1.Ý nghĩa văn chương
a. Xác định được nguồn gốc, công dụng của văn chương theo quan niệm của tác
giả Hoài Thanh.
b. Em hãy phân tích ý nghĩa của văn chương đối với đời sống tinh thần của con
người.
2. Đức tính giản dị của Bác Hồ
a. Nêu định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ
b. Chỉ ra biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ
c. Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác bắt nguồn từ nguyên
do gì?
d. Qua văn bản, em học tập được điều gì ở Bác? Em có suy nghĩ gì về lối sống
của thanh thiếu niên hiện nay?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
|
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
|
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
|
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương. |
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.
- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".
=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.
- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.
Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.
Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế
Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị; bác giản dị trong đời sống hằng ngày:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm
-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng
-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ
-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình
Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết
-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo
-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập
Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.
Câu 3: Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.
Công dụng của văn chương:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú
Mình cg học lớp 7 nà
Học tốt nha bạn
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả
- Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)
- Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
- Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm
- Văn bản được trích từ văn kiện, báo cáo chính trịdo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN)tại Việt Bắc 1951.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
2. Thân bài
- Thời kì chiến tranh
- Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
- Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
- Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
- Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
- Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
- Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
- Thời kỳ hòa bình
- Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
- Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
- Vai trò của lòng yêu nước
- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước.
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng.
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
3. Kết bài
- Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
- Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
- “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Khi luận bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ”. Bằng những hiểu biết của mình về công dụng và ý nghĩa của văn chương, em hãy chứng minh.
* Mở bài: ( …….)Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.
* Thân bài:(………..) Trình bày tóm lược cách hiểu của HS về câu nói của Hoài Thanh; triển khai thành các luận điểm sau:
- Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Phản ánh cuộc sống, chiến đấu (HS có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: lượm).
+ Phản ánh cuộc sống lao động ( Những câu ca dao về cái cò…).
+ Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội ( Truyệ Thạch Sanh, Cây bút thần…)
- Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta tình cảm mà ta sãn có”)-> Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương.
* Mở bài: ( …….)Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.
* Thân bài:(………..) Trình bày tóm lược cách hiểu của HS về câu nói của Hoài Thanh; triển khai thành các luận điểm sau:
– Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Phán ánh cuộc sống, chiến đấu (HS có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: lượm).
+ Phản ánh cuộc sống lao động ( Những câu ca dao về cái cò…).
+ Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội ( Truyệ Thạch Sanh, Cây bút thần…)
– Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta tình cảm mà ta sãn có”)-> Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương.
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.
- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.
- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”
→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.