Vào đêm giao thừa, tôi và gia đình đi xem pháo hoa ở cầu Sài Gòn, chũng tôi phải đến đó trước 9 giờ để có thể có được một vị trí đẹp. Sáng sớm ngày đầu tiên trong năm, chúng tôi đi chùa để cầu bình an và sức khỏe, sau đó tôi sẽ theo bố mẹ đi thăm ông bà và họ hàng. Tết là ngày lễ yêu thích nhất của tôi, vì đó là dịp để tận hưởng không khí lễ hội, thức ăn ngon và nhận tiền lì xì. Tôi ước gì tết có thể kéo dài suốt một tháng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Lễ hội Chùa Hương:

- Bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm

- Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,.. Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

Hội Lim:

- Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là ngày hội chính.

- Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.

III. Tập làm văn: Hằng năm, ở địa phương em đều tổ chức các lễ hội mang những nét văn hóa của vùng miền nơi em ở. Hãy kể lại lễ hội...
Đọc tiếp

III. Tập làm văn: Hằng năm, ở địa phương em đều tổ chức các lễ hội mang những nét văn hóa của vùng miền nơi em ở. Hãy kể lại lễ hội đó.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Mong đừng copy mạng ạ

2
12 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây:

https://vndoc.com/van-mau-lop-3-ke-ve-mot-ngay-hoi-o-que-em-126581

12 tháng 3 2022

Tham khảo :

Quê hương em là nơi được gọi với cái tên đầy thơ mộng - thành phố hoa phượng đỏ, đó chính là Hải Phòng. Em sinh ra và lớn lên ở đây đã 8 năm rồi, và bắt đầu từ 5 tuổi em đã được đi xem ngày hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền ở quê hương em đã có lịch sử rất lâu đời. Hàng năm, cứ vào tháng giêng, là các huyện bắt đầu mùa lễ hội đua thuyền trên sông. Lễ hội đua truyền rồng trên sông vừa gợi nhớ đến những chiến công oanh liệt lừng lẫy của cha ông ta ngày xưa, vừa mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào ngày hội đua thuyền, mọi người tập trung rất đông ở hai bên bờ sông, mang theo rất nhiều loa kèn, chai, trống đi để reo hò cổ vũ. Tâm điểm của lễ hội chính là những đội thuyền trên sông toàn là trai tráng khỏe mạnh lực lưỡng và chèo thuyền giỏi. Mỗi đội thuyền gồm 9-11 người làm nhiệm vụ chèo thuyền, còn có thêm người cầm cờ, trống và hò những câu như “Dô ta này, cố lấy giải này, dô ta nào!”. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, những chiếc thuyền phóng như bay trên mặt nước, không khí trên sông đầy kịch tích và hai bên sông vô cùng náo nhiệt. Ban đầu họ xuất phát cùng nhau nhưng dần dần có đội về đích trước, có đội về sau, dù thắng hay thua họ đều ôm nhau cười nói rất vui vẻ. Lễ hội đua thuyền đã trở thành một hoạt động văn hóa, thể thao vô cùng ý nghĩa với dân làng. Nhờ có những lễ hội như vậy mới có thể gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa cho thế hệ sau.

8 tháng 2 2022

Gợi ý cho em cách viết nhé, tại chị cũng không biết lễ hội truyền thống ở địa phương em là gì.

Giới thiệu bao quát về lễ hội đó.

Em đã được tham gia hay chứng kiến lễ hội đó từ khi nào?

Lễ hội đó có những gì

Cảm nhận của em về lễ hội đó

Mong muốn của em về lễ hội đó (Cách thức tổ chức, trò chơi, luật chơi hay là giải thưởng...)

Kết luận. 

 

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

15 tháng 3 2023

bạn biết đáp án chưa vậy

 

 

15 tháng 3 2023

nếu có thì chỉ mình câu này vs

 

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

     Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp G, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.

     Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

     Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

     Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

     Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

     Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

14 tháng 9 2023

Giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn.

“Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” là lễ cúng cầu an cho những người lính Hoàng Sa trước khi họ lên thuyền ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau này, khi không còn Đội Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo có người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn lễ cúng với giỗ họ (cúng việc lề) nên gọi là: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Theo ghi chép trong tộc phả của các dòng họ có người đi lính Hoàng Sa thì rất nhiều người lính ra đi không trở lại. Do vậy, để cho người lính yên tâm ra đi, Triều đình tổ chức “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” trước khi họ lên thuyền ra đảo.

Trong lễ tế phải có sự hiện diện của pháp sư, ông ta đội mũ tam sơn, khăn ấn, áo dài là người điều hành lễ tế. Pháp sư là người có vai trò quan trọng trong lễ tế, chuẩn bị thuyền lễ cúng, cờ, linh vị và các thuyền nhân bằng bột gạo hoặc bằng rơm rạ (ngày nay những hình nhân được thay bằng giấy điều). 

* Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về những gương sáng vì nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng Sa: Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng Ngãi, người dân Việt Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

(*) Giới thiệu nguồn gốc Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn

- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm hải sản quý và từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy sợi dây mây, 7 cái đòn tre và 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về với quê hương bản quán.

- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng nghìn dân binh, vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.

- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người dân đảo Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê hương. Nghi lễ này được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm (trước khi những người lính lên đường).

- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.

- Lễ Khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

* Ý nghĩa của việc duy trì Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn:

- Tri ân công lao của các thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.

- Là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.