viết một văn bản miêu tả và tự sự
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chị Dậu là một người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và kiên cường. Cô ấy luôn có tinh thần phản kháng mãnh liệt trước mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Không chỉ đơn thuần là sự phản đối với những điều không đúng, Chị Dậu còn dựng lên tinh thần đối đầu với những thứ đã quá muộn màng để thay đổi. Cô ấy luôn tin rằng, nếu cô không đứng lên và tán động, thì không ai có thể làm điều đó được cho cô. Và đó là lý do tại sao Chị Dậu luôn là người dẫn đường, là người chỉ đường cho mọi người xung quanh của mình. Bằng sự kiên trì và quyết tâm, Chị Dậu luôn làm rõ cho mọi người thấy được rằng, không có gì là không thể nếu bạn có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
Lượm- một chú bé nhỏ tham gia hoạt động liên lạc qua ngòi bút của nhà thơ Tố Hữu đã trở thành một cậu bé vui tươi, hồn nhiên, dũng cảm. Nhưng thật đáng tiếc, Lượm đã hy sinh trong một lần đi liên lạc. Một hôm nọ, vẫn như mọi ngày. Chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời lại bỏ thư vào bao và tham gia liên lạc. Lượm phải băng qua một cánh đồng toàn bom đạn. Nhưng cậu bé vẫn vui vẻ vụt qua nó với một tốc độ rất nhanh. Nhìn thoáng qua chỉ thấy cái bóng và ca lô của em nhấp nhô trên cánh đồng vàng. Dù công việc liên lạc rất vất vả nhưng Lượm vẫn vui tươi vì được làm việc để giúp đất nước, quê hương. Bỗng một tiếng ''đùng''. Thôi rồi, Lượm ơi! Một viên đạn đã cướp đi sinh mạng của em rồi. Lượm nằm gục xuống cánh đồng. Tay nắm chặt những bông lúa vẫn còn thơm mùi sữa. Em như hóa thân vào cánh đồng vàng vậy. Lượm đã ra đi một rất thanh thản. Em thật dũng cảm. Nhưng viên đạn, quả bom có thể cướp đi mạng sống của em. Nhưng chúng không bao giờ có thể cướp đi được trái tim nhân hậu của em, không thể cướp đi lòng yêu nước và sự dũng cảm trong con người em. Em như hòa mình vào cánh đồng, vào thiên nhiên quê hương. Lượm sẽ luôn là động lực giúp các chiến sĩ còn ở lại để bảo vệ tổ quốc. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Lượm đã ra đi mãi mãi!
Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử.
Thanks for reading!
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
BẠN tham khảo
Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc.
Năm cũ đã qua, năm mới lại sang. Đất nước Vn lại thêm 1 tuổi mới, 1 mùa xuân mới. Trong sự tràn ngập của mùa xuân thiên nhiên bao la đất trời, của niềm vui bao trẻ thơ , của sự đầm ấm sum họp mọi nhà.Riêng tôi đã đón 1 mùa xuân thật hạnh phúc bên cha mẹ, người thân.Có thể nói đó là 1 mùa xuân ấm áp của những người may mắn như tôi, nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi lo canh cánh của của người dân Bắc Bộ về sự bất thường của thời tiết và khí hậu . Ở đây , từ người già đến trẻ nhỏ fải vui Tết trong rét đậm, rét hại cùng khô hạn mà nguyên nhân đó là hiện tượng La Nina của thời tiết. Miền Trung còn đó hậu quả của những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Cuối năm ngóai, miền Nam sạt lở đất và triều cường. Còn thế giới, cùng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, lũ lụt khủng khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp như thế đều liên quan đến vấn đề môi trường sống, nhất là rừng bị hủy hoại. Trồng rừng, bảo vệ rừng để giữ gìn môi trường sống đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cực kỳ hệ trọng mà mỗi quốc gia riêng rẽ không làm nổi.
Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.
Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại?
Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu.
Đặc biệt hơn nữa, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta.
Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…
Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện.
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.
Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và fát triển bền vững, Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Bên cạnh lợi ích của môi trường thiên nhiên cũng là tác hại môi trường do chính con người mang lại. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v…
Bảo vệ môi trường – có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến THPT, chắc chắn trong chúng ta, ai ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn,Đội phát động vì “Trường em Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Ở 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các mô hình không ngoài mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại các địa phương. Phải kể đến ở đây, đó là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”... Trong các đợt bão, lũ, thiên tai, ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia, khắc phục hậu quả của những cơn giận dữ mà “bà mẹ thiên nhiên” mang lại.
