K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

đánh số câu ý là sao?

20 tháng 3 2022

1........ 2.......3.......

25 tháng 3 2021

tham khảo

Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

25 tháng 3 2021

cảm ơn ạleuleu

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cách diễn dịch:

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

22 tháng 1 2022

Trang web hoc24 là nơi giúp cho các bạn học sinh có thể hỏi những thắc mắc của mình. Nó rất hữu ích, ngoài ra, khi các bạn trả lời cũng giúp lĩnh hội được kiến thức cũ cũng như là mới. Khi vào hoc24, giúp em có nhiều bạn bè hơn, được học những điều bổ ích mỗi ngày khiến em cảm thấy rất vui. Mỗi ngày, các thầy cô giáo đều cho chúng ta hiểu thêm được nhiều thứ mới mẻ hơn. Em yêu trang web hoc24 nhiều lắm.

=> Đây là đoạn văn quy nạp. Có câu chủ đề ở cuối " Em yêu trang web hoc24 nhiều lắm "

22 tháng 1 2022

- Cảm nghĩ cũng được, câu chủ đề cũng đúng nhưng có 5 câu à bạn :)

2 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương. Hãy (Câu cầu khiến) yêu quê hương chúng ta như cách tác giả đã bày tỏ trong đoạn thơ cũng như bài thơ này!

 

Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ : 

 

"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."

13 tháng 4 2022

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.