K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo

Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.

 

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

 

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 2

I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”

Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

II. Thân bài

1. Giải thích học là gì? Hành là gì?

a. Học là gi?

Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,….

Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?

Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

→ Tại sao học phải đi đôi với hành?

Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.

Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao.

 

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

Hiệu quả trong học tập

Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm

Học chuộng hình thức

Học cầu danh lợi

Học theo xu hướng

Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

Nêu cách học của mình

Thường xuyên vận dụng cách học này

Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 3

*Tìm hiểu đề:

- Thể loại: nghị luận bình luận.

- Nội dung: mối quan hệ giữa học và hành.

Lập dàn bài

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành".

- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành".

- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.

- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.

- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.

- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.

 

- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.

- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.

c. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 4

a) Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận:

+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.

+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.

- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành?

- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"

- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.

- Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

→ Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

 

* Phản đề

- Phê phán lối học sai lầm:

+ Học chuộng hình thức

+ Học cầu danh lợi

+ Học theo xu hướng

+ Học vì ép buộc.

c) Kết bài

- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả

- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành”?

18 tháng 2 2022

tham khảo :
 a) Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận:

+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.

+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.

- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành?

- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"

- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.

- Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

→ Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

* Phản đề

- Phê phán lối học sai lầm:

+ Học chuộng hình thức

+ Học cầu danh lợi

+ Học theo xu hướng

+ Học vì ép buộc.

c) Kết bài

- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả

- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành”?

18 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

18 tháng 2 2022

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

16 tháng 4 2021

1. Mở bài

– Nêu vấn đề cần giải thích: cần học tập không ngừng

– Trích dẫn câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài

a, Giải thích

– Học: là hành động tiếp thu, lĩnh hội tri thức của người khác thành của bản thân mình.

– Học nữa: thúc giục học tập nhiều hơn.

– Học mãi: việc học là việc suốt đời và cả đời dù là với bất kì ai.

=> Câu nói khuyên ta luôn phải nỗ lực học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.

b, Biểu hiện của “Học, học nữa học mãi”

– Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và cũng là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông từ nhỏ đã không có điều kiện đi học nên lân la ở cửa các lớp học để học ké bài. Bằng sự ham hỏi hỏi, tìm tỏi, ông đã đỗ trạng khi chỉ mới 12 tuổi.

– Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Bác có khả năng thông thạo 30 ngoại ngữ khác nhau. Khi bôn ba tìm đường cứu nước, Bác luôn tranh thủ học từng tí một: viết từ mới lên cánh tay, dán giấy khắp nơi,… Bằng cách đó, Bác có thể giao tiếp với tất thảy bạn bè trên thế giới, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.

– Cụ Lê Phương Thiệt ở Quảng Nam dù 80 tuổi vẫn đi học cao học. Năm 62 tuổi cụ mới bắt đầu học đại học. Cụ là hình ảnh đẹp về tinh thần học tập bất diệt của con người, không phân biệt tuổi tác. Cụ là minh chứng sáng rõ nhất chõ một chân lí: sự học không bao giờ là muộn với bất kì lứa tuổi nào mà chỉ đáng tiếc khi ta không học.

c, Tại sao cần “Học, học nữa, học mãi”?

– “Bể học vô hạn” nên ta cần tiếp thu tri thức một cách không ngừng nghỉ mới theo kịp trình độ phát triển của nhân loại.

– Sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp ta tiếp thu được nhiều tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, là nền tảng để làm việc hiệu quả, có năng suất hơn người khác.

– Học ở đây không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là học kĩ năng sống, còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ học từ sách mà còn học thầy cô, bạn bè; đi làm rồi vẫn cần phải học, học từ đồng nghiệp, học từ mọi người trong xã hội.

– Tri thức được mở rộng không chỉ có lợi cho công việc của bản thân mà còn giúp mọi người nhìn bạn với cái nhìn khác: tôn trọng, ngưỡng mộ.

– Nếu không học sẽ tự đánh lùi bản thân so với tiến độ học tập của xã hội.

d. Bài học rút ra từ câu nói

– Nắm vững kiến thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nền tảng học những điều cao hơn.

– Biết chọn lọc kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của bản thân.

– Biết lập mục tiêu học tập và tu dưỡng quyết tâm để thực hiện mục tiêu đó.

– Cần học hỏi từ mọi người: bạn bè, thầy cô, người lớn,…

e, Mở rộng vấn đề

– Những cách học sai lầm:

+ Học liên tục nhưng không có phương pháp học đúng đắn khiến việc học trở nên vô ích: học tủ, học vẹt

+ Học vì lợi ích chứ không phải vì người khác: học vì nghĩ bị cha mẹ ép buộc, học chỉ chăm chăm quan tâm đến điểm số,…

– Một số bạn trẻ hiện nay coi thường việc học, chểnh mảng những giờ học trên lớp, đi làm rồi chểnh mảng việc nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn.

