nhận xét và giải thích sự phân bố các loài gia súc ở nước ta
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các vùng trồng lúa của nước ta phân bố chủ yếu ở các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi là: đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi, đông dân cư,...
+ Nhận xét:
- Lúa được trồng trên khắp nước ta.
- Các vùng tròng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tròng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,…
- Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.
+ Giải thích:
- Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa.
- Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật của công nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.
+ Nhận xét:
- Lúa được trồng trên khắp nước ta.
- Các vùng tròng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tròng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,…
- Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.
+ Giải thích:
- Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa.
- Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật của công nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.
Nếu thích thì cho mình một tick!
HƯỚNG DẪN
- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.
- Giải thích:
+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).
+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên
Gợi ý làm bài
- Có mặt ở khắp các vùng trong nước (dẫn chứng). Nguyên nhân: trâu, bò, lợn là những vật nuôi phổ biến ở các vùng nước ta từ lâu dời. Hầu hết các địa phương đều có điều kiện để chăn nuôi.
- Mức độ tập trung theo lãnh thổ khác nhau
+ Trâu
* Tập trung nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng ít.
* Nguyên nhân: trâu được nuôi để lấy thịt, sức kéo,... Trâu khỏe hơn bò, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Bò
* Được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; ít ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở ven Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có chăn nuôi bò sữa.
* Nguyên nhân: bò được nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bò thích nghi với nơi ấm, khô, giàu thức ăn.
+ Lợn
* Được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
* Nguyên nhân: lợn được nuôi để lấy thịt, tận dụng phân để bón ruộng,...; thức ăn chủ yếu là tinh bột, thức ăn thừa của người, thực phẩm từ các nhà máy chế biến công nghiệp.
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng.
+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.
Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:
• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
• Chuyển cư.
• Sự phát triển của nền kinh tế
Nhận xét về sự phân bố :
- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.
- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.
* Phân bố: Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch. Thành thị chỉ chiếm có 24,2%, trong khi đó nông thôn có tới 75,8% (2003).
* Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển, nhưng chưa cao so với quy mô diện tích và dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề ở thành thị còn nhiều hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay.
TK
Câu 1:
-
Sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á không đều:
- Vùng có lượng mưa lớn nhất (trên 1000 mm): dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng sông Hằng và dải đồng bằng ven biển phía tây dãy Gat Tây.
- Vùng có lượng mưa trung bình (751 - 1000 mm): phía nam dãy Gat Đông, nội địa phía đông sơn nguyên Đề-can.
- Vùng có lượng mưa ít (251 – 750 mm): nội địa phía tây sơn nguyên Đề-can, 1 phần phía nam đồng bằng Ấn-Hằng.
- Vùng có lượng mưa rất ít (dưới 250 mm): tây bắc bán đảo Ấn Độ, hạ lưu sông Ấn.
Tham khảo
Sự phân bố ngành chăn nuôi của nước ta: Nước ta là một nước nông nghiệp, nên ngoài trồng trọt thì ngành chăn nuôi nước ta cũng phát triển. Mỗi vùng miền có những thế mạnh khác nhau nên các loại vật nuôi cũng được phân bố khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi.
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu bò):Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Bò được nuôi nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Giải thích:
Sự phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở thức ăn. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phân bố chủ yếu dựa vào các đồng có tự nhiên nên phân bố chủ yếu ở trung du, miền núi.