K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2022

tham khảo
Câu 1:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Câu 2:

- Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng - vượt qua gian lao chổng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Tác giả: Hồ Chí Minh.

8 tháng 5 2022

TOP ảnh gái xinh mặc bikini mỏng siêu nhỏ xuyên thấu lọt khe | Hình Gái XinhNgắm gái xinh mặc bikini màu đỏ khoe thân hình cực nóng bỏng

2 tháng 2 2022

refer:

1. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

2 .  Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Nhớ rừng - Thế Lữ. 

3.

Thể loại: Thơ mới.

Ý nghĩa: 

Những câu thơ trên là lời tâm sự của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú . Khi bị giam chân tại song sắt nhà tù , hổ cảm thấy mình bị mất tự do . Nó nhớ nhung da diết thời kì khi nó được sống và ngự trị rừng xanh. Đoạn thơ là những gợi nhớ của con hổ về bức tranh tứ bình chốn rừng ngàn .Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Sức mạnh của con hổ được di

4.

Câu nghi vấn :

"Tiếng chim ca ..." và "Ta đợi chết ..bí mật ?"

Hình thức : có dấu chấm hỏi

->Câu nghi vấn được để bộc lộ cảm xúc.

7 tháng 2 2021

Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

       Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

       Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

       Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

       Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

       Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

       Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

       "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

       Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

 
7 tháng 2 2021

bn ơi cảm nhận người đi đường chứ ko phải cảm nhận bài thơ

10 tháng 3 2022

Câu 1:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 3:

cháo bẹ , bẹ ở đây là ngô ý nói cháo ngô

dịch sử đảng có nghĩa là lịch sử của đảng và nhà nước.

15 tháng 5 2022

v:

 

27 tháng 2 2021

vũ minh hiền ?

 

2 tháng 2 2023

Câu 1:Tham khảo!(không thuộc thơ.-.)

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Câu 2:Sự câm hờn của con hổ đối với những quan cảnh bình thường,giả tạo trong vườn bách thú

Câu 3:

"Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu"

-Biện pháp tu từ:Nhân hóa

-Tác dụng:Giúp cho sự vật sinh động và có nét giống người hơn,nêu lên nỗi uất ức của con hổ trong vườn bách thú

Câu 4:

Đoạn thơ trên nói lên cho em thấy nỗi uất ức của con hổ và nỗi căm hờn đối với cảnh vật trong vườn bách,mọi thứ xung quanh con hổ để tẻ nhạt và buồn chán

25 tháng 7 2021

 Tham khảo:

Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua.(Câu ghép) Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc! (Câu cảm thán) Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.

22 tháng 2 2022

Câu 1 :Văn Bản :Ông Đồ .

Tác giả  Vũ Đình Liên .

Thể thơ :Ngũ Ngôn

Câu 2 

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm!

Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy,

Qua đường không ai hay,

Lá vàng rơi trên giấy!

Ngoài giời mưa bụi bay.

Câu 3 

Tham Khảo 

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dưng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Câu 4 

 “Giấy đỏ buồn không thắm"

“Mực đọng trong nghiên sầu"

19 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B