giải thích nghĩa câu; "Việc hôm nay chớ đến ngày mai"? Liên hệ thực tế bản thân về vấn đề trên?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.
2. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống nhục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.
Tham khảo:
Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”:
Bài học mà câu ca dao muốn nói đến chính là vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
Tham khảo
Ông bà ta có câu “Thất bại là mẹ thành công”.
Câu tục ngữ đã khẳng định rằng chính thất bại sẽ là một phần nền tảng, động lực để tạo ra thành công ở phía sau này. Sự thất bại sẽ góp sức thai nghén và nuôi nấng ra những thành công, vinh quang như một người mẹ.
Thật vậy, những thất bại mà ta gặp phải sẽ tôi luyện bản thân chúng ta hơn. Sau mỗi vấp ngã, ta sẽ kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn trước. Những thất bại sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm, thêm bài học cá nhân để có thể làm tốt hơn lần trước. Không chỉ vậy, nó còn giúp ta nhận ra những khuyết điểm, thiếu sót của bản thân mình để hoàn thiện và bù đắp. Nó giống như việc làm một bài kiểm tra. Lần thứ nhất được điểm 5 vì đã làm sai nhiều phần. Ta sẽ học tập chăm chỉ hơn, nghe giảng chăm chú hơn, nghiên cứu kĩ phần mình đã làm sai để lần kiểm tra tiếp theo không sai ở đó nữa.
Để làm được như vậy, chúng ta cần có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết không bỏ cuộc. Vì nếu ta buông xuôi sau thất bại thì sẽ chẳng bao giờ có được thành công. Cùng với đó, ta phải biết nhìn nhận lại bản thân và đúc rút kinh nghiệm. Có vậy thất bại mới trở thành viên đá kê chân cho thành công mới.
Từ đó, câu tục ngữ ý nhị phê phán những người dễ nản chí, bỏ cuộc. Cứ thấy thất bại khó khăn là buông xuôi. Cùng với đó, cũng tỏ ý không đồng tình với những người không biết nhìn nhận khả năng, thiếu sót của bản thân mà cứ không ngừng lao đầu về một mục tiêu bất khả thi.
Như vậy, câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công thực sự mang ý nghĩa cổ động, khuyến khích vô cùng tích cực với mỗi người trong chúng ta.
a. Bồn chồn: nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng.
=> Cách giải thích: Dựa vào nghĩa gốc ban đầu của từ.
Trong lòng cô ấy cứ thấy bồn chồn không yên.
b. trầm mặc: lặng lẽ, ít nói.
=> Cách giải thích: Sử dụng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
Bạn ấy thi thoảng rất trầm mặc.
c. viễn xứ: nơi hoàn toàn xa xôi, cách biệt
=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Những người anh hùng đã mãi nằm lại nơi viễn xứ.
d. nhạt loét: Có vị như của nước lã hoặc tương tự ít mặn, ít ngọt, ít chua…
=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Trái cây này nhạt loét.
Định nghĩa: câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót ,phấn khích, ngạc nhiên,.. của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Thông thường sau câu cảm thán có dấu chấm than.
Câu 1:
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 – 1862 | - Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, .. |
1863 – trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm… |
1873 - 1884 | - Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh ... chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị ... |
Xét về nghĩa đen của câu tục ngữ:
Khi ta uống nước ta cần phải biết nguồn gốc của nước mình uống từ đâu mà ra !
Xét về nghĩa bóng:
+Uống nước : hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
+Nguồn : nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng
+Nhớ nguồn : người hưởng thụ thành quả phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, nhớ ơn và phát huy các thành quả mà ta đang hưởng.
+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.
Khuyên người ta nên biết sắp xếp công việc 1 cách hợp lý, việc gì cần làm hôm nay thì nên làm cho hoàn thành để ngày mai còn có thời gian làm công việc khác, nếu không việc này chồng chất việc kia thì rất khó mà giải quyết cho tốt tất cả được.
Chúc bạn học tốt!
cảm ơn nhá