K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. (6,5 điểm): Đọc kĩ câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cả". (Quê hương – Tế Hanh) Câu 1 (1 điểm): Chép tiếp 4 câu thơ để hoàn thành khổ thơ có chứa 2 câu thơ trên. Câu 2 (1 điểm): Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Quê hương" có gì đặc biệt? Trong các văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, bài thơ nào cũng được sáng...
Đọc tiếp

PHẦN I. (6,5 điểm): Đọc kĩ câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cả". (Quê hương – Tế Hanh) Câu 1 (1 điểm): Chép tiếp 4 câu thơ để hoàn thành khổ thơ có chứa 2 câu thơ trên. Câu 2 (1 điểm): Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Quê hương" có gì đặc biệt? Trong các văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, bài thơ nào cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự, cùng khắc họa nỗi nhớ da diết với quê hương của tác giả? (Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả) Câu 3 (1 điểm): Xét theo mục đích nói, các câu thơ trích dẫn ở trên thuộc kiểu câu nào? Tác giả sử dụng kiểu câu đó nhằm mục đích gì? Câu 4 (3,5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép bằng 1 đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận tổng - phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (Gạch chân và chú thích rõ)

0
Phần I (6,5 điểm): Đọc kĩ hai câu thơ sau và thực hiện yêu cầu dưới đây:“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”                         (Quê hương – Tế Hanh)Câu 1: (1 điểm) Chép tiếp bốn câu thơ để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu trên.Câu 2: (1 điểm) Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Quê hương có gì đặc biệt? Trong các văn bản em đã học của chương trình Ngữ văn THCS, bài thơ...
Đọc tiếp

Phần I (6,5 điểm): Đọc kĩ hai câu thơ sau và thực hiện yêu cầu dưới đây:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”        

                 (Quê hương – Tế Hanh)

Câu 1: (1 điểm) Chép tiếp bốn câu thơ để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu trên.

Câu 2: (1 điểm) Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Quê hương có gì đặc biệt? Trong các văn bản em đã học của chương trình Ngữ văn THCS, bài thơ nào cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự, cùng khắc họa nỗi nhớ da diết với quê hương của tác giả? (Ghi rõ tên tác phẩm và tác giả)

Câu 3: (1 điểm) Xét theo mục đích nói, các câu thơ trích dẫn ở trên thuộc kiểu câu nào? Tác giả sử dụng kiểu câu đó nhằm mục đích gì?

Câu 4: (3,5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ)

1
18 tháng 3 2022

C1:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

C2:hoàn cảnh sáng tác của tác giả là khi tác giả đang học ở Huế ,rất nhớ nhà và quê hương của mình

+ Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại thể hiện tình yêu , niềm tự hào , lòng thủy chung , gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả rõ ràng hơn bao giờ hết.

- Anh đi anh nhớ quê nhà ( Trần Tuấn Khải)

C4:câu trần thuật

mục đích : gợi tả , kể lại hình ảnh lao động của người dân miền bản 

C4 : có thể tham khảo nha:

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về. Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình. Ôi tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là tình yêu quê hương mộc mạc tha thiết làm sao!

19 tháng 3 2022

ơ cô lục lại cô tik lunhiha

7 tháng 2 2021

Nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình lại chính là đoạn thơ đoàn thuyền chài lại ra khơi. Lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá là một hình ảnh thơ lãng mạn. Nhờ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Hình ảnh đó chưa phải là tất cả, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" với biện pháp so sánh, ẩn dụ - cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tình yêu Tế Hanh dành cho quê hương sâu đậm đến nhường nào mà có thể gợi lên được vẻ đẹp một làng chài ven biên tha thiết, sinh động đến thế? Và Tế Hanh thật tài tình khi làm cho đoạn thơ toát lên khí thế hăng say, mạnh nẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.

7 tháng 2 2021

Em cảm ơn ạ ! 

PHẦN I: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 16) Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu...
Đọc tiếp

PHẦN I: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 16) Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Câu 3: Câu thơ: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói? Xác định các chức năng của kiểu câu em vừa tìm được. Trường THCS Hạ Đình 16/36 Năm học 2021-2022ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 8 Câu 4: Chỉ ra các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên Câu 6 : Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về thiên nhiên và con người qua đoạn thơ trên PHẦN II: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh…” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Hai câu “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Chúng dùng với mục đích gì? Câu 4: Theo tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả việc dời đô ấy ra sao? Câu 5 : Viết đoạn văn từ 10-15 câu nêu cảm nhận của em về tác giả của văn bản trên?

4
14 tháng 3 2022

lỗi

14 tháng 3 2022

loi

16 tháng 3 2022

Câu 1 : Thuộc từ loại : tính từ

Tác dụng : miêu tả được cảnh trời đẹp đẽ, một ngày mới bắt đầu cho chuyến hành trình đánh cá của dân chài.

Câu 2 : Những hình ảnh miêu tả con người và con thuyền :

 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

`-` Em thích nhất hình ảnh "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" vì hình ảnh con thuyền được miêu tả, so sánh với vẻ đẹp hùng dũng của con tuấn mã. Nó đã góp phần tạo nên một khung cảnh thiên nhiên, một bức tranh lao động đầy sức sống.

19 tháng 3 2022

nếu chỉ là đề ôn sao e phải chép điểm vào thế?

19 tháng 3 2022

em đang kiểm tra chị ak