K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2021

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh. 

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta. Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

* Nguyên nhân:

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

* Hành động xâm lược

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.



 

23 tháng 3 2021

 Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:

+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:

+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…

+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.

+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

5 tháng 7 2019

- Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút nhiều thành phần tham gia.

- Ở Hà Nội, nhân dân đã tận dụng mọi đồ vật có thể dùng được làm cản trở quá trình tiến công của Pháp, tiến hành xây dựng các căn cứ an toàn để bảo vệ lực lượng.

- Ở các đô thị khác như Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng... quân dân ta đã bao vây, tiến công và tiêu diệt được nhiều tên địch.

- Cuộc chiến đấu của quân dân ta những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo ra khí thế cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trong cả nước, tạo điều kiện chuẩn bị lực lượng tiến hành kháng chiến lâu dài.

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873):

+ Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, thực dân Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

+ Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc

+ Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Sau đó, quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874):

+ Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

+ Tại các tính đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định…

+ Ngày 21-12-1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874), Pháp rút quân khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

_____________________

P/S: có gì không đúng thì nhắn mình nhé bạn :))

19 tháng 9 2017

- Cuối tháng 10 - 1946, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp trở về, nhất là sau vụ thực dân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20 -11 -1946), công việc chuẩn bị cho kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh. Đợt tổng di chuyển bắt đầu nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.

- Đồng thời với việc di chuyển, ta tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”, vận động, tổ chức nhân dân tản cư, nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến. 

Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.

- Về chính trị, Chính phủ quyết định chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.

- Về quân sự, mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân và từ dân quân được tuyển chọn vào du kích, rồi bộ đội địa phương hoặc bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch để tự trang bị.

- Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc binh cường", “Ăn no đánh thắng”. Nhà Tiếp tế được thành lập, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối thóc gạo, muối, vải bảo đảm nhu cầu về ăn mặc cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.

- Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.

21 tháng 7 2018

Đáp án B

Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện cục diện hai cực, hai phe bao trùm, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam chính là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử trong thế kỉ XX. Biểu hiện quan trọng nhất là sự can thiệp của Mĩ trong cuộc kháng chiến của Pháp, trực tiếp tiến hành xâm lược Việt Nam ngay khi Pháp rút khỏi và sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam.

8 tháng 3 2016

* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.

- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.

- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...

- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...

* Đặc điểm:

- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.

- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.

- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

25 tháng 11 2019

Chiến dịch Việt BắcThu - Đông 1947 diễn ra và giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn trong cuộc kháng chiến trường kỳ, đã khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc của Đảng ta. Trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng, tạo lập thế trận toàn dân đánh giặc rộng khắp, vững chắc ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh.

\(\rightarrow\)Đây là một bài học thắng lợi được vận dụng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Học tốt!