Viết bài văn tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.
Gia đình em gồm có bốn thành viên là bố, mẹ, em và em trai, bố mẹ em là nhân viên văn phòng còn hai anh em đều đang đi học, bắt đầu một ngày mọi người rời khỏi nhà đến tối mới lại được sum họp, sinh hoạt gia đình đầm ấm.
Giờ sinh hoạt gia đình vào buổi tối mỗi ngày, nó bắt đầu bằng bữa cơm tối. Mẹ em là người đầu bếp tài ba của gia đình, tối nào chờ đón ba bố con em là một bàn ăn thịnh soạn. Mẹ em nói dù có mệt mỏi hay bận rộn đến đâu thì bữa cơm gia đình vẫn phải chu toàn, tươm tất, phải thực sự ngon miệng mới xua tan được những mệt mỏi, muộn phiền sau một ngày dài. Bố em là người vui tính, trong bữa cơm bố thường trêu đùa và tạo không khí khiến ai cũng bật cười sảng khoái. Mẹ thì không quên gắp thức ăn cho mọi người, nhắc nhở mọi người ăn thật nhiều. Ăn cơm xong em phụ mẹ dọn dẹp, rửa bát, em trai thì lau dọn bàn ghế. Gia đình em thường cùng nhau xem chương trình thời sự sau khi ăn cơm xong, vừa xem vừa trò chuyện với nhau, chia sẻ những việc thú vị trong ngày. Cảm giác được chia sẻ, giải tỏa cùng những người thân yêu sau một ngày thật thoải mái, dễ chịu và tràn ngập yêu thương.
Đối với em gia đình là điều quan trọng nhất không có gì có thể thay thế được. Em luôn trân trọng những bữa cơm sinh hoạt gia đình, từng giây từng phút quây quần bên nhau.
Bài làm tham khảo
Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dậy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây.
Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.
Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới ,cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.
Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô. Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.
Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới. Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đau lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.
Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê truyền thống, chắc hẳn không thể không biết đến những phiên chợ quê. Đối với em, hình ảnh phiên chợ quê luôn là hình ảnh thật đẹp in dấu trong tuổi thơ mình.
Chỉ những ngày lẻ thứ 3, thứ 5 hay thứ 7 mới có chợ phiên. Mỗi lần chợ phiên, cảnh họp chợ lại rộn ràng vui tươi hơn bao giờ hết. Ngay từ sáng sớm, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng sau dãy núi cao, các bà, các chị, các mẹ đã vác thúng, vác hàng ra chợ. Ai cũng hối hả để có thể tìm được một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán. Mặt trời lên cũng là lúc mọi mặt hàng đã được bày ra một cách đầy đủ nhất. Trong làn sương vẫn còn lảng vảng của vùng cao này, thấp thoáng bóng người ra chợ. Hai bên đường đến chợ, cây cối cũng dần cựa mình thức giấc. Những bông hoa cúc dại ven đường bắt đầu rũ những cánh hoa ướt sũng sau một đêm dài để đón làn nắng ấm áp của mặt trời. Núi đá còn ẩm hơi nước cũng óng ánh giữa sắc vàng của nắng.
Trong chợ, cảnh buôn bán ngày một tấp nập, kẻ bán người mua rộn ràng sôi nổi. Phía đầu chợ bên này là những sạp hàng bán bún, bán bánh phở khô cho những người qua đường tiện mua về làm bữa sáng gia đình. Đi vào sâu một chút là những quầy thịt. Các loại thịt sống từ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu,... còn đỏ hồng được bày rất vệ sinh trên các khay hàng. Chốc chốc người bán hàng lại dùng vợt đuổi những con ruồi vo ve xung quanh. Gần đó là những hàng rau, ngô, khoai, sắn,... xanh mướt và tươi ngon. Các loại rau đặc trưng của mùa không ngừng được bày ra. Người hàng rau tay cầm bình xịt nước xịt liên tục để rau không bị héo dưới ánh nắng mặt trời. Đi quanh khu chợ, không thứ gì là không có. Từ những hàng chè, hàng phở ăn vặt, đến những sạp hàng quần áo, những hàng bán những đồ tạp hóa xinh xinh như cái kẹp tóc hay cái vòng tay. Mấy đứa bé gái đứng gần đó, mân mê ngắm nhìn mà không dám đòi mẹ mua.
Cảnh chợ phiên diễn ra sung túc và đầm ấm. Đó còn là dấu hiệu của cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Nhìn những hàng quán đông đúc người mua, bày biện đủ thứ trên đời, lòng em thấy ấm âp lạ thường. Mong cho hôm nay và mãi mãi về sau, nơi đây vẫn giữ được vẻ ấm no, trù phú này.
Ví dụ như Cảnh quê hương nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu quê hương em.
Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:
Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.
- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:
+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời: từ từ thức dậy và chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất còn sương sớm.
+ Bầu trời lúc đó: trong vắt, tưởng như gần với người ta hơn bằng những đám mây bồng bềnh trắng trẻo ai nhìn vào cũng thấy bình yên.
+ Không khí: trong lành, mát mẻ mang đến cho mọi người cảm giác tràn đầy sức sống cho một ngày làm việc mới.
+ Cảnh vật: đẹp như một bức tranh yên bình còn cây cối thì tươi xanh.
- Tả những ngôi nhà: có nhà còn chưa thức cũng có nhà sáng sớm đã tấp nập người mua bán.
- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...
- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:
+ Các cô chú nông dân đang cấy lúa, mạ,...
+ Em cũng vào phụ một tay theo sự hướng dẫn nhiệt tình của mọi người.
- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:
+ Rất yêu thích và mong muốn bức tranh đồng quê luôn đẹp đẽ như vậy!
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình dành cho quê hương.
+ Lý do vì sao mình đặc biệt thích cảnh vật này.
-> Gắn bó lâu dài với tuổi thơ mình.
-> Là cảnh vật quen thuộc thân thương.
- Hứa hẹn cần học hành chăm chỉ để làm giàu thêm nền kinh tế cho quê hương mình!
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.