K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19

28 tháng 2 2022

tham khaor

Nhiều cán bộ lão thành quê hương xứ Thanh, đại diện hội đồng gia tộc họ Nguyễn Phước cùng nhiều nhà tri thức, những người quan tâm đến thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn, đại diện nhiều hàng thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, Thanh Hóa cùng các tỉnh, thành phố khác. Thành phần số người tham gia hội thảo đã nói lên đây là vấn đề không chỉ giới khoa học mà cả xã hội quan tâm, vừa mong muốn, vừa đòi hỏi các nhà khoa học phải làm sáng tỏ việc đánh giá các chúa Nguyễn và triều Nguyễn một cách khách quan, trung thực, công bằng.

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỷ XVI- XIX là một thời kỳ gần gũi thời đại ngày nay với nhiều mối quan hệ trực tiếp và cũng là thời kỳ kéo dài trên 3 thế kỷ  với nhiều biến động phức tạp, dữ dội của đất nước. Phân liệt Đàng trong- Đàng ngoài, nội chiến Trịnh- Nguyễn thế kỷ XVII, kinh tế văn hóa phát triển trong sự giao lưu mạnh mẽ với khu vực và thế giới, cuộc nổi dậy như vũ bão của phong trào Tây Sơn rồi cuộc chiến tranh Tây Sơn- Nguyễn, cuộc xâm lược của thực dân Pháp, tất cả diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang bành trướng mạnh mẽ sang phương Đông, vừa mở rộng thị trường thế giới vừa đe dọa độc lập chủ quyền các nước châu Á. Lịch sử Việt Nam thời kỳ này đặt ra rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng rãi.

Mọi người tham gia hội thảo đều nhận thấy sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội. Dĩ nhiên thái độ đó có nguyên do của nó trong bối cảnh cách mạng phế bỏ triều Nguyễn, rồi cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và nhất là khi cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến đấu vì độc lập và thống nhất Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, những hành động xâm phạm đến độc lập và thống nhất đều bị phê phán, lên án gay gắt. Đó là thái độ chính trị của xã hội, còn về phía các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực. Hội thảo nhất trí nhận thấy việc đánh giá lại công lao và cả mặt hạn chế của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn là rất cần thiết, có thể nói là một nhu cầu bức xúc không chỉ trong nhận thức khoa học mà cả trong tâm lý và công luận xã hội.

Việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong thời kỳ từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, hội thảo đã đạt được sự đồng thuận cao, khẳng định những cống hiến to lớn sau đây:

+ Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới.

+ Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông. Triều Nguyễn là một vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế về chế độ chuyên chế, về một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tiến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước tổ chức rất qui củ.

+ Thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Di sản này rải rộng trên cả nước từ Bắc chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của nhân dân ta, của cộng động các thành phần dân tộc Việt Nam, của các nhà văn hóa kiệt xuất tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Di sản này được kết tinh trong một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nghĩa là hàm chứa những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An. Do thái độ phê phán trước đây về nhà Nguyễn nên một thời việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này có phần bị hạn chế.

Trong số những vấn đề đặt ra trong hội thảo, bên cạnh những vấn đề nhất trí như trên còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận:

+ Về hành động Nguyễn Ánh cầu cứu đem 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định, ký hiệp ước Versailles năm 1787, dựa vào lực lượng viện trợ của Bá Đa Lộc. Trên thực tế 5 vạn quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan ở trận Rạch Gầm-  Xoài Mút năm 1785 và hiệp ước Versailles không được thực thi vì sự bùng nổ của cách mạng Pháp năm 1789. Còn viện trợ do Bá Đa Lộc vận động từ các thuộc địa Pháp thì lực lượng tuy không nhiều nhưng cũng có tác dụng giúp Nguyễn Ánh trong việc xây thành lũy, huấn luyện quân sĩ, phát triển thủy quân, mua sắm vũ khí... và hoàn toàn năm trong sự kiểm soát của Nguyễn Ánh. Khi xem xét ngoại viện, điều quan trọng là cần phân tích và làm sáng tỏ hành động cầu ngoại viện có được kiểm soát trên cơ sở giữ được chủ quyền, đưa lại lợi ích cho đất nước hay không, nếu dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập là phạm tội làm mất nước, một tội ác không thể dung thứ. Trên tinh thần đó, tuy còn những khác biệt nhất định nhưng hội thảo đều cho rằng hành động đưa 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định là một “điểm mờ”, một “tỳ vết” trong cuộc đời của Nguyễn Ánh.

