Câu 9: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì:
A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương
B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân
C. Thứ sứ Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo
D. Cả 3 lí do
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa Lý Bí vì : tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ, khi có cơ hội là nổi dậy chống lại.
Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì : tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ, khi có cơ hội là nổi dậy chống lại..
Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì:
- Ách thống trị của nhà Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến nhân dân khắp nơi đều căm phẫn.
- Nhân dân ta không cam chịu cảnh mất nước, sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì : tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ, khi có cơ hội là nổi dậy chống lại chúng và giành lại độc lập cho đất nước
Nhân dân ta vô cùng căm ghét bọn đo hộ nhà Lương mong muốn đứng lên đấu tranh giành độc lộp.Uy tín và quyết tâm của Lí Bí
4)diễn biến:
Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình được nhân dân hưởng ứng
Trong vòng 3 tháng nghĩa quân làm chủ các quận huyện chiếm thành Long Biên
Thang 4/542 và đau năm 543 nhà Lương đem quân đàn áp nghĩa quân chủ động tiến đánh buộc chúng phải kéo quân về
6)những việc làm của Lí Bí là
Thành lập nước Vạn Xuân
Nam 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế(Lý Nam Đế)
Đat tên nước là Vạn Xuân
Dung kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch
Thành lập triều đình với 2 ban văn võ
Câu 3. Dạ Trạch Vương là tên nhân dân gọi ai?
A. Lý Nam Đế. B. Lý Phật Tử. C. Triệu Quang Phục. D. Lý Thiên Bảo.
Câu 4. Nhà Đường đổi Giao Châu tên mới là gì?
A. An Nam đô hộ phủ.
B. Giao Chỉ.
C. Tượng Lâm.
D. Phong Châu.
Câu 5. Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?
A. Lên ngôi vua, xây dựng chế độ phong kiến.
B. Lên ngôi hoàng đế đem quân sang đánh quân Nam Hán.
C. Tự xưng Tiết Độ sứ, xây dựng nền tự chủ.
D. Tự mình sang chầu vua Nam Hán để xin thần phục.
Câu 6: Vì sao Phùng Hưng kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
A. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường
B. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán
C. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Ngô
D. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương
Câu 32: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của nhà Minh?
A. Nhà Minh không thực hiện lời hứa khôi phục nhà Trần.
B. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh.
C. Tranh thủ chính quyền nhà Minh suy yếu.
D. Sự phục hồi của các lực lượng quý tộc nhà Trần.
Câu 33: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ quý tộc.
C. Dân chủ chủ nô. D. Dân chủ cộng hòa.
Câu 34: Nhà Minh đã đem bao nhiêu quân sang xâm lược nước ta?
A. 30 vạn quân cùng cùng hàng chục vạn dân phu.
B. 40 vạn quân cùng cùng hàng nghìn dân phu.
C. 50 vạn quân cùng cùng hàng nghìn dân phu.
D. 20 vạn quân cùng cùng hàng chục vạn dân phu.
Câu 35: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa?
A. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.
B. Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công.
C. Trình độ kĩ thuật được nâng cao.
D. Nhiều sản phẩm được bán ra nước ngoài.
Câu 36: “Nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của ai?
A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Quốc Toản.
C. Trần Quang Khải. D. Trần Thủ Độ.
Câu 37: Những địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Thiên Trường, Thăng Long, Bình Than. B. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.
C. Bạch Đằng, Tây Kết, Vạn Kiếp. D. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
Câu 38: Nội dung nào dưới đây không nằm trong sự quan tâm của nhà Trần đối với giáo dục?
A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc
B. Định lệ thi 7 năm một lần.
C. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
D. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình.
Câu 39: Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu: “ Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử phạt 80 trượng…Nhà láng giềng không tố cáo thì xử phạt 80 trượng” (Đại Việt sử kí toàn thư). Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều Lý?
A. Chăn nuôi trâu bò để cung cấp thức ăn.
B. Khuyến khích nhân dân buôn bán trâu bò.
C. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.
D. Tình trạng thiếu trâu bò trong sản xuất.
Câu 40: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
A. Tương quan lực lượng hai bên chênh lệch.
B. Đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
C. Không đoàn kết nhân dân đánh giặc.
D. Không có sự chuẩn bị chu đáo.
Câu 41: Bộ máy nhà nước thời Trần được chia như thế nào?
A. Lộ, phủ, châu, xã, huyện.
B. Xã, châu, huyện, lộ, phủ.
C. Châu, lộ, phủ, huyện, xã.
D. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.
Câu 42: Hai hình thức sở hữu ruộng đất phổ biến dưới thời Trần là
A. Ruộng đất công và ruộng chùa.
B. Ruộng đất công và ruộng đất tư hữu.
C. Ruộng đất tư và ruộng chùa.
D. Ruộng đất công và ruộng lộc.
Câu 43: Năm 1400 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
A. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua.
B. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền.
C. Nhà Minh sang xâm lược đất nước ta.
D. Hồ Quý Ly thực hiện các cuộc cải cách.
Câu 44: Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách hành chính?
A. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
B. Hạn chế nô tì của các quý tộc, vương hầu và quan lại.
C. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
D. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
Câu 45: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Thăng Long.
B. Văn hóa Đại Việt.
C. Văn hóa Phật giáo.
D. Văn hóa Đại Nam.
Xin lỗi bạn, vì câu 1 và 2 mình không biết =((( nhưng mình biết câu 3, và đây là câu trả lời:
Câu 3: - Thể hiện ước nguyện của Lý Bí và nhân dân mong muốn độc lập cho đất nước.
- Khẳng định ý chí giành lại được độc lập cho dân tộc, mong đất nước luôn và mãi mãi thành bình, yên vui, hạnh phuc và tươi đẹp như vạn mùa xuân.
Chúc bạn học tốt!!
(P/s: Xin lỗi bạn lần nữa nha, vì mình khôn trả lời được tất cả câu hỏi cho bạn! :3)
Vì ai ai cũng muốn giải phóng đất nước khỏi ách cai trị của nhà Lương
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí được nhiều hào kiệt Triệu Túc, Phạm Tu, Triệu Quan Phục,...hưởng ứng vì:
+ Lý Bí là một người văn võ song toàn,học rộng,hiểu sâu nên được các hào kiệt kính trọng
+ Vì nhà Lương siết chặt đô hộ nước ta,áp bức,bóc lột nhân dân một cách tàn bạo,dã man \(\Rightarrow\)chán ghét chính quyền đô hộ
+ Các hào kiệt từ khắp nơi thấy cảnh mất nước,thương dân trước hoàn cảnh cơ cực nên cùng hưởng ứng,phất cờ khởi nghĩa
Sở dĩ, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí là bởi vì do chính sách bọc lột tàn bạo của quân lương đối với dân ta, dân ta oán hận quân Lương, nổi dậy khởi nghĩa với mong muốn lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Lương giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Câu 9: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì:
A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương
B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân
C. Thứ sứ Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo
D. Cả 3 lí do
TL:
Câu B nha
HT~