3. Kết bài

– Khẳng định tính đúng đắn của câu nói “Học, học nữa, học mãi”

– Liên hệ với bản thân: trách nhiệm học tập, tìm tòi tri thức để hoàn thiện mình, trở thành một công dân có ích cho cộng đồng và xã hội.

16 tháng 4 2021

1. Mở bài

– Nêu vấn đề cần giải thích: cần học tập không ngừng

– Trích dẫn câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài

a, Giải thích

– Học: là hành động tiếp thu, lĩnh hội tri thức của người khác thành của bản thân mình.

– Học nữa: thúc giục học tập nhiều hơn.

– Học mãi: việc học là việc suốt đời và cả đời dù là với bất kì ai.

=> Câu nói khuyên ta luôn phải nỗ lực học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.

b, Biểu hiện của “Học, học nữa học mãi”

– Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và cũng là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông từ nhỏ đã không có điều kiện đi học nên lân la ở cửa các lớp học để học ké bài. Bằng sự ham hỏi hỏi, tìm tỏi, ông đã đỗ trạng khi chỉ mới 12 tuổi.

– Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Bác có khả năng thông thạo 30 ngoại ngữ khác nhau. Khi bôn ba tìm đường cứu nước, Bác luôn tranh thủ học từng tí một: viết từ mới lên cánh tay, dán giấy khắp nơi,… Bằng cách đó, Bác có thể giao tiếp với tất thảy bạn bè trên thế giới, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.

– Cụ Lê Phương Thiệt ở Quảng Nam dù 80 tuổi vẫn đi học cao học. Năm 62 tuổi cụ mới bắt đầu học đại học. Cụ là hình ảnh đẹp về tinh thần học tập bất diệt của con người, không phân biệt tuổi tác. Cụ là minh chứng sáng rõ nhất chõ một chân lí: sự học không bao giờ là muộn với bất kì lứa tuổi nào mà chỉ đáng tiếc khi ta không học.

c, Tại sao cần “Học, học nữa, học mãi”?

– “Bể học vô hạn” nên ta cần tiếp thu tri thức một cách không ngừng nghỉ mới theo kịp trình độ phát triển của nhân loại.

– Sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp ta tiếp thu được nhiều tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, là nền tảng để làm việc hiệu quả, có năng suất hơn người khác.

– Học ở đây không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là học kĩ năng sống, còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ học từ sách mà còn học thầy cô, bạn bè; đi làm rồi vẫn cần phải học, học từ đồng nghiệp, học từ mọi người trong xã hội.

– Tri thức được mở rộng không chỉ có lợi cho công việc của bản thân mà còn giúp mọi người nhìn bạn với cái nhìn khác: tôn trọng, ngưỡng mộ.

– Nếu không học sẽ tự đánh lùi bản thân so với tiến độ học tập của xã hội.

d. Bài học rút ra từ câu nói

– Nắm vững kiến thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nền tảng học những điều cao hơn.

– Biết chọn lọc kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của bản thân.

– Biết lập mục tiêu học tập và tu dưỡng quyết tâm để thực hiện mục tiêu đó.

– Cần học hỏi từ mọi người: bạn bè, thầy cô, người lớn,…

e, Mở rộng vấn đề

– Những cách học sai lầm:

+ Học liên tục nhưng không có phương pháp học đúng đắn khiến việc học trở nên vô ích: học tủ, học vẹt

+ Học vì lợi ích chứ không phải vì người khác: học vì nghĩ bị cha mẹ ép buộc, học chỉ chăm chăm quan tâm đến điểm số,…

– Một số bạn trẻ hiện nay coi thường việc học, chểnh mảng những giờ học trên lớp, đi làm rồi chểnh mảng việc nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn.

3. Kết bài

– Khẳng định tính đúng đắn của câu nói “Học, học nữa, học mãi”

– Liên hệ với bản thân: trách nhiệm học tập, tìm tòi tri thức để hoàn thiện mình, trở thành một công dân có ích cho cộng đồng và xã hội.

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

  •  Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

  • Đua xe bằng tàu dừa.
  • Làm cào cào bằng lá dừa.
  • Trèo dừa bắt tổ chim.
  • Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa
  • Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

  •  Nước dừa tươi
  • Mứt dừa.
  • Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.
  • Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.
  • Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.
  • Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

1 tháng 2 2019

Bài làm

+ Mở bài:

– Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ Thân bài

– Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

Nghĩa đen theo chúng ta hiểu ở đây mực là loại mực tàu ngày xưa có màu đen tuyền dùng viết bút lông trên giấy gió, khi viết người ta thường chấm bút lông vào mực để viết nếu sơ ý mực dính tay thì sẽ bị bẩn rất khó sạch

– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. Nó giúp người ta nhìn thấy trong bóng tối.

