Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo nối qui lạp nêu cảm nhận của em về khổ cuối của bài,trong đoạn có sử dụng câu cảm thán
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn
TB:
Phân tích các cụm từ:
''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ''
Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Và (Phép nối) phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một?
Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ
KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ
Câu MRTP là gì em?
_mingnguyet.hoc24_
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Ôi! (Câu cảm thán) Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài không những luôn phải phơi mình dưới nắng,luôn phải ngâm mình trong nước biển mà cònluôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Nhà thơ như muốn thốt lên : " Ôi ! Cảnh quê mình đẹp quá!" Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về đúng là 1 đoạn thơ tuyệt hảo mang đầy những hình ảnh tươi đẹp và xúc cảm mãnh liệt in mãi trong tâm trí nhà thơ Tế Hanh.
Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài “ Ngắm trăng”, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán (gạch chân) đây ạ ai giúp em với ạ
Em tham khảo:
Tác giả Bằng Việt đã có quãng thời gian rất hạnh phúc bên người bà thân thương của mình. Và (Phép nối) hình ảnh in sâu trong tâm chí ông chính là hình ảnh chiếc bếp lửa cùng ngọn lửa của tình thương nơi bà thân yêu của ông. Ôi! (Câu cảm thán) Cuộc đời của bà phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, những sự thử thách của thiên tai cũng như xã hội dường nhưu đã trở thành một điều xảy ra bình thường với bà. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy thì bà vẫn sáng lên những phẩm chất đáng quý của một người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ "nhóm" đã càng nhấn mạnh những hi sinh và hình ảnh tuyệt vời của bà. Trong cuộc đời này, bà tần tảo, nhẫn lại và đầy lòng yêu thương. Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa đó luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh. Bà đã nhóm lên sự sống cũng như tình yêu thương dành cho mọi người. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Bếp lửa trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Từ cảm thán "Ôi" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra một chân lí, điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường. Hình ảnh bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rỡ cháy, bất tử trong lòng của người cháu. Trong cuộc đời mỗi con người khi sinh ra ai cũng có người thân, gia đình và những kỉ niệm ấm áp bên họ.
bài nào em?
Bài Ông Đồ ở khổ cuối của bài ạ