Chúng ta luôn nhắc nhở nhau : “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” – đó là hành động thiết thực của cuộc sống. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
Để bảo vệ môi trường tốt, giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống.
Lời cuối cùng xin nhắn nhủ mọi người “Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh ta mãi mãi 1 màu xanh bạn nhé!”
Bạn tham khảo nha~!
REFER
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta sẽ có những kỉ niệm cho riêng mình, dù đẹp đẽ hay buồn đau cũng theo ta đến cuối đời này và là những mảnh ghép quan trọng giúp chúng ta trưởng thành hơn. Một trong những kỉ niệm khiến em nhớ mãi đến tận bây giờ chính là câu chuyện xảy ra hai năm trước với chú chó nhỏ của em.
Ba năm trước, gia đình em mới chuyển đến khu phố này sinh sống để tiện cho công việc của bố mẹ em. Khi chuyển đến ngôi nhà mới, em có xin bố mẹ cho nuôi một chú chó và bố mẹ em đã đồng ý. Bố em đưa về một chú chó Phú Quốc và bảo đây là giống chó vô cùng thông minh, gần gũi với con người. Em đặt tên cho chú là Bún. Hằng ngày em chơi với chú, cho chú ăn, tắm cho chú, tình cảm của cả hai rất khăng khít, gắn bó. Cuộc sống của gia đình em vô cùng bình yên và cứ thế trôi đi. Chẳng mấy chốc, Bún đã lớn trở thành một chú chó trưởng thành có thể giúp em trông nhà và thậm chí là sai chú làm một số công việc trong gia đình.
Tuy nhiên, việc học tập của em ở trên trường lại không thuận lợi, cá bạn thường xuyên trêu đùa em và đôi lúc có những hành động thái quá làm em vô cùng tủi thân. Một hôm, đi học về, các bạn có rủ em đi đá bóng ở một sân vận động khá xa nhà, em tin tưởng và đi theo chỉ dẫn của các bạn. Họ dẫn em đến một nơi nào đó lạ hoắc và hẻo lánh mà trước giờ em chưa từng nhìn thấy hay đến đây. Đến một khu vắng vẻ, bỗng mấy người đó lao vào trói tay em vào cái cây gần đó và trêu đùa em, còn bảo để em ở đây đến khi trời tối mới quay lại thả em ra để em về nhà. Nói xong, mấy người đó lên xe và phóng đi mất. Em bơ vơ giữa trời đất và khóc vì sợ hãi. Như thường lệ, buổi trưa mẹ sẽ phần cơm cho em ở nhà, em đi học về sẽ tự ăn và chơi với Bún sau đó chiều lại đi bộ đến trường. Giữa nơi hoang vu, vừa đói vừa sợ em cứ khóc và kêu gào nhưng không ai nghe thấy. Hồi lâu, đã quá mệt, em thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng em nghe có tiếng chó sủa inh ỏi, nghe tiếng quen quen em mở mắt nhìn, thì ra là Bún. Nó thấy em đứng bị trói bèn lại và dùng hàm răng sắc nhọn cắt đứt sợi dây; em ôm lấy nó, nó liếm mặt em và cái đuôi ngoáy tít như là an ủi, vỗ về em. Sau đó, em theo Bún đi về nhà, không hiểu bằng cách nào đó, Bún lại biết được em ở đây và có thể tìm được em. Nhưng con đường này có vẻ nó rất thuộc. Sau khi về nhà ăn uống và nghỉ ngơi, em ôm lấy nó, vỗ về, xoa dịu như một lời cảm ơn. Em có báo lại với bố mẹ về những chuyện đã xảy ra, sau đó bố mẹ trao đổi với cô giáo và những bạn hay trêu em đã phải nhận hình phạt thích đáng. Từ ngày hôm đó trở đi, ngày nào Bún cũng đến cổng trường đợi em tan học và cùng em về nhà. Em có thêm một người bạn thực thụ cùng mình đi trên con đường quen suốt hai năm học qua.
Có thể với nhiều người, chó chỉ là loại động vật thấp kém, nhưng đối với em, chúng là những người bạn gần gũi, thân thiết; nhất là Bún - người hùng của em. Những kỉ niệm với chú em sẽ không bao giờ quên và luôn khắc ghi trong tim mình.