- Vấn đề canh tân đất nước của triều Nguyễn được thảo luận khá sôi nổi và còn những ý kiến khác biệt. Mọi người đều thống nhất cho rằng trong bối cảnh thế kỷ XIX, canh tân đất nước là một yêu cầu bức xúc ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc. Trên bình diện thế giới, khi các nước phương Tây đã bước vào thời đại phát triển tư bản chủ nghĩa và văn minh công nghiệp thì tình trạng tiền tư bản và tiền công nghiệp của Việt Nam và phương Đông nói chung đã bộc lộ sự chậm tiến, sự lạc hậu so với thời đại. Nếu không canh tân để khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước thì khó bảo toàn được sự tồn tại độc lập của quốc gia, không tạo nên tiềm lực để đương đầu thắng lợi với những thách thức mới của thời đại. Thời nhà Nguyễn đã có nhiều đề nghị cải cách dâng lên nhà vua. Nhưng chúng ta nên phân biệt những đề nghị cải cách như sửa đổi ít nhiều chế độ tuyển dụng quan lại, quản lý công trình thủy lợi, mở mang khai hoang, chỉnh đốn giáo dục... trên nền tảng không thay đổi của kết cấu kinh tế xã hội phong kiến, với những cải cách mở cửa khai thông giao thương, phát triển công thương nghiệp, học tập kỹ thuật phương Tây, nâng cao trình độ quốc phòng... vươn lên tầm nhìn thời đại. Những cải cách sau mãi đến thời Tự Đức mới xuất hiện với những điều trần đầy tâm huyết và nỗi trăn trở của những trí thức cấp tiến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện... xu hướng cải cách như vậy là chậm tuy vua Tự Đức có lúc quan tâm, nhưng không chấp nhận và thực hiện như một chủ trương của triều đình. Đây là mặt hạn chế lớn của triều Nguyễn.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo đã kết thúc thất bại. Hội thảo nhất trí nhận định để mất nước là một trách nhiệm nặng nề không thể thoái thác và biện hộ của triều Nguyễn với cương vị triều đình nắm chủ quyền quốc gia. Nhưng nguyên do mất nước cần phải nghiên cứu sâu sắc trong những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa, nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt phải đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới, cần so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Những nguyên nhân trực tiếp thì khá rõ như chủ trương không nhất quán khi chủ chiến và chủ nhà, tổ chức và lãnh đạo kháng chiến phạm nhiều sai lầm về chiến lược và chiến thuật, nhất là không huy động được sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh toàn dân đánh giặc, bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc... nhưng hội thảo nhận thấy cần nghiên cứu sâu hơn trong cả quá trình dẫn đến thất bại của triều Nguyễn, trong đó mối quan hệ giữa canh tân đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc là rất quan trọng.

Thành công lớn nhất của hội thảo đã đạt được sự nhất trí cao đến mức độ đồng thuận cho rằng thái độ phê phán, lên án toàn diện các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây dù có lý do của nó, nhưng đã đến lúc cần phải thay đổi. Kéo dài nhận thức cũ đã gây ra sự phản đối trong nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đã tạo nên nhiều phản ứng bất bình trong tâm lý xã hội và công luận. Trên cơ sở đó, hội thảo đã xác lập một nhận thức mới về thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, công nhận và tôn vinh những cống hiến lớn lao của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong sự nghiệp mở mang lãnh thổ về phía Nam, thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại và để lại một di sản văn hóa đồ sộ, một bộ phận tạo thành quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Hội thảo cũng nhất trí nêu lên những mặt hạn chế của thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tuy còn nhiều vấn đề đang tồn tại nhưng hội thảo đã tạo nên một hướng nhận thức mới để cùng tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Đây là một đổi mới quan trọng trong nhận thức về chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Nhưng cần nhấn mạnh “đổi mới” hoàn toàn không có nghĩa là lật ngược lại vấn đề, chuyển từ cực đoan phê phán sang cực đoan tôn vinh một chiều mà là nhận thức lại trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất ở trong nước và trên thế giới với những luận chứng khoa học có sức thuyết phục.

Những kết quả của hội thảo cần được quảng bá trong xã hội, cần được tiếp thu trong chỉ đạo công việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong biên soạn lịch sử Việt Nam, trong chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông. Tất nhiên hội thảo khoa học chỉ đưa ra các tư vấn và kiến nghị khoa học, còn công việc thực thi thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị hiện nay.

Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực, công bằng là trách nhiệm của giới sử học và các thế hệ hôm nay, biểu thị một thái độ sòng phẳng đối với quá khứ. Đó cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng để giải tỏa những bất bình, những mặc cảm bị dồn nén bở những nhận thức sai lầm trước đây, từ đó góp phần ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chấn hưng dân tộc, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh hiện nay.

13 tháng 1 2018

Chọn D

26 tháng 12 2016

Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược

8 tháng 12 2021

– Trong tình thế khó khăn về tài chính, đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho “Quỹ độc lập” và “Quỹ đảm phụ quốc phòng”; “Tuần lễ vàng” đã thu được gần 4 tạ vàng.

– Điều đó thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn.

9 tháng 12 2021

THANK YOU

4 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

2. Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.

3.

+ Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

+ Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

1/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

          “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

2/ Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.

3/ Học lịch sử giúp:

Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Chúc bạn học tốt!
16 tháng 3 2016

* Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:

- Thế giới:

+ Từ những năm cuối cùng của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút xô, Mông te ski ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc... đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Bên cạnh đó, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc cải cách Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga sa hoàng (1905). Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

- Trong nước:

+ Ngọn cờ cứu nước phong kiến đã thất bại khiến các nhà cách mạng phải tìm một hệ tư tưởng mới, một con đường cứu nước mới với những hình thức và phương pháp đấu tranh mới.

+ Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm xã hội Việt nam phân hóa và xuất hiện những giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân... tạo ra yếu tố bên trong để tiếp thu luồng tư tưởng mới.

* Những đóng góp của phong trào đó đối với lịch sử dân tộc:

- Giúp cho nhân dân Việt Nam nhận thức đúng bản chất của chế độ phong kiến, nó đã đi vào giai đoạn cuối của sự phát triển, cần phải thay thế bằng một chế độ xã hội mới.

- Thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tính tự cường, tư tưởng chống Pháp và tay sai, muốn canh tân để đất nước giàu mạnh lên.

- Làm thay đổi về chất trong quan niệm chính trị của những người yêu nước Việt Nam và của toàn bộ xã hội: chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang tư tưởng dân chủ tư sản... Đây là tư tưởng tích cực và tiến bộ, là cơ sở quan trọng cho việc chuyển biến sáng tư tưởng xã hội chủ nghĩa sau này.

- Phong trào dân tộc - dân chủ đầu thế kỉ XX là bước đệm quan trọng thúc đẩy cho phong trào giải phóng dân tộc sau này lên một bước cao hơn với những nội dung khác trước.

- Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hòa nhập với trào lưu mới.

- Phong trào đã dấy lên một cuộc vận động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh dân tộc đã tạo ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, quy mô... đặt cơ sở việc tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.

- Tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế - kinh tế công thương tư bản chủ nghĩa.

- Phong trào đã có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hóa, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam.

2 tháng 11 2017

Vì sao các sĩ phu yêu nước VN muốn đưa VN theo con đường Nhật Bản?

Câu 1.1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?A. 4000 năm.B. 3500 năm.C. 2700 năm.D. 2000 năm.Câu 1.2. Kinh đô của nhà nước Văn Lang làA. Phong Châu (Vĩnh Phúc).B. Phong Châu (Phú Thọ).C. Cấm Khê (Hà Nội) .D. Cổ Loa (Hà Nội).Câu 1.3. Người đứng đầu các chiêng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?A. Lạc...
Đọc tiếp

Câu 1.1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?

A. 4000 năm.

B. 3500 năm.

C. 2700 năm.

D. 2000 năm.

Câu 1.2. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc).

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Cấm Khê (Hà Nội) .

D. Cổ Loa (Hà Nội).

Câu 1.3. Người đứng đầu các chiêng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?

A. Lạc hầu 

B. Lạc tướng

C. Bồ chính 

D. Xã trưởng

Câu 1.4. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.

B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.

C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.

D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.

Câu 1.5. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?

A. Có thành trì vững chắc.

B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.

C. Thời gian tồn tại dài hơn.

D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng.

Câu 1.6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?

A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.

B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.

C. Đã có chữ viết của riêng mình.

D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.

Câu 1.7. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là

A. các loại vũ khí bằng đồng.

B. các loại công cụ sản xuất bằng đồng.

C. trống đồng, thạp đồng.

D. cả A và B.

Câu 1.8. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

9

Câu 1.1: A

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: D

27 tháng 1 2022

A

B

B

A

D

8 tháng 1 2019

Bạn có thật sự cần không. Nếu mai thi phải có đề cương chứ . Với lại thi học kì lâu rồi cơ mà

9 tháng 1 2019

ở nơi mk ở chưa thi

chiều nay ms thi