“Mực” ám chỉ những con người xấu xa, không có ích trong xã hội

“Đèn”: ở đây chỉ hình ảnh ánh sáng, những người tốt sống có ích và được nể trọng trong xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhằm khuyên nhủ con người ta nên biết chọn bạn mà chơi, biết chọn hướng đi đúng trong hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa

– Nhằm giáo dục con người nên tránh xa những hoàn cảnh, con người xấu để tránh bị dính vào người như dính mực vừa bẩn vừa khó làm sạch .

– Là một học sinh chúng ta nên chọn bạn mà chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội như game, ma túy, cờ bạc. Nên tích cực học tập, nghe lời thầy cô cha mẹ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi , có ích trong xã hội

– Nên biết giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, những bạn có lối sống lệch lạc cần giúp các bạn nhìn ra điều sai trái để đi đúng hướng.

+ Kết bài

– Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

2 tháng 2 2019

thanks bn na!bn chép mạng hay tự lm z(ko có ý j xấu đâu)

19 tháng 10 2016

1. Mở bài

-Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến

-Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường 

2. Thân bài

- Cảnh đường đi

+ Phong cảnh 

+ Tâm trạng của bản thân và thái độ của mình

- Đến nơi: kể những hoạt động ở đó

- Kết thúc chuyến đi 

+ Chuẩn bị trở về

+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động lúc về ntn

3.Kết bài 

- Suy nghĩ về chuyến đi

- Mong ước

27 tháng 10 2016

cái này là gợi ý thưa bạn, lập dàn ý mờ bnhum

8 tháng 4 2016

a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

17 tháng 1 2021

Đề 3:

Một buổi trưa nọ, tôi và cha đang phải cày ruộng. Bất chợt, tôi thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng cưỡi ngựa đến, có lẽ là quan của nhà vua, ông bèn hỏi cha tôi:

- Này ông kia, trâu này một ngày cày được bao nhiêu đường?

Cha tôi nghe xong thì ngớ người. Tôi nghĩ bụng, ai đời lại đi hỏi câu kì lạ như vậy, chắc chắn là muốn trêu người khác rồi, tôi liền hỏi lại:

- Vậy xin quan trả lời con ngựa kia một ngày đi được bao nhiêu bước,thì tôi sẽ nói cho quan biết con trâu đi được bao nhiêu đường?

Quan lúng túng không biết trả lời, rồi quan bỗng hỏi tên hai cha con, tôi cũng không nghĩ nhiều mà khai báo.

Mấy tuần sau, làng tôi nhận được chiếu vua, vua ban cho làng ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, thiếu con nào thì sẽ bị phạt. Mọi người đều biết chuyến này lành ít dữ nhiều, được vua quan tâm thì tốt nhưng ai lại làm được trâu đực đẻ con? Cái khó ló cái khôn, tôi chợt nảy ra một kế. Tôi nói với cha:

- Cha cứ bảo cả làng lấy hai con trâu và hai thúng gạo mà ăn, còn lại thì bán đi để hai cha con ta lên kinh thành.

Cha và mọi người lúc đầu còn lo lắng nhưng nghe tôi trấn an, còn làm giấy cam đoan với làng thì yên tâm hơn.

Lên đến kinh vua, nhân lúc lính canh không để ý, tôi lẻn vào sân rồng khóc ầm lên làm nhà vua đang chầu triều phải dừng lại, điệu tôi vào trong. Vua hỏi:

- Thằng bé kia, tại sao lại đến đây mà khóc?

Tôi mới ấm ức phân bua:

- Mẹ con chết sớm mà cha không chịu đẻ em bé cho con chơi, con buồn lắm. Kính vua ra lệnh bắt cha con phải đẻ em bé cho con…

Cả triều đình cười rộ lên, vua tủm tỉm giải thích:

- Cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được?

Tôi nhanh nhảu đáp lại:

- Vậy sao vua lại bắt làng con làm trâu đực đẻ con?

Vua nhớ ra, cười nói:

- Cái đấy là thử, làng ngươi phải biết thịt trâu mà ăn chứ!

- Làng chúng con nhận được trâu và gạo liền biết đó là lộc vua ban đã làm cỗ ăn mừng rồi.

Hôm sau, tôi và cha đang ăn cơm, bỗng có người của vua mang một con chim sẻ bắt tôi phải dọn ba mâm cỗ, tôi biết ngài là vua lại thử mình liền đưa cho anh lính cây kim nhờ vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cha con tôi được ban thưởng hậu hĩnh.

Một hôm, tôi đang ở nhà chơi với bạn, có sứ thần mang một cái vỏ ốc rất dài bị rỗng hai đầu, ông nhờ tôi dùng sợi chỉ mảnh xuyên qua vỏ ốc. Tôi liền hát:

“Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Mãi về sau khi đã thành trạng nguyên, tôi mới hiểu được, sự nhanh trí lần đó của mình đã cứu nước khỏi giặc ngoại xâm.